3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ luôn là một trong những mối bận tâm hàng đầu của mẹ bầu khi có thai. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là "đà phóng" chosự phát triển toàn diện của bé sau này.

Đặc biệt nhất là chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên, hay còn gọi là 3 tháng đầu thai kỳ, vì đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất ca bé yêu. Huggies mách mẹ một chế độ dinh dưỡng khoa học trong 3 tháng đầu tiên trong bài viết dưới đây nhé!

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Đến tuần thứ 6, bé sẽ có kích thước cỡ hạt đậu và trái tim bé nhỏ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên. Hết tháng thứ 3 thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển.

Trong 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, chỉ muốn được ngủ, luôn thấy đói và có cảm giác thèm những món trước đó chưa bao giờ ăn. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy buồn nôn, váng đầu, chóng mặt, dị ứng với một số mùi và liên tục muốn đi tiểu. Đây là những biểu hiện bình thường trong giai đoạn mang thai 3 tháng, do lúc này cơ thể bạn phải sản xuất nhiều máu hơn, mọi cơ quan phải thay đổi thích nghi với sự xuất hiện của sinh linh mới.

Điều quan trọng nhất mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu là lưu ý chế độ ăn uống để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Tham khảo: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Tham khảo: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ từ 200 - 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 - 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân. Mẹ luôn băn khoăn cần ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những chất sau:

- Axit folic: dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và cột sống em bé. Bạn cần bổ sung khoảng 400mg axit folic trong thực đơn mỗi ngày của mình. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai.

- Canxi: là chất không thể thiếu để hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng. Lượng canxi được cung cấp đủ cho cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị loãng xương sau sinh. (Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu)

- Chất sắt: bổ sung các loại thực phẩm chứa chất sắt là cách tốt nhất để bạn không bị thiếu máu khi mang thai. Chất sắt cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ.

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

- Chất đạm (protein): cung cấp khoảng 20g protein mỗi ngày sẽ đảm bảo bé yêu của bạn phát triển hoàn thiện tế bào não, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của bạn phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

- Vitamin D: từ khi còn là phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương, do đó, mẹ bầu cần tăng cường vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời. Sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu. Lưu ý chọn nắng sớm buổi sáng, để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cơ thể là tốt nhất.

- Vitamin C: chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.

Tham khảo: Vitamin và chất bổ sung

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? 

Để lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần lưu ý chọn những thực phẩm chứa đầy đủ các chất cần thiết kể trên. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây cũng sẽ là gợi ý tốt cho bạn:

- Trứng: trứng gà chứa nhiều protein, vitamin D, cần thiết cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh trứng gà, nhiều mẹ bầu thường chia sẻ nhau bí quyết ăn trứng ngỗng giúp con thông minh hơn. Nhưng thực chất, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh giả thuyết này. Trứng ngỗng chứa nhiều chất béo nhưng lại chứa ít protein hơn trứng gà, do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng ngỗng để tránh bị thừa chất béo.

- Cá: các loại cá nhiều dinh dưỡng như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá tuyết,… sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của thai nhi. Hãy thường xuyên chế biến các món ăn với nguyên liệu chính là cá để thay đổi đa dạng thực đơn của mình và tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

- Thịt: là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, thịt bò và thịt gà nên hiện diện trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu 3 tháng đầu.

- Rau xanh: một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa nhiều mẹ bầu thường mắc phải khi mang thai chính là táo bón. Do đó, sự xuất hiện của rau xanh trong các bữa ăn của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu là vô cùng cần thiết. Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh (28 - 30g/ ngày) là tốt nhất cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

- Sữa chua: chứa nhiều vitamin D, canxi và các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bạn nên có một hũsữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.

- Nước: dù ít được tính là “thực phẩm”, nhưng nước gần như là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi. Uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế hiện tượng đau đầu, co giật tử cung, ốm nghén, táo bón, khó tiêu và một số bệnh thường gặp khác, đồng thời giúp mẹ bầu luôn thấy khỏe khoắn, tươi tắn, dồi dào năng lượng.

Trà gừng: theo whattoexpect, trà gừng có thể giúp mẹ chống buồn nôn, thai nghén trong 3 tháng đầu, giữ ấm bụng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu nên ăn trái cây gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Lựu: ăn tối đa 1 quả lựu/ngày có thể giúp mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rạn da trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lựu chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ dưỡng da cho mẹ bầu.

- Nho: tầm quan trọng của axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ, Huggies đã có một bài viết riêng, mẹ có thể tìm đọc tại đây nhé. Bật mí với mẹ, chùm quả be bé này lại có thể chứa lượng axit folic đủ cung cấp cho nhu cầu thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên luôn đó. Ngoài ra,85% thành phần của nho là nước nên việc ăn nhocũng là một trong những cách bổ sung nước cho mẹ bầu.

- Đu đủ chín: vitamin A, C, canxi, sắt, magie có trong đu đủ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.

- Chuối chín: hàm lượng Kali cao có trong chuối sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng phù nề, khó chịu khi ốm nghén mang thai 3 tháng đầu tiên.

- Táo: với hàm lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với cam và rất giàu chất xơ, táo là trái cây mẹ bầu nên ăn trong giai đoạn đầu thai kỳ, giúp ngăn ngừa tình trạng hen suyễn và dị ứng ở bé sau sinh.

- Kiwi: giống với nho, hàm lượng axit folic trong kiwi rất cao, sẽ giúp cho  tránh khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh, khả năng mắc các bệnh hen suyễn khi bé chào đời cũng được giảm đáng kể.

Lưu ý: Thực phẩm gây sảy thai sớm

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể có những biểu hiện bất thường trong tâm lý và cả thể chất, do sự thay đổi nội tiết tố bên trong.

Vì vậy, dù có cảm thấy "tâm trạng thất thường",mẹ cũng cần chú ý đến thực phẩm mình dung nạp hàng ngày, cần tránh ăn các thực phẩm có nguy cơ tăng co thắt tử cung, gây sẩy thai sớm, nguy hại đến sức khỏe bé yêu trong bụng, mẹ nhé! Đối với các loại thực phẩm mà mẹ chưa biết rõ về lợi ích cũng như dược tính khoa học, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Hy vọng những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ. Chế độ dinh dưỡng cho các tháng tiếp theo, mẹ có thể tìm đọc tại Góc chuyên gia Huggies nhé!

Tìm hiểu thêm: Tâm lý mẹ bầu khi sinh con đầu lòng