Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói về ăn chay

[Video] Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, tốt nghiệp y khoa ở Sài Gòn, định cư ở CHLB Đức từ năm 1981.

Vốn xuất thân từ Đại Học Y Khoa Minh Đức, trường y đầu tiên và duy nhất ở miền Nam với tôn chỉ kết hợp Đông Tây Y nhằm mục tiêu xây dựng một nền y học đậm đà bản sắc dân tộc, đại chúng và nhân bản, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã tiếp tục theo đuổi hoài bão phát huy giá trị của nền y học cổ truyền phương Đông ngay trên xứ người.

Bên cạnh một số phát kiến đã được đăng ký bản quyền phát minh tại CHLB Đức, bác sĩ Lương Lễ Hoàng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về y dược nhằm mục tiêu cổ động cho biện pháp PHÒNG và TRỊ bệnh bằng cách vận dụng kinh nghiêm của y học dân gian nhưng với tri thức cập nhật và kỹ thuật thực nghiệm của y học hiện đại.

Mời quý vị cùng nghe những chia sẻ thú vị và ý nghĩa của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về việc ăn chay sao cho ít phải gặp... thầy thuốc, buổi nói chuyện diễn ra tại Quan Âm tu viện, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng được biết đến là một chuyên gia tư vấn sức khỏe, với cách nói hài hước, hỏm hỉnh và gần gũi, ông được nhiều độc giả, khán thính giả yêu mến suốt nhiều năm qua các phương tiện truyền thông.

Ông sinh năm 1952, tốt nghiệp y khoa ở Sài Gòn. Năm 1981, ông sang CHLB Đức định cư. Đến năm 2003, ông về Việt Nam làm việc.

Bị nhiễm SARS CoV-2, cùng với một số bệnh nền đã khiến sức khỏe ông trở nên trầm trọng và trút hơi thở cuối cùng ở Bệnh viện hồi sức Covid-19 chỉ sau một ngày nhập viện điều trị.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng qua đời khi một số công trình mà ông đang viết, để phổ cập kiến thức về y học, nhằm nâng cao kỹ năng giữ gìn sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng trả lời phỏng vấn Báo Giác Ngộ: "Người tu nên là Thầy thuốc"

Tốt nghiệp y khoa Sài Gòn năm 1978, sau đó định cư và hành nghề y tại CHLB Đức nhưng từ năm 2003, bác sĩ Lương Lễ Hoàng quyết định về làm việc tại Việt Nam. Ông dần trở nên quen thuộc với độc giả trong và ngoài nước qua hàng trăm bài viết về chuyên môn ngành y trên nhiều báo và tạp chí. Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lương Lễ Hoàng về những vấn đề quan tâm đối với Phật giáo.

* Điều gì thúc đẩy bác sĩ xây dựng chương trình "Y học Đông Tây thường thức”?

- Trong bối cảnh của một nền y tế chưa kịp hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng của mạng lưới cơ sở hạ tầng, vào thời điểm mà hai tiếng y đức đang nhạt nhòa trước mãnh lực của đồng tiền, phương án phòng bệnh thay vì chỉ chữa bệnh theo kiểu đau đâu chữa đó tất nhiên chưa thể triển khai như mong muốn của người dân. Chương trình “Y học Đông Tây thường thức” ra đời với mong muốn mang kiến thức y học thật gọn, thật thực tiễn đến người dân để người đã bệnh cũng như người chưa bệnh trở thành trợ thủ đắc lực cho thầy thuốc. Không thể có hàng nhái, cũng không thể có tình trạng thao túng lũng đoạn thị trường nếu người tiêu dùng hiểu cách kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

* Theo bác sĩ, quý Tăng Ni là đối tượng thích hợp nhất tham gia khóa học này?

- Chương trình “Y học Đông Tây thường thức” không chỉ nhằm vào giới tu sĩ Phật giáo mà còn thích hợp cho mọi người. Trong bối cảnh người dân vẫn còn thiếu thốn thông tin về y học, đối tượng lý tưởng để quảng bá kiến thức phòng bệnh chính là những người đang được đồng bào quý mến tin tưởng. Thế thì còn ai phù hợp cho công việc này hơn là quý Tăng Ni - những người đã đến với đời bằng cái Tâm, được đời yêu mến nhờ chữ Tín. Nếu nay lại thêm tiếng Trí đi kèm thì còn gì tốt hơn. Tôi sở dĩ chọn giới tu sĩ Phật giáo vì đạo Phật là tôn giáo chiếm đa số ở nước ta. Hơn nữa, cho dù được thực hiện ở bất kỳ nơi nào thì chương trình “Y học Đông Tây thường thức” vẫn hoan hỷ đón tiếp mọi giới đồng bào không có sự phân biệt trên tinh thần “cửa Phật từ bi bao giờ cũng rộng mở”.

* Làm sao để quý Tăng Ni tham gia chương trình tập huấn có thể tiếp thu tốt bài giảng khi không phải là giới chuyên môn?

- Điều này tất nhiên không đơn giản nhưng hoàn toàn khả thi. Chúng tôi cố gắng thiết kế chương trình giảng dạy với nội dung và hình thức nhằm đảm bảo các tiêu chí: đề tài phổ quát trong đời thường, hình thức giảng dạy dễ tiếp thu, phương pháp phòng và chữa bệnh tiện dụng trên thực tế, hiệu quả tối ưu về tác dụng y học lẫn tính chất kinh tế, an toàn cho người áp dụng cũng như cho đối tượng được áp dụng. Đây chính là các tiêu chí đảm bảo cho người học nhanh chóng đạt kết quả.

* So với một chương trình giáo dục và truyền thông y học thông thường thì mô hình tập huấn này có điểm gì khác biệt không, thưa bác sĩ?

- Bài giảng trong chương trình “Y học Đông Tây thường thức” tất nhiên không thể nặng phần chuyên môn như cho sinh viên y khoa hay bác sĩ hậu đại học. Trong phạm vi giới hạn của hai giờ giảng dạy, mỗi bài giảng được xây dựng trên một cấu trúc đồng nhất và tập trung vào tính thực tiễn như sau: Cơ chế bệnh lý theo quan điểm y học hiện đại, nguyên tắc phòng bệnh trên cơ sở sinh học, cách ứng dụng châm cứu, ấn huyệt và vật lý trị liệu theo Đông y, cách ứng dụng cây thuốc, cách ứng dụng thể dục dưỡng sinh và dinh dưỡng liệu pháp…

* Các kiến thức nào sẽ được bác sĩ chuyển tải cho học viên trong chương trình "Y học Đông Tây thường thức”?

- Trước mắt, 30 chủ đề chọn lọc đầu tiên liên quan đến các căn bệnh thông thường sẽ được giảng dạy như: cao huyết áp, hen suyễn, bệnh xoang, sỏi thận, thấp khớp, tiểu đường v.v… Ai thích bài nào thì ghi tên học bài đó. Ai học chưa xong có thể dịp khác học lại. Học sao để có thể ứng dụng ngay điều gì đó trong cuộc sống đời thường cho chính mình và cho đồng bào Phật tử thập phương. Đây cũng là cách “Đưa đạo vào đời để đời thành đạo” như slogan của chương trình này mà tôi rất tâm đắc.

* Được biết, bác sĩ hiện đang viết bài cộng tác, nắm giữ chuyên trang "Sức khỏe” định kỳ cho nhiều tờ báo. Bác sĩ nghĩ sao nếu được mời cộng tác cho Giác Ngộ cũng với nội dung này?

Với tôi, đó sẽ là một vinh hạnh lớn. Tôi thường chọn cho mỗi tờ báo một thể loại phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của độc giả, thí dụ “Sức khỏe doanh nhân” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, “Mỗi tuần một chuyện” trên Doanh nhân Sài Gòn, “Y khoa vui vẻ” trên Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, “Mẹo vặt phòng thân” trên Nông Thôn Ngày Nay, “Y thuật trong gia chánh” trên Thế Giới Ẩm Thực… Nếu được phép cộng tác với Giác Ngô, tôi sẽ chọn chủ đề “Đông Y thế kỷ XXI” với hy vọng mang kiến thức quý báu của nền y học cổ truyền nhưng với ngôn ngữ của khoa học thực nghiệm đến thật gần độc giả.

*Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bảo Thiên (thực hiện)

Kính thưa quý tôn đức Tăng Ni và quý nam nữ Phật tử,

Trước con số thống kê rất đáng ngại về ty lệ mắc bệnh tiểu đường ở người chay trường do ăn chay chưa đúng cách, bác sĩ Lương Lễ Hoàng với tinh thần phục vụ sức khỏe công đồng như xưa nay, đã cho người liên hệ trực tiếp với Quan Âm Tu Viện để phối hợp tổ chức một buổi giao lưu thiện nguyện với đề tài “Ăn chay sao cho ít gặp thầy thuốc” và tư vấn trả lời mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe cho người tham dự buổi chia sẻ của bác sĩ tại Quan Âm Tu Viện. Buổi nói chuyện cùng sẽ được livestream cho Tăng Ni Phật tử gần xa- những người đang ăn chay để biết cách ăn chay tránh bệnh tiểu đường và có sức khỏe tốt nhất sao cho ít phải gặp thầy thuốc, đồng thời bác sĩ sẽ tặng cuốn sách “Spirulina, dưỡng chất hoàn hảo cho mọi người” mới tái bản lần thứ 10.

Kính mời quý Tăng Ni Phật tử tham dự buổi nói chuyện của bác sĩ Lương Lễ Hoàng

  • Thời gian: từ 17:00 ngày thứ Bảy, 26/10/2019
  • Địa điểm: tại Quan Âm Tu Viện, số 384 Trường Sa, Phường 2, Q. Phú Nhuận
  • Điện thoại: 028.35 17 61 81

Để tham dự và nhận sách tặng của Bác sĩ, xin vui lòng đăng ký theo đường link: http://bit.ly/dkyanchaysaochoitgapthaythuoc

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói về ăn chay

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói về ăn chay

Liệu ăn chay có thực sự tốt cho người tiểu đường? Câu trả lời sẽ được BS Lương Lễ Hoàng giải đáp trong buổi trò chuyện tại Quan âm Tu viện vào lúc 17g, thứ 7, ngày 26/10/2019. Tham gia chương trình sẽ được bác sĩ tặng sách và rất nhiều kiến thức bổ ích xung quanh vấn đề tiểu đường và dinh dưỡng. Mời bạn đọc nhanh tay đăng ký tham dự.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói về ăn chay

Tâm lý chung của người bệnh tiểu đường là rất sợ đường huyết tăng, do đó người bệnh thường tìm cách hạn chế ăn, ăn ít đi để giảm thiểu mức tăng đường huyết, và một giải pháp được nhiều người lựa chọn là ăn chay. Những câu hỏi đặt ra là: Liệu ăn chay có thực sự tốt cho người tiểu đường? Và ăn chay sao cho đúng?

Trước những nỗi lo này, bác sĩ Lương Lễ Hoàng không thể "ngoảnh mặt làm ngơ" mà đã liên hệ trực tiếp với Quan âm Tu viện để phối hợp tổ chức buổi giao lưu thiện nguyện với chủ đề "Ăn chay sao cho ít gặp thầy thuốc" vào lúc 17g, thứ 7, ngày 26/10/2019 (Quan âm Tu viện, số 384 Trường Sa, P.2, Q.Phú Nhuận, TPHCM).

Buổi nói chuyện sẽ được livestream (phát trực tiếp) để mọi người cùng có thêm kiến thức, bí quyết để ăn chay đúng cách, phòng tránh bệnh tiểu đường và có sức khỏe tốt nhất sao cho ít phải gặp thầy thuốc. Đồng thời, trong chương trình bác sĩ Lương Lễ Hoàng cũng sẽ tặng cuốn sách "Spirulina, dưỡng chất hoàn hảo cho mọi người" tái bản lần thứ 10.

Để tham dự và nhận sách tặng của bác sĩ, xin vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY. Mọi chi tiết xin liên hệ 028 3517 6181.

Trân trọng!


AloBacsi.com