Anh văn giao tiếp cơ bản là gì năm 2024

Trước khi vạch ra lộ trình học, bạn cần phải xác định trình độ hiện tại của bản thân đang ở mức nào, là cơ bản, tầm trung hay nâng cao? Sau khi đã biết mình đang ở mức độ nào, bạn sẽ tìm hiểu và bắt đầu lộ trình học từ trình độ đó để phù hợp với bản thân nhất.

1.1/ Học giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu (Basic)

Người mới bắt đầu hoặc người mất gốc tiếng Anh là trình độ đầu tiên khi bắt đầu học giao tiếp. Đối với những người trong giai đoạn này, điều bạn cần làm là không nên nóng vội thu nạp quá nhiều tài liệu, bạn nên củng cố nền tảng tiếng Anh giao tiếp cơ bản vững chắc, tạo bước đệm cho những giai đoạn học tiếng Anh về sau.

Sau khi trải qua trình độ này, có thể bạn chưa thể giao tiếp lưu loát được ngay. Nhưng nếu bạn là người mất gốc nhưng vội vàng học giao tiếp thì rất khó khăn và khó đạt được kết quả tốt. Bạn nên trau dồi kiến thức theo lộ trình bài bản để có một vốn tiếng Anh toàn diện phục vụ cho việc giao tiếp.

Mục tiêu trong giai đoạn này chính là củng cố kiến thức về phát âm và giao tiếp ở mức cơ bản, cải thiện vốn từ vựng và khả năng nghe nói.

1.2/ Học phát âm đúng

Bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) và bảng phát âm 44 âm tiết tiếng ANh IPA đầu tiên. Sau đó, hãy rèn luyện thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Người Việt Nam thường khó phát âm đúng vì bị ảnh hưởng bởi cách học phát âm tiếng Anh sai ngay từ lúc nhỏ, vì vậy, điều chỉnh phát âm là điều tiên quyết đầu tiên phải làm.

Anh văn giao tiếp cơ bản là gì năm 2024
Bạn nên tuân theo lộ trình học giao tiếp tiếng Anh để có kết quả tốt

1.3/ Củng cố từ vựng

Người mất gốc thường rơi vào trường hợp lúng túng khi giao tiếp bởi không biết sử dụng từ gì để thể hiện ý muốn của mình. Chính vì vậy, củng cố từ vựng là nhiệm vụ tối quan trọng. Bạn có thể học từ vựng theo chủ đề trong cuộc sống, chủ đề trong công việc,… Hãy tham khảo thêm một số cuốn sách như Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh (The Windy). 5000 từ vựng tiếng Anh thông dụng nhất (The Windy),…

1.4/ Tập trung luyện nghe

Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn nên lựa chọn những bài nghe ngắn, đơn giản. Đúng là những bài nghe trên CNN, BBC, VOA English thì chuẩn giọng người bản xứ rất tốt để luyện nghe. Có điều đối với người mới bắt đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nghe đi nghe lại cũng chẳng hiểu gì, dẫn đến chán nản và bỏ cuộc.

Bạn nên tham khảo những nguồn luyện nghe dễ dàng hơn để lấy lại cảm hứng học tiếng Anh. Hãy lên Youtube và tìm kiếm những video từ các kênh như Disney Magic English Series, Learn English with Jennifer, 100 Easy English Conversations, Learning English through short films,… Đây đều là những video ngắn, nội dung đơn giản, giọng nói dễ nghe phù hợp với người mất gốc.

1.5/ Học bài giao tiếp căn bản

Tiếp theo, sau khi đã củng cố phát âm, từ vựng và khả năng nghe tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu với những bài học giao tiếp căn bản. Đây là giai đoạn bạn cần nói chậm, tập luyện phản xạ với những câu hỏi bằng tiếng Anh và trả lời một cách ngắn gọn, đơn giản nhất.

Đừng vội vàng đi sâu vào những chủ đề quá khó nhằn, hãy bắt đầu từ những tình huống giao tiếp căn bản nhất như Chào hỏi, Giới thiệu bản thân, Nói chuyện điện thoại, Làm việc nhóm, Đề xuất ý kiến,… đây đều là những tình huống bạn thường xuyên gặp trong cuộc sống hằng ngày.

NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:

  • Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
  • Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
  • Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
  • Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

Anh văn giao tiếp cơ bản là gì năm 2024

2. Học tiếng Anh giao tiếp cho người trung cấp (Intermediate)

Nếu bạn là người chăm chỉ, thì chỉ cần sau 6 tháng, bạn có thể nâng cấp trình độ từ người mới bắt đầu lên cấp độ người trung cấp. Người trung cấp là người đã có nền tảng tiếng Anh tốt, có thể đọc hiểu tốt nhưng phần nghe nói còn chưa vững.

Sau khi đã cải thiện phát âm, có vốn từ vựng nhất định, khả năng nghe tương đối ổn và có thể giao tiếp vài tình huống căn bản, bạn cần bước sang mục tiêu tiếp theo. Giờ là lúc bạn cần rèn luyện và tăng cường phản xạ với tiếng Anh để nói nhanh hơn, nói hay hơn.

Mục tiêu học của giai đoạn trung cấp là người học sẽ phát triển khả năng nghe và phản xạ tiếng Anh ở mức thành thạo, có thể nghe hiểu và nói tiếng Anh trong mọi tình huống. Vậy người trung cấp cần học như thế nào?

2.1/ Mở rộng vốn từ vựng

Từ vựng tiếng Anh là “biển cả bao la” mà bạn khó có thể học hết được, tuy nhiên, học được hết những từ vựng thường xuyên sử dụng trong giao tiếp là điều hoàn toàn có thể. Nếu như ở cấp độ cơ bản bạn đã trau dồi được kha khá từ vựng, thì ở đây bạn cần học những từ vựng khó hơn, nâng cao hơn. Đó là những từ vựng được người nước ngoài thường xuyên sử dụng, là từ vựng giao tiếp theo chủ đề, theo ngữ cảnh giao tiếp.

Bạn cần mở rộng vốn từ để mỗi câu nói của mình trở nên chuyên nghiệp hơn, thử thách bản thân với những từ vựng và cấu trúc câu nâng cao và phức tạp hơn. Một số tài liệu bạn có thể tham khảo là sách Từ Vựng Tiếng Anh Thực Hành – English Collocation In Use (Cambridge), Oxford Learner’s Pocket Dictionary: A Pocket-sized Reference to English Vocabulary (Oxford), Academic Vocabulary In Use (Cambridge),… Bạn nên sử dụng song song cả từ điển Anh – Anh và Anh – Việt nữa nhé.

2.2/ Nâng cao khả năng nghe nói

Nghe nói chính là kỹ năng hàng đầu bạn cần cải thiện trong giai đoạn này. Bạn nên luyện đồng thời cả nghe và nói chứ không nên tách rời bằng những cách sau. Luyện nghe với bộ Power English (AJ Hoge) để vừa nghe vừa rèn phản xạ và nói lại. Ngoài ra, bạn có thể luyện nghe và đọc theo nhân vật khi xem những bộ phim như Friends, How I met your mother,…

Tới thời điểm này, bạn có thể luyện nghe trên Youtube các kênh như TED talk, Boston English,… Bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng cách chỉnh cho tốc độ của Video lên x1.25; x1.5; x2 để rèn luyện kỹ năng nghe của mình. Bạn nên tham khảo thêm những cuốn sách “How to speak like a Native” để học cách nói sao cho hay nhất.

2.3/ Rèn luyện giao tiếp tích cực hơn

Nếu bạn đang ở trình độ tầm trung thì không có lý do gì khiến bạn phải “ngại” hay “sợ” giao tiếp bằng tiếng Anh cả, vì bạn đã có nền tảng tiếng Anh tương đối tốt rồi. Lời khuyên cho bạn là để rèn luyện phản xạ tốt nhất chính là hãy nói chuyện thật nhiều với người bản xứ. Hãy tìm đến những môi trường luyện nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, bạn mới có thể tự tin phát triển. Bạn có thể rèn luyện tự tin nói chuyện với người bản xứ bằng cách đi các câu lạc bộ giao lưu về chủ đề hay sở thích nào đó, hoặc nếu được hãy thử đăng ký làm người hỗ trợ dẫn đoàn các tour du lịch.

3. Học tiếng Anh giao tiếp cho người nâng cao (Advanced)

Đối với người nâng cao, bạn cần học phản xạ nâng cao và chuẩn hóa văn phong nói. Bạn giao tiếp tiếng Anh tuy đã tốt rồi, nhưng điều cần bây giờ là chuẩn hóa văn phong nói lên cấp độ cao hơn bằng cách trau dồi hướng đến văn phong thực tế khi giao tiếp của người bản xứ. Bắt đầu biết sử dụng tiếng lóng, thành ngữ và sẽ có giọng điệu như người bản xứ khi nói tiếng Anh. Vậy người ở cấp độ nâng cao cần học những gì ở giai đoạn này?

Luyện nói như người bản xứ

Làm thế nào để nói tiếng Anh “tây” hơn? Để làm được điều này, bạn cần chú ý 3 điều: thứ nhất là cách phát âm, thứ hai là ngữ điệu câu và thứ ba là phong thái.

A/ Phát âm

Bạn cần chú trọng phát âm chính xác đến từng âm tiết. Đặc biệt quan tâm đến ending sound – phụ âm cuối của từ. Nếu bỏ quên âm cuối, có thể từ bạn nói sẽ được hiểu sang nghĩa khác, ví dụ nhầm lẫn giữa “I like your wine” và “I like your wife” khá tai hại đấy nhé. Ngoài ra bạn còn cần chú ý đến cách nối âm giữa các từ khi nói một câu để tạo sự tự nhiên, tức là người bản xứ có xu hướng nối âm cuối của từ đứng trước và âm đầu của từ đi liền sau nó.

B/ Ngữ điệu câu

Ngoài ra, ngữ điệu lên xuống trong một câu, cách ngắt câu cũng khiến cách nói tiếng Anh của bạn hay hơn rất nhiều. Ngữ điệu lên xuống sẽ thay đổi phụ thuộc vào mục đích của câu, cảm xúc của người nói,… tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khi giao tiếp. Trong thời gian đầu, vì quá tập trung vào từ vựng và ngữ pháp, bạn thường nói với giọng ngang đều nhau, khiến người nghe có phần không đánh giá cao. Tuy nhiên, sự luyến láy trong câu sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp như người bản xứ đấy.

C/ Phong thái

Tiếp theo, để nói tiếng Anh tự tin như người bản xứ, bạn còn cần chú ý đến phong thái, nét mặt và cử chỉ khi nói. Hãy thể hiện ra là tôi rất tự tin, tôi đang nói chuyện với bạn như nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ vậy. Sự tự tin sẽ giúp cách nói tiếng Anh của bạn trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Đừng quên chú ý đến cả biểu cảm gương mặt và cử chỉ nữa nhé.

Anh văn giao tiếp cơ bản là gì năm 2024
Nghe nói là hai kỹ năng quan trọng nhất khi học giao tiếp tiếng Anh

4. Những sai lầm khi học tiếng Anh giao tiếp của người đi làm

4.1/ Chỉ tập trung luyện nghe và “ngại” nói

Học giao tiếp không chỉ có luyện nghe, mà quan trọng hơn chính là nói. Nói cũng là một kỹ năng khó vì nó là kỹ năng chủ động từ phía bạn. Nếu bạn cứ e ngại, sợ sệt mà không dám nói thì khi giao tiếp, cho dù bạn có hiểu người đối diện đang nói gì nhưng bạn cũng không biết cách phản hồi thông tin ấy ra sao. Càng “ngại” nói, bạn càng không thể thay đổi bản thân và mãi “giậm châm tại chỗ”.

4.2/ Ám ảnh vì phải phát âm tiếng Anh hay

Không ai có thể phát âm tiếng Anh đúng và chính xác ngay từ đầu. Đây là kỹ năng khó, cần thời gian để rèn luyện một cách nghiêm túc trong quá trình dài. Nếu bạn nghĩ phát âm tiếng Anh chuẩn là sẽ giao tiếp được tiếng Anh thì bạn đã lầm, bạn còn cần học từ vựng, ngữ pháp, luyện nghe, luyện nói,… Vậy nên, nếu bạn phát âm chưa hay, bạn chỉ cần rèn luyện sao cho “đúng” trước đã. Hãy tự tin lên nhé.

4.3/ Tư duy ngôn ngữ theo kiểu nghĩ – dịch – nói

Đây là cách học sai lầm của đa số người Việt Nam khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi nghe được một câu hỏi, bạn sẽ mất công dịch câu hỏi đó sang tiếng Việt, nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt rồi lại dịch câu nói đó sang tiếng Anh. Thật là một quá trình lằng nhằng, phức tạp phải không? Hãy tập tư duy bằng tiếng Anh, nghe câu hỏi bằng tiếng Anh và nghĩ đến câu trả lời bằng tiếng Anh luôn. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thấy cuộc hội thoại trôi chảy hơn rất nhiều.

5. Các phương pháp học tiếng Anh giao tiếp tại nhà

5.1 Luyện phát âm trước gương

Tập nói trước gương có thể giúp bạn giảm bớt sự ngại ngùng khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Đôi khi, do trình độ tiếng Anh hiện tại còn hạn chế, bạn có thể cảm thấy lúng túng và gượng gạo khi nói. Một phần lý do là bạn không biết khẩu hình miệng của mình trông ra sao khi phát âm những âm không có trong tiếng mẹ đẻ, thậm chí ngay cả khi bạn phát âm đúng.

Do đó, hãy quan sát cách miệng của bạn di chuyển khi nói tiếng Anh trước gương. Tốt hơn nữa, hãy so sánh cách phát âm của bạn với người bản ngữ. Ví dụ, bạn có thể lặp lại các đoạn hội thoại từ một chương trình truyền hình và cố gắng bắt chước các cử động miệng của diễn viên. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của bạn.

5.2 Ghi âm lại bài nói của mình

5.4 Học tiếng Anh giao tiếp tại nhà với NativeX

Tham gia những khóa học giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài cũng là một cách giúp bạn tạo được môi trường nói tiếng Anh. Hiện nay, NativeX vừa cho ra mắt khóa học tiếng Anh giao tiếp nâng cao kết hợp kỹ năng giao tiếp dành cho người đi làm. Điểm mạnh của khóa học này bao gồm:

  • Tăng kỹ năng giao tiếp tiếng Anh khi được nhập vai thực hành kỹ năng mềm công sở bằng tiếng Anh như thuyết trình, phỏng vấn, phân tích và giải quyết vấn đề,…
  • Linh hoạt thời gian học khi có thể đăng ký học trong khung giờ từ 8h-23h mỗi ngày, phù hợp cho người đi làm có lịch trình bận rộn.
  • Tăng khả năng phản xạ hơn khi đắm mình trong môi trường tiếng Anh xuyên suốt cùng các chủ đề thực tiễn theo xu hướng.
  • Đặc biệt, lớp ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược, đưa phần lý thuyết và bài tập vào phần tự học để tối ưu hóa thời gian thực hành nghe-nói với giáo viên trên lớp, giúp giảm ½ thời gian học nhưng bạn sẽ hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.

Tuy nhiên, khóa học này vẫn có một hạn chế, vì đây là lớp tiếng Anh giao tiếp nâng cao nên sẽ chỉ phù hợp với các học viên đã có trình độ tiếng Anh căn bản, muốn tập trung cải thiện nâng cao kỹ năng nghe-nói.

Anh văn giao tiếp trong tiếng Anh là gì?

- Anh văn giao tiếp (conversational english) là loại anh văn đơn giản, thân mật, được dùng hằng ngày trong các cuộc nói chuyện với các thành viên trong gia đình, bạn bè, có thể dùng tiếng lóng khi giao tiếp.

Tiếng Anh cơ bản gọi là gì?

Tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay có tên gọi rất học thuật là English Communication Skill for Beginners. Là việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để trao đổi thông tin bằng các hình thức chính là nghe – nói và cả đọc – viết. Tiếng Anh là ngôn ngữ thường được sử dụng nhất trên thế giới.

Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản là gì?

Trình độ tiếng Anh (English Proficiency) là khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp, công việc, đời sống. Ngôn ngữ tiếng Anh có bốn kỹ năng đóng vai trò thiết yếu, gồm: nghe, nói, đọc, viết. Để đạt được trình độ thông thạo tiếng Anh, học viên cần phải hoàn thiện tất cả các kỹ năng này.

Lớp tiếng Anh cơ bản là gì?

Chương trình tiếng Anh căn bản (TACB) bao gồm 3 học phần: tiếng Anh 1, tiếng Anh 2, tiếng Anh 3. Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị từ 3 học phần này, người học có đủ khả năng để dự thi công nhận năng lực tiếng anh tương đương bậc 2/6 tại trường theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.