Atopic dermatitis là gì

, viêm da dị ứng. Biểu hiện đặc trưng của viêm da cơ địa là viêm: Sưng do xuất tiết dưới da, đau rát, đỏ, ngứa rất khó chịu, không sốt. Viêm da cơ địa thường gặp ở những người có tiền sử cá nhân hoặc có người trong gia đình bị các bệnh như hen, viêm mũi dị ứng. Đến nay, y học vẫn chưa rõ cơ chế gây bệnh của viêm da cơ địa, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng viêm da cơ địa là sự kết hợp của cơ địa dễ dị ứng và các tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể.

Atopic dermatitis là gì

1. Tổng quan về viêm da cơ địa

– Bệnh viêm da cơ địa được mô tả từ năm 1808 như một bệnh lý gây ngứa, sau đó có các tên gọi khác nhau: Viêm da thần kinh lan tỏa, sẩn ngứa Besnier…

– Năm 1923 thuật ngữ atopy được sử dụng, năm 1930 thuật ngữ Viêm da cơ địa – Atopic dermatitis thay cho các thuật ngữ trước đó.

– Năm 1933 mới có sự thống nhất sử dụng 1 trong 2 tên “Atopic dermatitis: Viêm da cơ địa” và “Atopic eczema: Chàm cơ địa” .

– Tại Việt Nam, bệnh viêm da cơ địa được biết đến bới các thuật ngữ: Viêm da cơ địa, viêm da atopy, chàm cơ địa, chàm thể tạng, chàm địa tạng, chàm atopy, viêm da địa tạng, viêm da thể tạng, viêm da tạng dị ứng.

 

Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE  trong máu thường tăng cao.

 

  • Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám.
  • Tuổi phát bệnh:  thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành.
  • Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ: Không khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ.
  • Yếu tố di truyền, gia đình: Các nghiên cứu cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
  • Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng hơn: các dị nguyên trong không khí như  các chất thải của rệp nhà, len dạ… Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng (Staphylococus aureus) đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T limphô và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh (endogenous antigens): trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ.
  • Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng hơn: đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, của bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.

2. Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa

  • Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. 
  • Biểu hiện bán cấp: với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
  • Giai đoạn mạn tính: da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

3. Triệu chứng bệnh:

  • Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.
  • Khô da, ban đỏ – ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa…
  • Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa.

4. Chẩn đoán:

Hiện nay có một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa được đưa ra, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.

 

– 4 tiêu chuẩn chính:

  • Ngứa (Itching).
  • Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis).
  • Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash).

– Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi.

– Trẻ lớn và người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp.

  • Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

– Các tiêu chuẩn phụ:

  • Khô da (Dry skin).
  • Viêm môi (cheilitis).
  • Đục thủy tinh thể ( Anterior subcapsular cataract).
  • Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát.
  • Mặt: Đỏ, tái.
  • Dị ứng thức ăn (Food intolerance).
  • Chàm ở bàn tay (Hand eczema).
  • IgE tăng (Elevated IgE levels).
  • Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity).
  • Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát.
  • Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating).
  • Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba).
  • Chứng vẽ nổi (Dermographism).
  • Giác mạc hình chóp (Keratoconus).
  • Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris),
  • Tuổi phát bệnh sớm
  • Chàm núm vú
  • Nếp dưới mắt Dennie- Morgan
  • Quầng thâm quanh mắt

5. Lời kết:

 

Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

Bệnh càng để lâu càng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi nghi ngờ mình bị viêm da cơ địa, bạn nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa da liễu để bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Atopic Disease là gì?

Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, …. Viêm da cơ địa bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh hay tái phát.

Dermatitis là bệnh gì?

Viêm da (Dermatitis) một bệnh thường gặp với biểu hiện da bị viêm đỏ, có thể xuất hiện mụn nước, cảm giác ngứa, có khi đau rát và gặp nhiều nhất viêm da tiếp xúc. Người ta chia Viêm da tiếp xúc thành 2 loại Viêm da tiếp xúc trực ứng và Viêm da tiếp xúc dị ứng.

Skin Disease là gì?

Bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh Lumpy Skin Disease, viết tắt LSD) bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò (bệnh này còn được gọi bệnh Da sần trên trâu, bò).

Irritant contact dermatitis là gì?

Viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis) bệnh hay gặp nhất trong các bệnh da nghề nghiệp. Bệnh thường xảy ra ở các vùng da hở như bàn tay, cánh tay. Bệnh xảy ra ngay khi tiếp xúc với hoá chất. Biểu hiện có thể chỉ đỏ da, cho đến biểu hiện rất nặng như bọng nước và loét.