2023 2023 các nhà máy phải di dời

  • Sở kế hoạch – Đầu tư cùng thành phố Biên Hòa đang gấp rút triển khai việc di dời KCN Biên Hòa I về KCN Giang Điền. Việc này nhằm mục đích chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa I thành khu đô thị mới, kết nối TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.

2023 2023 các nhà máy phải di dời

1. NHANH CHÓNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DI DỜI

Cho đến thời điểm hiện tại, có tổng số 107 doanh nghiệp đang thuê đất trên KCN Biên Hòa I với diện tích 320 ha, cùng lực lượng lao động đông đảo lên tới hơn 126.000 người. Vì KCN BIên Hòa I là một KCN lâu năm, nên một số doanh nghiệp, nhà máy tại KCN này công nghệ đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu. Trong khi đó, KCN Giang Điền chỉ chấp nhận những doanh nghiệp, nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo kế hoạch trung tâm hành chính tỉnh sẽ chuyển về KCN Biên Hòa I và được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 20 hécta. Dự án có hơn 161 hécta đất kinh doanh và đất ở. Từ năm 2019-2020, sẽ hoàn tất xây dựng phía Tây Nam và một phần khu vực phía Đông Bắc khu đất quy hoạch rộng gần 60 hécta. Từ năm 2021-2023, khoảng 152 hécta xây dựng khu vực phía Tây dọc bờ sông Cái, khu vực trung tâm và phía Đông Bắc sẽ hoàn thiện. Từ năm 2023-2025 sẽ hoàn tất xây dựng toàn bộ khu vực còn lại.

Để công tác di dời diễn ra đúng tiến độ, các sở, ngành đang nhanh chóng tính toán mức bồi thường hỗ trợ, giới thiệu địa điểm di dời và thông báo thời gian cụ thể để doanh nghiệp chuyển đi. Dự kiến từ giờ đến cuối năm 2019, các doanh nghiệp hoạt động tại KCN Biên Hòa I sẽ phải hoàn tất việc bàn giao đất cho chính quyền Biên Hòa.

2. HƠN 126.000 LAO ĐỘNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi), sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc di dời KCN Biên Hòa I, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Sonadezi khẩn trương thực hiện di dời các nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động tại đây về KCN Giang Điền.

Cũng theo ông Hải, trong khi thực hiện công tác chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ trong công tác di dời, xây dựng lại nhà máy tại vị trí mới, hỗ trợ một số loại thuế cho doanh nghiệp trong thời gian tái thiết lập nhà máy, hỗ trợ di dời người lao động…

“Chủ trương của đề án là đảm bảo đền bù thỏa đáng, đồng thời doanh nghiệp có đủ thời gian, kinh phí để xây dựng lại nhà máy mới. Ngoài ra, tỉnh cũng kiến nghị Trung ương hỗ trợ tuyến xe buýt từ KCN Biên Hòa I đến KCN Giang Điền, ban hành quy chế hỗ trợ thủ tục pháp lý, hỗ trợ nhà ở công nhân, đăng tải thông tin doanh nghiệp trên các trang website của tỉnh…”, ông Hải cho biết thêm.

3. KCN GIANG ĐIỀN KHẨN TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, DỊCH VỤ

KCN Giang Điền nằm trên mặt tiền đường Phùng Hưng. Ngay khi có thông di dời, tỉnh Đồng Nai đã ra quy hoạch mở rộng đường Phùng Hưng lên lộ giới 45m. Để chuẩn bị đón nhận hơn 126.000 lao động từ KCN Biên Hòa I chuyển về, xã An Viễn đang gấp rút phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ của khu vực này. Thông tin KCN Biên Hòa I di dời về KCN Giang Điền cũng làm cho thị trường BĐS nơi đây trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Dự kiến bất động sản quanh KCN Giang Điền sẽ bùng nổ dịch vụ cho thuê nhà ở, cho thuê phòng trọ để đáp ứng nhu cầu của một số lượng lớn công nhân, nhân viên văn phòng và chuyên gia đổ về. Mặt khác, số lượng bất động sản hiện có tại khu vực này hiện không đủ cung ứng, NĐT thông minh sẽ biết đón đầu cơ hội này để thu lợi lớn.

(Theo Mai Khương)

Đọc thêm: Đầu tư đất mặt tiền Phùng Hưng, gần KCN Giang Điền chỉ với 2 tỉ đồng

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp chịu tác động bởi Đề án chuyển đổi công năng di dời vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngày 31/10/2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương".

Đề án phân thành 04 giai đoạn thực hiện. Cụ thể, từ 01/2022- 12/2023: Thực hiện các công tác chuẩn bị của tỉnh để triển khai Đề án, tổ chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án.

Từ 7/2023 - 12/2023: Ban hành danh sách sơ bộ các đối tượng phải chuyển đổi công năng, di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung, bắt đầu triển khai giai đoạn thử nghiệm tại TP.Thuận An.

Từ tháng 01/2024 – 12/2024: Tiếp tục tổ chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án, rút kinh nghiệm triển khai Đề án tại TP.Thuận An để triển khai việc chuyển đổi công năng, di dời tại các địa phương khác.

Từ 01/2025 – 12/2027: Tiếp tục tổ chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án, triển khai việc chuyển đổi công năng, di dời tại các địa phương khác.

Từ 01/2028 – 12/2030: Tiếp tục tổ chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án, thực hiện việc cưỡng chế di dời, chuyển đổi công năng đối với doanh nghiệp có thái độ chây ì, kéo dài.

Trao đổi tại hội nghị, đại diện Hiệp hội da giày tỉnh Bình Dương bày tỏ lo lắng, thực hiện việc di dời tới nơi mới với số lượng lớn các doanh nghiệp phải di dời sẽ khó có thể tuyển được lao động vì hiện tại, công nhân đã ổn định chỗ ở.

Việc xáo trộn địa điểm sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp có tiềm lực sẽ tồn tại và ngược lại, một số doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị, tỉnh cần dàn trải trên khoảng thời gian dài và khi ổn định quỹ đất công sẽ thực hiện việc di dời để các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sẽ hỗ trợ nhau cùng hình thành chuỗi cung ứng trong tương lai. 

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất gỗ trên địa bàn TP.Thuận An cho biết, công ty đã hoạt động được 25 năm, đảm bảo đóng thuế đầy đủ, không có đơn khiếu kiện về việc gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong quá trình sản xuất.

Công ty rất lo lắng, việc di dời theo chủ trương của tỉnh có thể dẫn đến nguy cơ phá sản do công nhân đã ổn định nơi ăn, chốn ở, môi trường học tập của con công nhân.

Đại diện Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương cho rằng, khi di chuyển sang địa điểm mới, doanh nghiệp cũng khó có thể tuyển được lao động để ổn định sản xuất ngay được. Hơn nữa, các công ty đã đầu tư sản xuất kinh doanh trong thời gian dài trên đất sản xuất hiện tại. Khi di chuyển vào chỗ mới, công ty phải mất tiền thuê đất. Do đó, tỉnh phải có chính sách hỗ trợ về tiền thuê đất cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp gốm sứ tại Bình Dương cũng cho rằng, đây là kế hoạch lớn của tỉnh, nếu thực hiện không hiệu quả sẽ khiến các doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, Ban Chỉ đạo tỉnh nên làm việc với từng hiệp hội để lấy ý kiến của các doanh nghiệp một cách cụ thể và thông tin chi tiết cho doanh nghiệp về các khu vực chuyển đến cho phù hợp với chủ trương của tỉnh. Nếu không các doanh nghiệp sẽ chuyển qua tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh, thành khác, lúc đó sẽ khó "giữ chân" được doanh nghiệp ở lại Bình Dương.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, sẽ lắng nghe các ý kiến để ban hành các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện việc di dời vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.