Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh bầy gà và đại bàng trong văn bản

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
              THANH HÓA                                         NĂM HỌC 2018- 2019
 
ĐỀ CHÍNH THỨC                           Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 9 THCS

                                                Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019
(Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang)  

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


          Đọc bài thơsau và thực hiện các yêu cầu:
                             KHÁT VỌNG
Chuyện kể rằng
                    Có quả trứng đại bàng
                    Rơi vào ổ gà đang ấp
                    Khi nở ra cùng với bầy gà
                    Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
                    Nhảy bay loạng choạng sân nhà
                    Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
                    Về những đại ngàn bí mật
                    Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
                    Chỉ có khát vọng mơ hồ
                    Lâu lâu lại cồn cào trong ngực…
                    Làm sao mà ai biết
                    Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
                    Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?…
(Đặng Hồng Thiệp, Thơ sông Lam, NXB Hội Nhà văn, 2017, trang 247)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “bầy gà” trong bài thơ?
Câu 3.Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?.
Câu 4. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
                   Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của khát vọng sống đối với mỗi người.
Câu 2 (10,0 điểm)
Nhà phê bình văn học Hoàng Minh Châu cho rằng: Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một,NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri, Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ………………….HẾT………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC


              THANH HÓA   KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018- 2019
 
Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 9 THCS
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

1, Thể thơ tự do

2. Hình ảnh đại bàng trong bài thơ là hình ảnh ẩn dụ của con người chưa thực sự hiểu về giá trị, sứ mệnh trong cuộc đời của chính bản thân mình, chưa biết mình là ai trong chính cuộc đời này

3,

Những hfinh ảnh này có nghĩa là những điều mới mẻ, những chân trời mà đại bàng thực sự thuộc về và chờ đợi nó khám phá

4,

Thông điệp mà tác giả gửi gắm là thông điệp về việc hiểu, nhìn nhận bản thân, biết được tiềm năng của bản thân và sống đúng với khát vọng, sứ mệnh của bản thân trong cuộc đời

---

Thông điệp "Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?" là thông điệp mang đầy tính nhân văn sâu sắc. Trong cuộc sống, mỗi người đều được sinh ra với một sứ mệnh riêng và cuộc sống riêng. Không ai trong chúng ta là giống nhau cả, vẫn luôn có một nơi mà mỗi người chúng ta thực sự thuộc về và chờ ta khai phá. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn nhận ra điều đó ngay từ đầu hay được sống đúng với tiềm năng của bản thân ngay từ đầu. Vì thế, ta hãy cố gắng phát hiện và khai phá được giá trị, tiềm năng đích thực bên trong của bản thân mình. Ta cần hiểu chính mình thuộc về nơi nào. Từ đó, mỗi người hãy cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân để có thể thách thức giới hạn của bản thân, tôi luyện bản thân và rèn luyện bản thân bằng những thử thách. Chính sự dũng cảm dấn thân thử sức sẽ giúp ta tìm được bản thân mình là ai, kiến tạo những giá trị tốt đẹp của bản thân và khai phá những giá trị thực sự bên trong của chúng ta. Hãy dũng cảm, hãy dấn thân và nỗ lực vì sứ mệnh của mình phía trước, để có thể sống 1 cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Câu 1:

Em hiểu hình ảnh"bầy gà"trong bài thơ là nói đến những hình ảnh đời thường,nhỏ bé,sống chật chội,cạn hẹp.

Câu 2:

Biện pháp tu từ:ẩn dụ"vỗ cánh tung bay"

→Tác dụng:Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ là nói đến sự trưởng thành,dám vươn mình vượt lên trên mọi hoàn cảnh để chiến thắng bản thân.Qua đó,bài thơ khuyên ta hãy biết trưởng thành,dám đứng lên,vươn mình đấu tranh với hoàn cảnh,với cuộc sống khắc nghiệt để chạm tới những khát vọng,mơ ước của bản thân.

Câu 3:

-Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là:Hãy có khát vọng,dám mơ ước,dám vươn lên,vượt lên trên mọi hoàn cảnh của bản thân

-Em chọn thông điệp đó vì:Khi ta có hoài bão,mơ ước,bản thân ta sẽ sống lạc quan,hạnh phúc,vui tươi hơn bao giờ hết.Dám có mơ ước,khát vọng chính là trải nghiệm trong cuộc sống,là một cuộc hành trình dài để đi đến thành công.

Tuyển tập các bài Đọc hiểu văn bản Khát vọng của Đặng Hồng Thiệp mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Chuyện kể rằng 

Có quả trứng đại bàng

Rơi vào ổ gà đang ấp

Khi nở ra cùng với bầy gà

Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp

Nhảy bay loạng choạng sân nhà.

Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa

Về những đại ngàn bí mật

Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất

Chỉ có khát vọng mơ hồ

Lâu lâu lại cồn cào trong ngực…

Làm sao mà ai biết

Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây

Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?…

(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247, NXB Hội nhà văn, 2017)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “đại bàng” trong văn bản?

Câu 3: Theo anh/chị, các hình ảnh “những chân trời xa”, “những đại ngàn bí mật” có ý nghĩa gì?

Câu 4: Anh/chị hãy rút ra thông điêp được tác giả gửi gắm qua bài thơ trên.

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà” trong văn bản?

Câu 6. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

“Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?…”

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2. Hình ảnh đại bàng trong bài thơ là hình ảnh ẩn dụ của con người chưa thực sự hiểu về giá trị, sứ mệnh trong cuộc đời của chính bản thân mình, chưa biết mình là ai trong chính cuộc đời này

Câu 3:

Những hình ảnh này có nghĩa là những điều mới mẻ, những chân trời mà đại bàng thực sự thuộc về và chờ đợi nó khám phá

Câu 4:

Thông điệp mà tác giả gửi gắm là thông điệp về việc hiểu, nhìn nhận bản thân, biết được tiềm năng của bản thân và sống đúng với khát vọng, sứ mệnh của bản thân trong cuộc đời

Thông điệp “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?” là thông điệp mang đầy tính nhân văn sâu sắc. Trong cuộc sống, mỗi người đều được sinh ra với một sứ mệnh riêng và cuộc sống riêng. Không ai trong chúng ta là giống nhau cả, vẫn luôn có một nơi mà mỗi người chúng ta thực sự thuộc về và chờ ta khai phá. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn nhận ra điều đó ngay từ đầu hay được sống đúng với tiềm năng của bản thân ngay từ đầu. Vì thế, ta hãy cố gắng phát hiện và khai phá được giá trị, tiềm năng đích thực bên trong của bản thân mình. Ta cần hiểu chính mình thuộc về nơi nào. Từ đó, mỗi người hãy cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân để có thể thách thức giới hạn của bản thân, tôi luyện bản thân và rèn luyện bản thân bằng những thử thách. Chính sự dũng cảm dấn thân thử sức sẽ giúp ta tìm được bản thân mình là ai, kiến tạo những giá trị tốt đẹp của bản thân và khai phá những giá trị thực sự bên trong của chúng ta. Hãy dũng cảm, hãy dấn thân và nỗ lực vì sứ mệnh của mình phía trước, để có thể sống 1 cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Câu 5:

Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng nổi bật được một hoặc tất cả các ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà”:

– Hoàn cảnh sống trói buộc, tù túng….

– Cái nhìn, nhận thức tầm thường, thiển cận, hạn hẹp, kém cỏi….

Câu 6: 

– Chỉ ra biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ (“vỗ cánh tung bay”- sự trưởng thành, vươn tới tầm cao, vượt lên hoàn cảnh…)

+ Câu hỏi tu từ: “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?”…

– Tác dụng:

+ Là lời khuyến khích con người mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân…

+Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm (thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả)