50g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Thuộc top thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người ăn kiêng giảm cân, bún gạo lứt bao nhiêu calo là thắc mắc nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về lượng calo trong bún gạo lứt và cách chế biến một số món bún gạo lứt giảm cân thơm ngon ngay tại bài viết này.

1. Bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt là thực phẩm được làm từ gạo lứt, có thể làm thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khác nhau. Gạo lứt sau khi được xay nhỏ và nhào bột với nước sẽ được chia nhỏ thành từng sợi và luộc, trụng với nước sôi. 

Trải qua quy trình sản xuất công phu, bún gạo lứt mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Phụ thuộc vào cách chế biến, loại gạo, tỷ lệ các thành phần, thương hiệu mà calo trong bún gạo lứt cũng khác nhau. Cùng xem chi tiết dưới đây. 

1.1. 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt thông thường có màu nâu đỏ đặc trưng, hương vị thơm ngon và rất dễ ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng bún gạo lứt có hàm lượng calo thấp hơn so với bún được làm từ gạo tẻ.

100g bún gạo lứt bao nhiêu calo? 100g bún gạo lứt tươi cung cấp 380 calo, mọi người đều có thể ăn được và đặc biệt hỗ trợ rất tốt cho người muốn giảm cân hay đang trong chế độ ăn kiêng. 

100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Tương ứng, 50g bún gạo lứt sẽ cung cấp lượng calo là 190. Giá trị dinh dưỡng trong 100g bún gạo lứt bao gồm các chất sau:

- Chất xơ: 4g

- Carb: 77,24g

- Protein: 4,5g

- Chất béo: 1,6g

- Vitamin: Niacin (B3): 15% RDI, vitamin B1: 12% RDI, vitamin B5: 6% RDI, vitamin B6: 14% RDI

- Khoáng chất: Mangan: 88% RDI, magiê: 21% RDI, kẽm: 8% RDI, sắt: 5% RDI, đồng: 10% RDI, selen: 27% RDI, photpho: 16% RDI.

>> Xem thêm: 1 tô hủ tiếu bao nhiêu calo

1.2. Bún gạo lứt khô bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt khi được sấy khô sẽ giúp bảo quản và giữ được chất lượng bún lâu hơn, tiện dùng bất cứ lúc nào. Bởi vậy trên thực tế bún gạo lứt khô được nhiều người ưa chuộng hơn.

Bún gạo lứt khô bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt khô bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt khô bao nhiêu calo? Bún gạo lứt khô có ít calo hơn bún gạo lứt tươi. Trung bình 100g bún gạo lứt khô chứa năng lượng khoảng 320 calo. Nếu bạn sử dụng để làm thành các món nấu, trộn, xào,... lượng calo cung cấp cho người ăn sẽ cao hơn.

1.3. Bún gạo lứt huyết rồng bao nhiêu calo?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng. Trên thực tế bún gạo lứt huyết rồng chính là loại bún được làm từ gạo lứt màu nâu đỏ thông thường. Gạo lứt và gạo huyết rồng có màu sắc bên ngoài khá giống nhau với hình dáng thuôn dài và hạt gạo bên ngoài màu nâu đỏ. Để phân biệt bạn sẽ bẻ đôi hạt gạo, nếu lõi màu trắng thì đó là gạo lứt và màu nâu đỏ không đổi chính là gạo huyết rồng. 

Bún gạo lứt khác với bún gạo huyết rồng

Bún gạo lứt khác với bún gạo huyết rồng

100g bún gạo lứt huyết rồng chứa khoảng 320 calo. Gạo lứt có chỉ số GI thấp nhưng gạo huyết rồng thì lại ở mức cao. Vì vậy người mắc đái tháo đường chú ý tránh nhầm lẫn giữa bún gạo lứt huyết rồng và bún gạo huyết rồng. Nếu không rất dễ làm cho đường huyết tăng cao và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Quan tâm: 1 chén cơm trắng bao nhiêu calo

1.4. Bún gạo lứt đen bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt đen được làm từ nguyên liệu chính là gạo lứt đen nguyên cám với màu đen tím tự nhiên. Khi ăn sợi bún vừa có độ dai và dẻo khá cuốn. Calo trong bún gạo lứt đen thấp hơn calo trong bún gạo lứt đỏ, 100g cung cấp năng lượng khoảng 293 calo.

Bún gạo lứt đen bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt đen bao nhiêu calo?

2. Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?

Ăn bún gạo lứt có mập không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. So với nhiều loại thực phẩm khác, hàm lượng calo được nạp thêm khi ăn bún gạo lứt thấp hơn. Vì thế mà những người ăn kiêng rất hay sử dụng món ăn này trong thực đơn giảm mỡ của mình. 

Không chỉ chứa ít calo mà bún gạo lứt còn chứa chất xơ hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả lại an toàn. Chất xơ khi nạp nhiều vào cơ thể cũng không lo béo mà còn giúp giảm cơn đói, tạo giảm giác no lâu hơn và hạn chế tình trạng thèm ăn ở người thừa cân. Với người có nguy cơ hay đang mắc tiểu đường, chất xơ cũng giúp cải thiện chỉ số đường huyết đáng kể.

Bên cạnh đó chất xơ trong tinh nguyên cám còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa ở người giảm cân. Đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ cải thiện cân nặng, mỗi 100g bún gạo lứt sẽ chứa khoảng 4g chất xơ. Ngoài ra, bún gạo lứt cũng có giá trị dinh dưỡng lớn tốt cho sức khỏe như chất đạm. tinh bột, vitamin B1, B3, B5, B6, sắt, kẽm, magie…

Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?

Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?

Ăn bún gạo lứt có giảm cân không phụ thuộc vào lượng bún bạn ăn và những thực phẩm sử dụng trong ngày. Tổng calo nạp vào không được vượt mức cho phép đối với người trưởng thành nếu muốn giảm cân. Người đang thực hiện ăn kiêng cần biết cân đối năng lượng nạp vào mỗi ngày, từ đó có thể kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.  

Ngược lại, nếu bạn nạp calo nhiều hơn mức cần cung cấp, sẽ tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng tăng cân, xuất hiện mỡ thừa.

>> Tham khảo thêm: Bánh tráng chứa bao nhiêu calo

3. Hướng dẫn cách chế biến bún gạo lứt giảm cân

Đa dạng các món ăn với bún gạo lứt trong chế độ giảm cân, điều này góp phần giúp quá trình cải thiện cân nặng của bạn được thực hiện đúng với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp với chế độ luyện tập và sinh hoạt lành mạnh mới phát huy tối đa hiệu quả.

3.1. Bún gạo lứt xào rau củ

Nguyên liệu

- Bún gạo lứt khô: 100g

- Đậu hũ: 2 cái

- Rau củ: 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, 1 quả ớt chuông, 50g đậu que, 50g nấm đùi gà, tỏi, gừng, hành lá. 

- Gia vị: nước tương, muối, dầu mè, dầu ăn, mè rang. 

Bún gạo lứt xào rau củ

Bún gạo lứt xào rau củ

Cách chế biến

- Rửa sạch, sơ chế rau củ và thái thành các miếng vừa ăn.

- Đậu hũ cắt thành những miếng nhỏ và chiên vàng đều các mặt.

- Bún gạo lứt khô cho vào nồi nước sôi, đợi đến khi sợi bún đã mềm thì vớt ra và cho vào nước lạnh. Sau đó lại vớt ra để ráo nước.

- Để chảo khô bắc lên bếp, cho khoảng 3 thìa dầu ăn quay cùng tỏi và gừng đến khi dậy mùi. Cho tiếp hành tây vào xào 2 phút.

- Lần lượt cho các loại rau củ còn lại xào chung với hỗn hợp trên, đảo đều tay. Cho thêm ¼ thìa cà phê muối và 2 muỗng canh nước tương. 

- Thêm bún gạo lứt và đậu hũ đã chiên vàng xào cùng. Thêm 1 muỗng canh nước tương và 1 muỗng dầu mè, nêm nếm vừa ăn. Chú ý trong quá trình xào liên tục đảo đều, cuối cùng cho hành vào và rắc mè rang lên trên là hoàn thành.

3.2. Bún gạo lứt trộn ức gà và rau củ

Nguyên liệu

- Bún gạo lứt: 100g

- Ức gà: 50g

- Rau củ: Giá đỗ, cà rốt, rau mùi

- Lạc rang: 1 chén nhỏ

- Gia vị: Nước tương, tiêu, dầu oliu

Bún gạo lứt trộn ức gà và rau củ

Bún gạo lứt trộn ức gà và rau củ

Cách chế biến

- Rửa sạch ức gà và luộc chín. Sau đó xé sợi hoặc thái nhỏ để trộn.

- Cà rốt và giá đỗ rửa sạch, bào sợi cà rốt và trần qua nước. Thái nhỏ rau mùi. 

- Bún trụng qua nước sôi hoặc nước luộc gà, vớt ra và cho dầu oliu để sợi bún không bị dính vào nhau. 

- Trộn các nguyên liệu đã sơ chế vào với nhau: bún, ức gà, rau củ, lạc rang và thêm gia vị là có thể ăn được. 

3.3. Bún gạo lứt xào tôm

Nguyên liệu

- Bún gạo lứt khô: 100g

- Tôm: 200g

- Nấm đùi gà: 2 chiếc

- Ớt chuông xanh: 1 quả

- Cà rốt: ½ củ

- Gia vị: Tỏi, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa hạt tiêu (nếu có).

Bún gạo lứt xào tôm

Bún gạo lứt xào tôm

Cách chế biến

- Hấp hoặc luộc chín tôm, lột sạch vỏ ngoài. Bún khô trần nước sôi sau đó cho vào bát nước lạnh để sợi bún giữ được độ dai. 

- Sơ chế sạch sẽ và thái nhỏ nấm đùi gà, ớt chuông và cà rốt vừa ăn. Tỏi băm nhỏ. 

- Cho dầu ăn, tỏi vào chảo và phi đến khi tỏi chín vàng. Lần lượt cho cà rốt và nấm đùi gà vào xào thêm, 1 phút sau cho thêm ớt chuông.

- Bỏ tôm và bún xào cùng hỗn hợp trên và các gia vị đã được trình bày ở trên. Nêm nếm vừa ăn và xào thêm 1 - 2 phút là có thể cho ra đĩa/bát ăn bún. 

3.4. Gỏi cuốn bún gạo lứt

Nguyên liệu

- Bún gạo lứt

- Bánh tráng

- Thịt thăn, tôm, giò lụa

- Nước chấm: nước mắm, tỏi, ớt, chanh

- Các loại rau: rau xà lách, dưa chuột, cà rốt, rau thơm

Gỏi cuốn bún gạo lứt

Gỏi cuốn bún gạo lứt

Cách chế biến

- Thịt luộc chín sau đó thái miếng nhỏ, mỏng vừa để cuộn. 

- Tôm hấp hoặc luộc, bóc vỏ sạch sẽ.

- Rửa sạch rau và dưa chuột. Dưa chuột xắt thành miếng nhỏ. 

- Lần lượt cho rau xà lách, bún cùng các nguyên liệu đi kèm khác cuốn vào bánh tráng. Sau đó chấm với nước chấm và từ từ thưởng thức. 

Những giải đáp của Thiên Trường Sport về bún gạo lứt bao nhiêu calo cùng gợi ý về những món ăn chế biến với bún gạo lứt ở trên chắc chắn sẽ làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Bạn hãy cân đối calo trong bún gạo lứt cùng các món ăn khác để giữ cho cơ thể luôn cân đối và khỏe mạnh nhé!

100g bún gạo lứt huyết rồng bao nhiêu calo?

100g Bún gạo lứt huyết rồng Bích Chi còn lại chứa 326 calo. Bạn nên đọc thông tin dinh dưỡng trên mỗi gói Bún gạo huyết rồng để biết chính xác lượng calo chứa trong đó. Nhưng nếu cần ước tính, 100g bún huyết rồng chứa khoảng 320 calo.

100g bún gạo có bao nhiêu calo?

Theo Bộ Y Tế, Trong 100gr bún tươi chỉ chứa 110 calories với hàm lượng GI (chỉ số đường huyết) thấp. Còn đối với 100gr bún khô, lượng calo có trong bún là 130.

100g bún gạo lứt đen Hoàng Minh bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt đen hoàng minh bao nhiêu calo? Bún gạo lứt đen cũng là loại thực phẩm nhiều dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người dùng. Sợi bún này có màu đen và có hàm lượng calo ít hơn hẳn so với bún gạo lứt đỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gr bún gạo lứt đen sẽ chứa hàm lượng 170 calo.

10g bột gạo lứt bao nhiêu calo?

Bột gạo lứt được làm từ 100% gạo lứt xay mịn. Vì gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên cám nên bột gạo lứt cũng giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng từ hạt. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100gr bột gạo lứt sẽ chứa: Năng lượng: 350 kcal.