Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì

Những câu hỏi liên quan

Để giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một bạn đã đưa ra các ý sau:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống

Bố cục như vậy đã hợp lí chưa?

A. Hợp lí

B. Còn thiếu ý

C. Các ý lộn xộn

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích câu tục ngữ Ăn lấy chắc mặc lấy bền !

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì

Các câu hỏi tương tự

Bài làm

Trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị những thứ hào nhoáng che mắt mà xem nhẹ những cái phẩm chất, giá trị cốt lõi bên trong. Chúng ta còn thường chạy theo sự hào nhoáng, đẹp đẽ đó mà tiêu tốn không ít tiền của, công sức. Để nhắc nhở con cháu phải tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cách nhìn nhận về giá trị của một thứ gì đó nhân dân ta có câu: “Ăn chắc mặc bền”.

Nói đến ăn, mặc là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. “Ăn chắc” ý chỉ ăn cho no, có thể là không đầy đủ, nhiều món ăn nhưng miễn sao là đáp ứng đủ no bụng là được. Còn “mặc bền” tức là yêu cầu đối với mặc chỉ là chất lượng mặc sao cho bền, được lâu và ấm là đủ không cần yêu cầu cầu kỳ về kiểu dáng, màu sắc hay cần phải theo mốt gì cả. Qua câu tục ngữ nhằm khuyên bảo chúng ta cần có sự tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày, cần đặt những giá trị bình dị lên đầu ví như ăn cần no mà mặc thì cần ấm, bền vậy.

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn chắc mặc bền”

Có thể nói câu tục ngữ này xuất phát từ tầng lớp nông dân nghèo khổ. Với hi mong muốn không phải là đẹp, là ngon mà là sự no đủ, không có cầu kỳ, quý giá mà chỉ đơn giản, tiết kiệm. Đặt trong bối cảnh ngày nay khi mà những yêu cầu của chúng ta ngày càng tăng, ngày càng đòi hỏi cao hơn thì ta sẽ thấy được sự khác biệt giữa hai thời kỳ. Trước hết là về ăn uống. Chúng ta ngày càng có yêu cầu cao về sự phong phú, đa dạng và cầu kỳ đối với thức ăn và bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên đặt trong một thị trường nhiều gian thương làm việc thất đức khi mà thị trường tràn lan những thực phẩm bẩn thì ăn uống nguy hại hơn bao giờ hết. Chúng ta thấy rất nhiều món ăn đường phố trở nên phổ biến thu hút rất nhiều người. Lúc này yêu cầu đối với chúng ta không chỉ là no nữa mà là hưởng thụ, trải nghiệm. Tuy nhiên thì với những thực phẩm không đảm bảo an toàn thì việc chúng ta sử dụng nó giống như việc chúng ta đang uống thuốc độc từ từ vậy. Có thể thấy rằng chưa chắc khi phát triển, chứ chắc nhìn đồ ăn ngon mắt, đắt tiền mà đã tốt cho sức khỏe. Đứng trước thực trạng đó rất nhiều người lại trở về với mong ước xa xưa của người dân đó là ăn để cho no bụng, ăn những thực phẩm hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm:  Nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ về con người và xã hội

Với trang phục thì sao? Xưa kia để có một manh áo lành lặn cũng là điều khó khăn. Cả năm giời mới sắm một bộ quần áo vào dịp tết, thậm chí anh chị em còn mặc đồ của nhau, truyền lại cho nhau. Khi nghèo đói vậy ai còn thiết tha gì đến đẹp hay xấu, đến mốt hay không mốt. Họ chỉ quan tâm đến vải có chắc không, mặc thì có bền không mà thôi. Còn ngày nay thì mọi người, đặc biệt là giới trẻ đều chạy theo xu hướng, theo mốt và có những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu riêng. Khi chúng ta sử dụng quần áo cần lưu ý, bảo quản tốt để có thể dùng lâu dài, tránh lãng phí, nhất là đối với đồ đắt tiền. Tuy nhiên ông cha ta luôn mong muốn chúng ta hình thành thói quen tiết kiệm, sử dụng thành quả lao động hợp lý. Đòng tiền không dễ dàng có được, phải tố rất nhiều công sức vì thế khi sử dụng, tiêu tiền chúng ta phải biết trân trọng, chi tiêu sao cho hợp lí. Với thời đại của chúng ta cũng vậy. Khi chúng ta làm bất cứ việc gì hầu hết đều cần dùng tới tiền vì thế chúng ta cần phải biết chi tiêu tiết kiệm để dùng cho việc khác chứ không tiêu sa đà vào một việc như ăn hoặc uống.

“Ăn chắc mặc bền” là lời khuyên bảo, nhắc nhở của ông cha ta đối với mọi người và nhất là thế hệ trẻ. Qua đó căn dặn chúng ta cần phải có yêu cầu hợp lý với nhu cầu, khả năng của bản thân, sử dụng và chi tiêu tiết kiệm, hợp lí tránh lãng phí.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Gần thường xa thương

Mai Du

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Ăn chắc mặc bền là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích Ăn chắc mặc bền:

  • Ăn chắc có nghĩa là ăn đủ bữa – đủ no để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Mặc bền có nghĩa là ăn mặc đầy đủ – giữ ấm cơ thể khi lạnh, tránh để cơ thể bị nhiễm các bệnh như cảm cúm – sốt.

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là gì

Ăn chắc mặc bền có nghĩa là ám chỉ con người mỗi ngày nên ăn đủ bữa – đúng lúc để nạp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, ăn mặc đàng hoàng không cần cầu kì – biết giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, biết giữ gìn tiền của không phí phạm vào những thứ không cần thiết để làm khi lành và dành khi đau ốm.

Đây là câu nói dành cho những người có thu nhập bình thường và thấp, với những người tầng lớp thượng lưu thì việc họ ăn sung sướng – mặc đẹp đẽ là điều cần có vì đó là công việc của họ – vẻ ngoài của họ cần có để thu hút ánh nhìn cũng như giữ các mối quan hệ hợp tác trong làm ăn – kinh doanh.

Việc ăn chắc mặc bền giúp bản thân vượt qua được nhiều đại nạn vô hình chung ập đến trong tương lai như là các đợt hạn hán – dịch bệnh – bão lũ vô tình ập xuống khiến cả gia đình phải khốn đốn chạy vạy khắp nơi – bán đồ nếu không có tiền để mua thức ăn chẳng hạn.

Ăn chắc mặc bền tiếng Anh:

  • Comfort is better than pride.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Ăn chắc mặc bền:

  • Làm khi lành, dành khi đau
  • Đêm 7 ngày 3

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Ăn chắc mặc bền là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Ăn chắc mặc bền" hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao. Chúc các bạn luôn luôn học tập thật tốt nhé.

Giải thích câu tục ngữ: Ăn chắc mặc bền – Bài làm 1

“Ăn chắc mặc bền” là một trong những câu tục ngữ thật ngắn gọn như đã thể hiện được rất nhiều ý nghĩa, cũng như bài học mà cha ông ta đã gửi gắm cho con cháu đời sau.

Dễ dàng có thể thấy được rằng, chính dân tộc ta để có thể đi đến được ngày hôm nay thì khi nhìn lại suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong biết bao nhiêu năm tháng chiếc tranh, nhân dân ta cũng đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi cũng như xương máu để có thể bảo vệ được nền độc lập tự d của đất nước ta. Trong những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, thế rồi đã lùi xa vào trong quá khứ như ta lại thấy được rằng dường như sự nghèo đói của chiến tranh dường như cũng đã in sâu hằn vào trong đời sống con người của chúng ta. Không chỉ về chiếc tranh mà làm cho nhân dân ta như thật khốn đốn mà ngay cả việc thiên tai cũng như lũ lụt cũng đã khiến cho nhân dân ta như khổ cực rất nhiểu. Thực sự có thể thấy được cái đói cái khổ không quật ngã được nhân dân ta. Có lẽ, chính bằng sự chịu thương chịu khó bằng những quan niệm như “Ăn chắc mặc bền” thì nhân dân ta cũng đã nhanh chóng khắc phục được hậu quả của chiến tranh thật nhanh chóng.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” ở đây có nghĩa là gì? Câu “Ăn chắc mặc bền” chính là câu tục ngữ truyền đời vô cùng chuẩn chỉ cho cách sống của đại bộ phận con người, Câu tục ngữ này cũng như đã cho ta thấy được ngay từ thời ông bà tổ tiên đến thời nay con cháu được sống trong xã hội hiện đại, tiện nghi, nhưng dù vậy ta thấy được chính đức tính này vẫn được kế thừa và phát huy một cách vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng như đã ca ngợi và đáng ngợi khen rất nhiều.

“Ăn chắc” hiểu đó chính là ăn sao cho no lâu nhất, ăn chắc chinh là ý nói đến việc thiết thực trong chuyện ăn uống. Ăn chắc có nghĩa là không được bỏ bữa, phải dễ ăn, ăn ở đây hàm nghĩa ăn để còn lấy sức làm việc nữa, không được ăn linh tin, qua loa mà phải ăn thật no. Ngược lại ta như thấy đuuợc việc mặc bền chính là cốt mặc lâu rách, lâu hỏng, biết giữ gìn quần áo. Thực sự ta như thấy được chính trong ăn uống, cốt yếu là phải ăn no để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời ta như cũng đã thấy được ngay trong ăn mặc phải biết cách ăn mặc. Ta như cũng phải biết giữ gìn quần áo sao cho không dễ bị rách, hỏng. Câu tục như đồng thời cũng chính là việc chỉ ra cho ta biết cách mặc sao cho giữ được độ bền cho quần áo để dùng được lâu nhất và bền nhất. Thực sự “mặc bền” ở đâu được hiểu mặc lấy ấm, và không cần quá hoang phí trong chuyện mua quần áo để mặc tránh phí hoài.

Câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” dường  như cũng đã thể hiện tinh thần tiết kiệm đáng quý của nhân dân ta. Ngay từ thuở xưa các cụ ta khi còn phải sống trong thời kỳ chiến tranh ác liệt và hi vọng sao cho con cháu lúc nào cũng phải “ăn no, mặc ấm”. Có lẽ chính vì vậy cho nên ta nhận thấy được chính cái ăn, cái mặc đối với thời cha ông ta rất được chú trọng. Tuy nhiên, ta cũng phải hiểu rộng ra rằng hiện nay cũng có nhiều trường hợp thường có ý kiến phản bác rằng, câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền”  dường như cũng chỉ thích hợp dùng cho tầng lớp lao động nghèo mà thôi. Ta như thấy được trong thời hiện đại ngày nay họ không phải cố gắng “ăn no, mặc ấm” nữa mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Câu “Ăn chắc mặc bền” thực sự như còn là một tầm dưới trung bình. Thế nhưng từ bao đời nay việc ăn lấy chắc bụng mặc lấy bền vẫn như ăn sâu vào tâm thức của người Việt chúng ta.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Bóc ngắn cắn dài

Thông qua câu “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng có ý chỉ phê phán lối sống hoang phí của một bộ phận lớp người. Thực sự ta như thấy được chính trong xã hội hiện đại bây giờ thì những bạn trẻ, cũng do nhận thức còn non kém về giá trị dòng tiền và sức lao dộng mà các em đã không nghĩ đến mồ hôi công sức của cha mẹ mình thật đáng buồn biết bao nhiêu.

“Ăn chắc mặc bền” thực sự chính là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta về lối sống cũng như chính về mặt đạo đức sống cần thiết của mỗi con người trong cuộc đời. Và cũng chính vì “Ăn chắc mặc bền” mà dân ta mới có thể thoát ra khỏi chiến tranh và xây dựng một nền kinh tế vững mạnh như hiện nay.

Giải thích câu tục ngữ: Ăn chắc mặc bền – Bài làm 2

Trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị những thứ hào nhoáng che mắt mà xem nhẹ những cái phẩm chất, giá trị cốt lõi bên trong. Chúng ta còn thường chạy theo sự hào nhoáng, đẹp đẽ đó mà tiêu tốn không ít tiền của, công sức. Để nhắc nhở con cháu phải tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cách nhìn nhận về giá trị của một thứ gì đó nhân dân ta có câu: “Ăn chắc mặc bền”.

Nói đến ăn, mặc là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. “Ăn chắc” ý chỉ ăn cho no, có thể là không đầy đủ, nhiều món ăn nhưng miễn sao là đáp ứng đủ no bụng là được. Còn “mặc bền” tức là yêu cầu đối với mặc chỉ là chất lượng mặc sao cho bền, được lâu và ấm là đủ không cần yêu cầu cầu kỳ về kiểu dáng, màu sắc hay cần phải theo mốt gì cả. Qua câu tục ngữ nhằm khuyên bảo chúng ta cần có sự tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày, cần đặt những giá trị bình dị lên đầu ví như ăn cần no mà mặc thì cần ấm, bền vậy.

Có thể nói câu tục ngữ này xuất phát từ tầng lớp nông dân nghèo khổ. Với hi mong muốn không phải là đẹp, là ngon mà là sự no đủ, không có cầu kỳ, quý giá mà chỉ đơn giản, tiết kiệm. Đặt trong bối cảnh ngày nay khi mà những yêu cầu của chúng ta ngày càng tăng, ngày càng đòi hỏi cao hơn thì ta sẽ thấy được sự khác biệt giữa hai thời kỳ. Trước hết là về ăn uống. Chúng ta ngày càng có yêu cầu cao về sự phong phú, đa dạng và cầu kỳ đối với thức ăn và bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên đặt trong một thị trường nhiều gian thương làm việc thất đức khi mà thị trường tràn lan những thực phẩm bẩn thì ăn uống nguy hại hơn bao giờ hết. Chúng ta thấy rất nhiều món ăn đường phố trở nên phổ biến thu hút rất nhiều người. Lúc này yêu cầu đối với chúng ta không chỉ là no nữa mà là hưởng thụ, trải nghiệm. Tuy nhiên thì với những thực phẩm không đảm bảo an toàn thì việc chúng ta sử dụng nó giống như việc chúng ta đang uống thuốc độc từ từ vậy. Có thể thấy rằng chưa chắc khi phát triển, chứ chắc nhìn đồ ăn ngon mắt, đắt tiền mà đã tốt cho sức khỏe. Đứng trước thực trạng đó rất nhiều người lại trở về với mong ước xa xưa của người dân đó là ăn để cho no bụng, ăn những thực phẩm hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm:  Hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ tình bạn

Với trang phục thì sao? Xưa kia để có một manh áo lành lặn cũng là điều khó khăn. Cả năm giời mới sắm một bộ quần áo vào dịp tết, thậm chí anh chị em còn mặc đồ của nhau, truyền lại cho nhau. Khi nghèo đói vậy ai còn thiết tha gì đến đẹp hay xấu, đến mốt hay không mốt. Họ chỉ quan tâm đến vải có chắc không, mặc thì có bền không mà thôi. Còn ngày nay thì mọi người, đặc biệt là giới trẻ đều chạy theo xu hướng, theo mốt và có những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu riêng. Khi chúng ta sử dụng quần áo cần lưu ý, bảo quản tốt để có thể dùng lâu dài, tránh lãng phí, nhất là đối với đồ đắt tiền. Tuy nhiên ông cha ta luôn mong muốn chúng ta hình thành thói quen tiết kiệm, sử dụng thành quả lao động hợp lý. Đòng tiền không dễ dàng có được, phải tố rất nhiều công sức vì thế khi sử dụng, tiêu tiền chúng ta phải biết trân trọng, chi tiêu sao cho hợp lí. Với thời đại của chúng ta cũng vậy. Khi chúng ta làm bất cứ việc gì hầu hết đều cần dùng tới tiền vì thế chúng ta cần phải biết chi tiêu tiết kiệm để dùng cho việc khác chứ không tiêu sa đà vào một việc như ăn hoặc uống.

“Ăn chắc mặc bền” là lời khuyên bảo, nhắc nhở của ông cha ta đối với mọi người và nhất là thế hệ trẻ. Qua đó căn dặn chúng ta cần phải có yêu cầu hợp lý với nhu cầu, khả năng của bản thân, sử dụng và chi tiêu tiết kiệm, hợp lí tránh lãng phí.

Giải thích câu tục ngữ: Ăn chắc mặc bền – Bài làm 3

Dân tộc ta để có thể đi đến được ngày hôm nay thì khi nhìn lại suốt quá trình dựng nước và giữ nước để nhận thấy rằng những ngày đất nước được hưởng trọn sự yên ấm, hòa bình cũng cân bằng luôn với những ngày tháng dân nhân ta phải lao lực để đánh giặc, để chống giặc ngoại xâm. Nghĩ đến thôi, hẳn những ai là con dân đất Việt đều cảm thấy xót xa vô cùng. Tuy nhiên, số phận này đâu có để dân tộc Việt Nam chỉ phải chịu qua thử thách chống giặc ngoại xâm để thể hiện tình yêu quê hương đất nước và ý chí gan góc kiên cường. Hơn cả như vậy, còn bao nhiêu chông gai về thiên tai, dịch bệnh… khiến nhân dân ta khổ cực rất nhiểu, cái đói cái khổ không quật ngã được nhân dân ta, bằng sự chịu thương chịu khó, “Ăn chắc mặc bền” và thành quả từ sự “năng nhặt chặt bị” đó là nhân dân ta đã tự mình cải thiện cuộc sống của mình, gia đình mình, xã hội mình ngày càng tươi đẹp và phồn vinh hơn.

“ Ăn chắc mặc bền” là câu tục ngữ truyền đời vô cùng chuẩn chỉ cho cách sống của đại bộ phận con người ta từ thời ông bà tổ tiên đến thời nay con cháu được sống trong xã hội hiện đại, tiện nghi, nhưng dù vậy, đức tính này vẫn được kế thừa và phát huy một cách vô cùng sâu sắc, đáng ngợi khen rất nhiều.

Xem thêm:  Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích

Ăn chắc là ăn cho no, thiết thực trong chuyện ăn uống, không được bỏ bữa, phải dễ ăn, ăn ở đây hàm nghĩa ăn để còn lấy sức làm việc. Mặc bền chính là cốt mặc lâu rách, lâu hỏng, biết giữ gìn quần áo. Trong ăn uống, cốt yếu là phải ăn no để đảm bảo sức khỏe, trong ăn mặc phải biết cách ăn mặc, giữ gìn quần áo sao cho không dễ bị rách, biết cách mặc sao cho giữ được độ bền cho quần áo để dùng được lâu. Không cần quá hoang phí trong chuyện mua quần áo để mặc.

Câu tục ngữ thể hiện tinh thần tiết kiệm đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa các cụ ta khi còn phải sống trong thời kì chiến tranh đã từng có câu chỉ cốt mong sao có được cuộc sống hòa bình để con cháu mình, những người thân của mình, đồng bào mình có thể đến được một ngày “ăn no, mặc ấm” chính vì vậy, cái ăn, cái mặc đối với thời cha ông ta rất được chú trọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thường có ý kiến phản bác rằng, câu tục ngữ này chỉ thích hợp dùng cho tầng lớp lao động nghèo, phải biết chắt bóp để cuộc sống ổn định hơn chứ người giàu, làm ra tiền họ việc gì phải như vậy, họ cũng phải biết hưởng thụ ăn sung mặc sướng cũng là để thể hiện đẳng cấp của họ, thể hiện lối sống thượng lưu đế góp phần đánh giá sự phát triển chung của xã hội. Điều đó không hề sai, quả thực là khá có lý, tuy nhiên nhận định phổ quát như vậy là có một chút duy lý, đánh đồng, chỉ nhìn nhận ở một khía cạnh vì tựu chung câu tục ngữ “ Ăn chắc mặc bền “ này chỉ là bài học dân gian khuyên nhủ chung cho nhân dân ta cần biết sử dụng thành quả lao dộng của mình sao cho hợp lý, để cuộc sống và sự phát triển có sự ổn định lâu dài. Gản dị, biết tiết kiệm cũng là một đức tính tốt.

Câu tục ngữ cũng có ý chỉ phê phán lối sống hoang phí của một bộ phận lớp người. Trong xã hội hiện đâị ngày nay là một số thành phần giới trẻ, cũng do nhận thức còn non kém về giá trị dòng tiền và sức lao dộng mà các em đã không nghĩ đến mồ hôi công sức của cha mẹ khi phải lao động vất vả để nuôi mình khôn lớn mà cứ đua đòi ăn ngon mặc đẹp để được bằng bạn bằng bè, không chịu thua kém ai. Như vậy là không nên, rất dáng bị phê phán.

Ăn chắc mặc bền là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta về lối sống, đạo đức sống cần thiết của mỗi con người trong cuộc đời. Nhờ có đưc tính này, nhân dân ta mới có thể xây dựng lại đất nước khang trang và ngày càng phồn vinh này từ đông hoang tàn đổ nát của chiến tranh. Giản dị tiết kiệm, sống giản đơn thiết thực là đưc tính cần thiết mà mỗi người cần có, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Ăn chắc mặc bền" hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé.