100 trường hàng đầu ở zimbabwe năm 2023

Bạn hiện đang xem trang web trong Tiếng Việt. Bạn có thể chuyển sang Tiếng Anh (Hoa Kỳ) nếu bạn thích. Du khách quốc tế có thể đọc trang web bằng ngôn ngữ ưa thích của họ bằng cách chọn từ một trong các tùy chọn bên dưới:

Mọi nỗ lực đều được thực hiện để đảm bảo tính chính xác của tỷ giá hối đoái và thông tin liên quan đến việc chuyển tiền. Tuy nhiên, chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên hoặc khuyến nghị nào về tài chính. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tỷ giá hối đoái không chính xác hoặc bất kỳ dữ liệu nào tại Exchange-Rates.com. Trước khi bạn thực hiện một giao dịch ngoại tệ, hãy tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp của ngân hàng, văn phòng thu đổi ngoại tệ hoặc nhà môi giới ngoại hối.

Tỷ lệ lạm phát chính thức tại Zimbabwe đã lên tới con số 2,2 triệu %, cao hơn bất kỳ nước nào hiện nay.Con số nói trên vừa được Ngân hàng Trung ương của quốc gia châu Phi này công bố cách đây không lâu. Cũng theo ngân hàng này, chỉ riêng trong vòng 1 năm trở lại đây, giá cả nhiều mặt hàng cơ bản được bán trên thị trường chợ đen của Zimbabwe đã tăng giá tới 70 triệu %.

Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra ngày 29/3 và cuộc tổng bầu cử tổng thống lần hai gây tranh cãi hôm 26/7 vừa qua đã khiến lạm phát tại Zimbabwe tăng vọt trong những tháng gần đây.

Lần gần nhất mà cơ quan chức năng của Zimbabwe công bố số liệu lạm phát chính thức là vào tháng 2 năm nay. Khi đó, tỷ lệ lạm phát tại nước này  “mới chỉ” ở mức 165.000%.

Cùng với việc đưa ra số liệu lạm phát mới, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cũng công bố một báo cáo nhận định về “sự méo mó” giá cả do hoạt động buôn bán trên thị trường chợ đen và các hành vi thao túng nhằm trục lợi của giới thương nhân.

Theo báo cáo nói trên, giá xà phòng giặt trên thị trường chợ đen đã tăng 70 triệu %, giá dầu ăn tăng 60 triệu % và giá đường tăng 36 triệu %. Những con số này đều cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ lạm phát chính thức 2,2 triệu % theo tính toán của Văn phòng Thống kê Trung ương đối với các loại hàng hóa cơ bản được điều tiết giá cả và mức độ tăng giá được phê chuẩn bởi Ủy ban Giá cả và Thu nhập Quốc gia. Báo cáo cũng thừa nhận rằng, các nhà tư vấn tư nhân đã tính toán mức lạm phát thực tế chung gần ở mức 12,5 triệu %.

Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cho rằng, tình trạng lạm phát trên thị trường chợ đen cao như vậy là do sự thiếu hụt ngoại tệ mạnh để đưa mức tỷ giá trên thị trường chợ đen xuống mức ít nhất là 90 tỷ đôla Zimbabwe đổi được 1 USD. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái chính thức hiện ở mức 20 tỷ đôla Zimbabwe đổi được 1 USD.

Theo báo cáo trên, theo giá cố định của Chính phủ, một túi đường nặng 4 pound (2 kg) có giá là 20 tỷ đôla Zimbabwe (tương đương 1 USD theo tỷ giá chính thức). Cũng túi đường đó, trên thị trường tự do, lại có giá là 90 tỷ đôla Zimbabwe, vì 1 USD trên thị trường chợ đen ở Zimbabwe có giá bằng 4,5 USD trên thị trường ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ lạm phát tại Zimbabwe hiện đã lên tới 80%. Những công nhân không có kỹ năng may mắn vẫn có công việc vào thời điểm này kiếm được 10 USD mỗi tháng. Xăng dầu ở Zimbabwe vốn đã hiếm nay lại càng đắt hơn. Cùng với đó, giá vé xe bus cũng tăng vọt, vượt cả thu nhập hàng tháng của nhiều người lao động, buộc họ phải đi bộ để đi làm, hoặc bán rau cỏ và các loại hàng hóa khác trên đường phố để bù đắp.

Kinh tế là mối quan tâm chủ yếu trong vòng bầu cử tổng thống đầu tiên ở Zimbabwe ngày 29/3, khi lãnh đạo phe đối lập Morgan Tsvangirai đánh bại nhà lãnh đạo lâu năm Robert Mugabe và hai ứng cử viên khác, nhưng lại không giành được tối thiểu 50% số phiếu cần thiết để tránh một vòng bầu cử thứ hai.

Sau đó, ông Tsvangirai rút khỏi vòng bầu cử tiếp theo này vì đã xảy ra một chiến dịch bạo lực nhằm vào những người ủng hộ ông. Ông Mugabe đi tiếp vào cuộc bầu cử tổ chức ngày 27/6 - cuộc bầu cử bị rất nhiều người cho là giả mạo. Tên của ông Tsvangirai vẫn được ghi trên thùng phiếu, nhưng ông Mugabe được tuyên bố là giành chiến thắng áp đảo.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe Gideon Gono đã công bố số liệu lạm phát chính thức mới nhất của nước này tại một buổi lễ diễn ra hôm 16/7 nhằm phát động chương trình bán thực phẩm trợ giá thông qua các cửa hàng được chọn và một hệ thống phiếu mua hàng được phát cho tầng lớp dân nghèo.

Cũng trong buổi lễ này, ông Mugabe cho biết các mặt hàng cơ bản do Ngân hàng Trung ương Zimbabwe trợ giá sẽ được phân phối khắp toàn quốc, cho phép một gia đình bình thường chỉ phải trả 100 tỷ Đô la Zimbabwe (tương đương 5 USD) để mua một rổ hàng hóa bao gồm dầu ăn, ngũ cốc, bột mỳ và xà phòng đủ dùng cho một tháng.

(Theo AP)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

100 trường hàng đầu ở zimbabwe năm 2023
Hình Đô la Zimbabwe Dollar với mệnh giá từ 10 đến 100 tỷ được in và phát hành chỉ trong vòng 01 năm

Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay [1] là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.[2] Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.[3]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Lạm phát ở Zimbabwe trong thời bình (số liệu chính thức trước tháng 7 năm 2008)[4]
T.gian Lạm phát T.gian Lạm phát T.gian Lạm phát T.gian Lạm phát T.gian Lạm phát
1980 7% 1986 15% 1992 40% 1998 48% 2004 132,75%
1981 14% 1987 10% 1993 20% 1999 56,9% 2005 585,84%
1982 15% 1988 7,3% 1994 25% 2000 55,22% 2006 1.281,11%
1983 19% 1989 14% 1995 28% 2001 112,1% 2007 66.212,3%
1984 10% 1990 17% 1996 16% 2002 198,93% thg 7, 2008 231.150.888,87%
1985 10% 1991 48% 1997 20% 2003 598,75% giữa thg 11, 2008 79.600.000.000%

Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức,[5] và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen,[6] tháng 6 năm 2007.

Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.[7] Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.[8]

100 trường hàng đầu ở zimbabwe năm 2023
Tờ tiền có mệnh giá cao nhất (100 nghìn tỷ đô)

Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953.[9] Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam Phi và Zambia láng giềng.

Tháng 1 năm 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014).[10] Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.[11]

Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.[12]

Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ.

Lạm phát tại Zimbabwe đã ổn định sau khi chính phủ cho phép thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tuy nhiên nền kinh tế này lại rơi vào một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác khi thiếu đô la Mỹ để thanh toán. Điều này đã làm cho rất nhiều người dân tại đây tìm đến Bitcoin như một phương tiện thanh toán thay thế.[13]

So sánh hàng - tiền[sửa | sửa mã nguồn]

Giá cả leo thang là biểu hiện rõ của lạm phát, cụ thể là ở một số mặt hàng sau đây (thống kê chưa đầy đủ):[14][15][16][17][18][19][20][21][22][23][24][25][3]

STTMặt hàng/dịch vụSố lượngGiá cả (đô)Ghi chú
1 Bánh mỳ 01 ổ 300 tỷ Từ 500-10.000-10 triệu-15 triệu-600 triệu-700 triệu-2 tỷ-15 tỷ-100 tỷ-300 tỷ đô
2 Trứng 01 khay 30 quả 45 tỷ Giá niêm yết (chưa đạt đỉnh)
3 Trứng gà 03 quả 100 tỷ Giá khi đạt đến đỉnh điểm
4 Sữa tươi 01 cốc 3 tỷ
5 Chuối 50 triệu 02 quả có giá 50.000 đô
6 Dầu ăn 01 chai 2 lít 5 tỷ
7 Hạt ngô 01 túi 30 USD
8 Bột ngô 01 yến 45 triệu Chưa đạt đến đỉnh điểm
9 Khoai tây 01 gói 2 triệu Chưa đạt đến đỉnh điểm
10 Nhu yếu phẩm dầu ăn, ngũ cốc, bột mỳ, xà phòng 100 tỷ Đã được trợ giá
11 Xăng dầu 04 lít 40 triệu Từ 25 triệu-32,5 triệu-40 triệu
12 Chi tiêu 01 ngày 250-500 tỷ
13 Giấy vệ sinh 02 cuộn 10 triệu 417 đô/01 chiếu, cả gói là 145.750 (2006)
14 Bánh quy Một gói 10 chiếc 19 tỷ
15 Coca-Cola 04 lon 20 triệu Giá khi chưa đạt đỉnh điểm
16 Vé xe buýt 01 vé 10 triệu Riêng tại Thủ đô Harare tốn 100 tỷ đô
17 Tủ lạnh 01 chiếc 10 triệu Thời điểm lạm phát thấp
18 Hộ chiếu 01 lần thủ tục 24,7 tỷ Bao gồm cả chi phí bôi trơn
19 Lãi suất cơ bản 600% Tháng 3/2007

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Zimbabwe đầu những năm 1980 đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Tuy nhiên sang giai đoạn 1990, khi đà ảnh hưởng chính trị của Tống thống Robert Mugabe (lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980) suy yếu, chính quyền của ông bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, lợi dụng tham nhũng để duy trì quyền lực.

Đầu những năm 2000, khoảng 4.000 chủ đồn điền da trắng bị tịch thu đất đai, nền nông nghiệp Zimbabwe sụp đổ chỉ trong vòng một đêm. Hai năm sau đó, sản lượng nông sản của quốc gia châu Phi này sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm.

Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ (theo sự chỉ đạo của Tổng thống Robert Mugabe), trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị Chính phủ cướp đoạt ruộng đất, xua đuổi, trong một cuộc cải cách điền địa, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.[25]

Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa.[26] Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn.[27] Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.[28][29]

Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng trung ương nước này in thêm tiền để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm phát trầm trọng. Theo Financial Times, lạm phát tại Zimbabwe đạt đỉnh năm 2008, khi giá cả tăng gấp đôi trong 24 giờ, và đồng tiền lạm phát tới 7,9 tỷ %. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục, dịch vụ công đình trệ, nền kinh tế Zimbabwe suy giảm 18% trong năm 2008.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.

Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.[30] 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.[3] Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.[25] Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc.[24] Tại đất nước này, có rất nhiều "tỉ phú" nghèo đói. Có thể nói, nền kinh tế của Zimbabwe bị sụp đổ hoàn toàn dẫn đến phải sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin như là một phương tiện thanh toán bất đắc dĩ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tính đến năm 2013
  2. ^ Hyperinflation in Zimbabwe Zimbabwe hyperinflation 'will set world record within six weeks' Sebastien Berger, Southern Africa Correspondent, Telegraph Media Group Limited 5:22PM GMT 13 Nov 2008
  3. ^ a b c Đinh Bách (18 tháng 4 năm 2011). “Zimbabwe: Đô la hoá nền kinh tế để kiểm soát siêu lạm phát”. Báo điện tử VnMedia. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ Số liệu trên trang chủ của Ngân hàng Trung ương Zimbabwe
  5. ^ “RBZ”.
  6. ^ “Zimbabwe Situation”.
  7. ^ “Zimbabwe inflation hits 11,200,000”. CNN.com. ngày 19 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ (AFP) – ngày 19 tháng 7 năm 2008 (ngày 19 tháng 7 năm 2008). “Zimbabwe introduces 100-billion-dollar note”. Afp.google.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ Clemens, M. and Moss, T. 2005. Costs and Causes of Zimbabwe's Crisis. Centre for Global Development Lưu trữ 2006-04-06 tại Wayback Machine
  10. ^ Paul Lewis and agencies (ngày 16 tháng 1 năm 2009). “Zimbabwe unveils 100 trillion dollar banknote | World news | guardian.co.uk”. London: Guardian. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  11. ^ Zimbabwe abandons its currency BBC News, ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  12. ^ “Africa | Zimbabwe dollar sheds 12 zeros”. BBC News. ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ “Giá Bitcoin tại Zimbabwe tăng lên 13.500 USD do bất ổn chính trị”.
  14. ^ T. Huyền (28 tháng 3 năm 2008). “Những tỷ phú đói ăn ở Zimbabwe”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  15. ^ Song Linh (6 tháng 6 năm 2008). “Zimbabwe lạm phát 2.000.000%”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  16. ^ Phan Anh (31 tháng 7 năm 2008). “Zimbabwe bỏ 10 số không trên đồng 100 tỷ đô la”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  17. ^ Mỹ Hằng (3 tháng 1 năm 2011). “Săn lùng tiền 100 ngàn tỷ của Zimbabwe”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  18. ^ “Toàn cảnh thảm họa lạm phát khủng khiếp của Zimbabwe - Tư liệu - VTC News”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ Tường Vy (21 tháng 7 năm 2008). “Zimbabwe: 100 tỷ đôla = 1 ổ bánh mì!”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  20. ^ Nhật Mai (10 tháng 10 năm 2008). “Lạm phát ở Zimbabwe tăng với tốc độ "tên lửa": 231 triệu %”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  21. ^ “Toàn cảnh thảm họa lạm phát khủng khiếp của Zimbabwe (kỳ II) - VTC News”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  22. ^ Thanh Tùng (31 tháng 1 năm 2013). “Ngân sách của Zimbabwe chỉ còn hơn 200 USD”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  23. ^ “vang-24h.com.vn - Tin tức Vàng, Chứng khoán, hàng hóa, Tài chính”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  24. ^ a b “Lạm phát ở Zimbabwe đạt mức 2,2 triệu % - Thế giới - VnEconomy”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  25. ^ a b c Yến Chi (18 tháng 11 năm 2008). “Cuộc sống ở Zimbabwe, đất nước lạm phát nhất thế giới”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  26. ^ Meldrum, Andrew. "As country heads for disaster, Zimbabwe calls for return of white farmers"—The Guardian—ngày 21 tháng 5 năm 2005.
  27. ^ Timberg, Craig. "White Farmers Given Leases In Zimbabwe"—Washington Post—Saturday, ngày 6 tháng 1 năm 2007.
  28. ^ "Zimbabwe threatens white farmers"—AP—(c/o Washington Post—Monday, ngày 5 tháng 2 năm 2007.
  29. ^ Chinaka, Cris. "Zimbabwe threatens white farmers on evictions"—Reuters—ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  30. ^ “Những hình ảnh ấn tượng về ác mộng siêu lạm phát ở Zimbabwe”. Báo điện tử Nông thôn Ngày nay. 16 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Zimbabwe chỉ còn 217 USD trong ngân khố
  • Chống lạm phát ở Zimbabwe: Bắt hơn 1.300 doanh nhân
  • Toàn cảnh thảm họa lạm phát khủng khiếp của Zimbabwe Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine
  • Đô la hóa cứu Zimbabwe thoát siêu lạm phát Lưu trữ 2013-07-18 tại Wayback Machine
  • Zimbabwe: Đất nước của siêu lạm phát Lưu trữ 2013-06-03 tại Wayback Machine
  • 10 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử