Audit Assistant là gì

EY (trước đây là Ernst & Young) là công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có trụ sở chính tại London, Vương Quốc Anh. EY là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, PwC và KPMG. EY chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn và kiểm soát rủi ro CNTT (ITRA) và thuế. Tài sản ước tính vào năm 2015 của EY là 28.7 tỉ đôla. Các tổ chức hoạt động như một mạng lưới các công ty thành viên và là pháp nhân riêng biệt trong từng nước. EY có 212.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng trên 150 quốc gia trên thế giới.

PricewaterhouseCoopers, hay còn gọi là PwC, là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG. Vault Accounting 50 đã xếp PwC làm công ty kế toán uy tín nhất trên thế giới trong bảy năm liên tiếp, cũng như công ty điểm đến làm việc hàng đầu tại Bắc Mỹ trong ba năm liên tiếp.

Deloitte là một cái tên cũng không còn quá xa lạ với bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Deloitte được mọi người biết đến là một trong bốn công ty cùng với EY, KPMG và PwC cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1845 tại London, Anh Quốc, Deloitte đã trải qua một chặng đường dài đến hơn 170 năm và vẫn đang tiếp tục khẳng định vị thế, danh tiếng của mình trong ngành với chất lượng dịch vụ đáng tin cậy, tạo được uy tín cũng như mối quan hệ lâu dài với những khách hàng là những công ty tập đoàn có tiếng trên thế giới.

KPMG là một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong Big Four ngành kiểm toán, cùng với PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (E&Y) and Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte). Trụ sở chính của công ty được đặt ở Amstelveen, Hà Lan. KPMG có hơn 136.500 nhân viên trên toàn thế giới và cung cấp dịch vụ nghề nghiệp tại hơn 140 quốc gia. KPMG có 3 kênh dịch vụ chính: Kiểm toán, Thuế, và Tư vấn quản lý.

Nếu như bạn chọn phát triển sự nghiệp theo nghề kiểm toán độc lập, bạn đã bao giờ hình dung sau 2 – 5 năm, bạn sẽ làm gì và đăng ở vị trí nào không? Từng nấc thang dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn thổng quan nhất về lộ trình thăng tiến của mình.

Bạn đang xem: Audit associate là gì

1. Sự Khác Biệt Giữa Kiểm Toán Nội Bộ & Kiểm Toán Độc Lập

Kiểm toán công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính. Kiểm toán bao gồm hai loại: Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.

Nếu làm kiểm toán nội bộ, bạn chỉ làm kiểm toán cho một công ty duy nhất. Nhiệm vụ của bạn là kiểm soát tình hình hoạt động của công ty. Mọi báo cáo đều được trình bày cho Ban Giám đốc.

Còn đối với kiểm toán độc lập, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Báo cáo của bạn được sử dụng bởi các cổ đông, chủ nợ, v,v. Kiểm toán độc lập là làm việc ở các công ty kiểm toán, ví dụ như Big4. Nếu chọn con đường này, con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ trải qua 5 nấc thang quan trọng dưới đây.

2. 05 Nấc Thang Thăng Tiến Của Nghề Kiểm Toán Độc Lập

2.1. Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant)

Đây là nấc thang đầu tiên trên con đường trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ được tham gia vào các nhóm kiểm toán và thực hiện các công việc từ đơn giản nhất. Thời gian đầu, công việc chủ yếu là kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, bạn có thể kiểm tra các khoản mục, thực hiện các phần hành phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

Xem thêm: Native American Là Gì - American Indian And Indigenous Studies

2.2. Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior)

Sau 2-3 năm, vị trí của bạn sẽ là Trưởng nhóm kiểm toán (Senior). Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình. Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Bạn cũng thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro v.v. Ở vị trí Senior, bạn bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

2.3. Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager)

Sau 6 – 7 năm kinh nghiệm làm việc, bạn có thể trở thành Chủ nhiệm kiểm toán. 1 manager có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn. Đồng thời, bạn cũng chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán có hai nhiệm vụ chính. Một là, phối hợp công việc của các trưởng nhóm. Hai là, trao đổi với khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Ở cấp Manager, bạn đã là kiểm toán viên thực thụ. Bạn được phép ký vào báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm pháp lý với nó.

2.4. Giám Đốc Kiểm Toán (Director)

Giám đốc kiểm toán điều hành và đảm bảo sự thành công của nhiều cuộc kiểm toán. Director giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới giải quyết các vấn đề gai góc và điều hòa xung đột nếu có. Họ cũng cần có khả năng quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận. Director cũng đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.

2.5. Chủ Phần Hùn Kiểm Toán (Partner)

Là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc của Partner thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.

Ở các công ty kiểm toán khác nhau, mỗi cấp lại bao gồm nhiều mức khác nhau. Trợ lý kiểm toán có thể chia thành Junior 1, Junior 2, Senior 1, Senior 2,v.v tùy theo kinh nghiệm và năng lực. Hi vọng các bạn đã hình dung được về con đường mình sẽ đi trong tương lai. Chúc các bạn sớm vượt qua từng nấc thang và chiếm lĩnh đỉnh cao nghề nghiệp nhanh nhất có thể!

Tuyển Tập Kinh Nghiệm 10 Phần Hành Kiểm Toán

Audit Assistant là gì

Tuyển Tập Kinh Nghiệm 10 Phần Hành Kiểm Toán" width="1251" height="417" srcset="https://bloginar.net/audit-associate-la-gi/imager_1_1825_700.jpg 1251w, https://bloginar.net/wp-content/uploads/2016/09/VietAnh_CTA_10-phan-hanh-kiem-toan-02-570x190.jpg 570w, https://bloginar.net/wp-content/uploads/2016/09/VietAnh_CTA_10-phan-hanh-kiem-toan-02-300x100.jpg 300w, https://bloginar.net/wp-content/uploads/2016/09/VietAnh_CTA_10-phan-hanh-kiem-toan-02-768x256.jpg 768w, https://bloginar.net/wp-content/uploads/2016/09/VietAnh_CTA_10-phan-hanh-kiem-toan-02-1024x341.jpg 1024w" sizes="(max-width: 1251px) 100vw, 1251px" />

Audit Assistant là gì

  • Trợ lý kiểm toán (Assistant)

Trong 1-2 năm sau khi ra trường, các bạn sẽ ở vai trò trợ lý kiểm toán với công việc từ đơn giản đến phức tạp.

  •  Trưởng nhóm kiểm toán (Senior)

Bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình.

  • Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)

Trong khoảng 6-7 năm sau khi ra trường, một sinh viên theo học kế toán có thể trở thành chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán phải phối hợp công việc của các trưởng nhóm và trao đổi với nhà quản lý của khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán.

  • Giám đốc kiểm toán (Director)

Cần có khả năng quản lý ngân sách cho cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận và liên tục đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.

  • Chủ phần hùn kiểm toán (Partner)

Là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.

Nếu như bạn chọn phát triển sự nghiệp trong các tập đoàn Big4, bạn đã bao giờ hình dung sau 2 – 5 năm, bạn sẽ làm gì và đăng ở vị trí nào không? Từng nấc thang dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về cơ hội việc làm cũng như lộ trình thăng tiến của mình.

Audit Assistant là gì

1. Thực tập sinh (Intern) Thông thường vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm, các công ty Big 4 sẽ mở đơn thực tập. Sau khi trải qua quy trình tuyển dụng khắt khe, các ứng viên tốt nhất sẽ được chọn vào làm thực tập sinh.

Thực tập sinh sẽ được giao kiểm tra và so sánh những tài khoản đơn giản trên báo cáo tài chính và thường sẽ không đưa ra bất kì nhận xét hoặc ý kiến nào (analytical procedures). Những tài khoản này thường phi rủi ro hoặc có rủi ro rất thấp và có thể kiểm toán bằng những thủ tục đơn giản. Chúng bao gồm, tài khoản tiền, thủ tục kiểm kê tài sản.


2. Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant) Sau khi vượt qua được đợt tuyển dụng Fresh hoặc hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình, các bạn chính thức nhận được offer cho các chức danh tương đương tại Big4 như Staff 1 (EY), Associate (Deloitte/PwC) hay Audit Assistant (KPMG). Thông thường, Associate sẽ có 2 cấp bậc.

Associate phụ trách hướng dẫn thực tập sinh hoàn thành công việc và chịu trách nhiệm trước Senior về kết quả của những phần hành được phân công trực tiếp hoặc hướng dẫn cho thực tập sinh.


3.  Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior)
Sau 2-3 năm, vị trí của bạn sẽ là Trưởng nhóm kiểm toán (Senior). Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình. Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Bạn cũng thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro v.v. Ở vị trí Senior, bạn bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.


4. Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager)
Sau 6 – 7 năm kinh nghiệm làm việc, bạn có thể trở thành Chủ nhiệm kiểm toán. 1 manager có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn. Đồng thời, bạn cũng chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán có hai nhiệm vụ chính. Một là, phối hợp công việc của các trưởng nhóm. Hai là, trao đổi với khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Ở cấp Manager, bạn đã là kiểm toán viên thực thụ. Bạn được phép ký vào báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm pháp lý với nó.


5. Giám Đốc Kiểm Toán (Director)
Giám đốc kiểm toán điều hành và đảm bảo sự thành công của nhiều cuộc kiểm toán. Director giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới giải quyết các vấn đề gai góc và điều hòa xung đột nếu có. Họ cũng cần có khả năng quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận. Director cũng đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.


6. Chủ Phần Hùn Kiểm Toán (Partner) Partner được xem như nấc thang cao nhất trong sự nghiệp cho bất kỳ ai muốn gắn bó lâu dài với các công ty Big4. Partner cũng được chia ra thành 3 cấp bậc tương tự như ở cấp bậc Senior và Manager. Ở PwC và KPMG, cấp bậc đầu tiên được gọi là Director. Quá trình thăng chức lên Partner cần đến 10 năm (bao gồm 2 năm Associate, 3 năm Senior và 5 năm tại vị trí Manager). Partner phụ trách việc định hướng và đưa ra chiến lược cho mảng hoạt động của riêng mình. Những hồ sơ về dự án kiểm toán sẽ được Partner soát xét thận trọng trước khi chấp thuận và công bố báo cáo tài chính ra công chúng. Nếu sau soát xét phát hiện những vấn đề ảnh hướng đến chất lượng dự án kiểm toán, hồ sơ sẽ được trả lại và đề nghị bổ sung những bằng chứng kiểm toán. _____________________________

Bài viết trên đây giúp bạn có được những kiến thức nhất định về các tập đoàn Big4 Kiểm toán. Nếu bạn quan tâm tới các chương trình tuyển dụng Big4 Kiểm toán nhưng bạn chưa hiểu rõ về môi trường làm việc, lộ trình ôn thi hoặc đơn giản là muốn lắng nghe những chia sẻ từ các mentor đang trực tiếp làm việc tại đây. Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay bây giờ

Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.

Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!