1 quả vải bao nhiêu gram

Mùa hè về không chỉ rộn rã bởi tiếng ve kêu râm ran trên những tán lá cây, tiếng con tu hú kêu tu hú mà nó còn đỏ rực cả một khoảng trời bởi sắc vải chín đỏ. Cũng vì thế mà quả vải luôn được mệnh danh là loại quả được yêu thích và tiêu thụ nhiều nhất vào mùa hè. Loại quả này không chỉ cung cấp nước mà còn giàu giá trị dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích ấn tượng đối với sức khỏe con người. Song, cũng từ đây mà không ít người luôn tò mò không biết quả vải bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Quả vải bao nhiêu calo?

Quả vải thiều là một loại trái cây nổi tiếng của vùng nhiệt đới. Cây vải được trồng chủ yếu ở các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đặc biệt, loại quả này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc cũng như Đông Nam Á.

Quả vải được nhiều người yêu thích bởi hương vị ngọt ngào, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành rượu vang, nước trái cây hoặc thạch. Trong quả vải có chứa nhiều dưỡng chất thiếu yếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người.

Về đặc điểm, quả vải có nhiều hình dạng khác nhau, gồm hình tròn, hình trái tim hoặc hình bầu dục. Lúc còn non quả có màu xanh hơi cứng khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ hồng.

Về giá trị dinh dưỡng quả vải chứa đến 82% là nước và 16.5% là carbs. Cụ thể trong 100g quả vải sẽ cung cấp các dưỡng chất chính sau đây:

  • Calo: 66
  • Carbs: 16.5g
  • Chất đạm: 0.8g
  • Đường 15.2g
  • Chất béo: 0.4g
  • Chất xơ: 1.3g

Bên cạnh đó, một ly trà vải có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 125 calo, 100g vải sấy chứa khoảng 65 calo.

Không chỉ vậy, bên trong quả vải còn chứa rất vitamin và các loại khoáng chất bao gồm:

  • Vitamin C: lượng vitamin C trong quả vải vô cùng dồi dào. Theo các nghiên cứu, ước tính một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.
  • Đồng: nếu bạn đang bị thiếu đồng thì việc ăn vải sẽ giúp bạn cung cấp một lượng đồng đáng kể để bảo vệ sức khỏe tim mạch bạn.
  • Kali: lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.

Không những thế, trong một vài nghiên cứu còn chỉ ra được trong vải có chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau:

  • Rutin: đóng vai trò là một flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư và bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Epicatechin: đây cũng là một loại flavonoid, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời làm giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư và tiểu đường.

Nhờ những hàm lượng dinh dưỡng đó mà vải còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý như:

  • Ngăn ngừa ung thư: vải giàu vitamin C và các hợp chất phenolic giúp ngăn chặn sự phá hủy của các tế bào do các chất ô nhiễm, hóa chất độc hại và các gốc tự do dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như ung thư, viêm khớp và bệnh tim. Mặc khác, trong thịt của quả vải còn cung cấp một lượng lớn các hợp chất flavonoid cùng những chất chống oxy hóa khác. Đây đều là những chất có đặc tính kháng ung thư cực kỳ tuyệt vời. Do đó những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh nên ăn quả vải để ngăn ngừa các tác dụng phụ do hóa trị liệu gây ra.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch: lượng vitamin C dồi dào trong vải có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa cũng như các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hóa.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: hàm lượng cholesterol và natri trong vải tuy ít nhưng cũng góp một phần nhỏ làm giảm các nguy cơ đột quỵ và các tình trạng sức khỏe khác như tổn thương oxy hóa, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô.
  • Cải thiện sự trao đổi chất: bổ sung thêm vải vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Lý giải cho điều này là khi vải đi vào cơ thể sẽ hoạt động giống như một chất xúc tác cho các enzym trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể.
  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón: chất xơ trong quả vải tuy không nhiều nhưng cũng đủ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Hữu ích cho những người có chức năng ruột kém hoặc thường xuyên bị táo bón.
  • Giảm tình trạng chuột rút cơ bắp: vải chứa nhiều kali và nước giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và làm giảm đáng kể được tình trạng chuột rút cơ bắp thường xảy ra do cơ thể bị mất nước.

Bài viết liên quan:
xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài giảm cân không?

Chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối tăng cân hay giảm cân
Một trái ổi bao nhiêu calo? ăn ổi giảm cân không?

Ăn vải có béo không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay việc ăn vải có béo không còn tùy thuộc vào lượng tiêu thụ vải của bạn. Theo đó, trung bình một ngày chúng ta cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 calo để duy trì mọi hoạt động bình thường. Như vậy nếu một ngày ăn ba bữa, lượng calo cần nạp vào mỗi bữa dao động chừng 667 calo.

So sánh lạnh calo này với lượng vải bạn ăn, nếu như chỉ ăn khoảng 200g vải thì chỉ nạp vô cơ thể khoảng 132 calo. Nhưng nếu bạn ăn 1  2kg vải thì bạn đã cung cấp đến 580  1160 calo. Đây là mức calo khá cao nếu như trong một tuần bạn thường xuyên tiêu thụ vải với số lượng lớn. Mặt khác trong vải còn chứa đường nên trong trường hợp bạn ăn nhiều thì việc vải khiến cơ thể bạn tăng cân nhanh chóng cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, không phải vì lượng calo và lượng đường nhiều mà bạn không được ăn vải, nếu như một ngày bạn chỉ ăn khoảng 100  200g vải và bớt khẩu phần ăn lại thì bạn vẫn có thể giảm cân với vải được. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng một tuần chỉ nên ăn từ 1  2 lần thôi nhé!

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề quả vải bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại comment bên dưới bài viết để được giải đáp cụ thể hơn nhé!

Xem thêm:
Abortion https://en.wikipedia.org/wiki/Abortion Truy cập ngày: 31/05/2021.

Abortion https://www.nhs.uk/conditions/abortion/Truy cập ngày: 31/05/2021.