Bài tập: điền l hay n lớp 4 trang 87

Bài tập: điền l hay n lớp 4 trang 87

Câu 1: Tìm các tính từ:

Trả lời:

Có hai tiếng đầu bắt đầu bằng llung linh, lấp lánh, long lanh, lả lướt, lem luốc, lấp ló, lập lòe, lóng lánh, .....
Có hai tiếng đều bắt đầu bằng nnao núng, nườm nượp, não nề, nóng nảy, nặng nề, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức....

Câu 2: Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Trả lời:

Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

Câu 3: Tìm các từ:

Trả lời:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

  • Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại => Nản chí
  • Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới => Lý tưởng
  • Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi => Lạc hướng

b. Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :

  • Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ=> Kim khâu
  • Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt => Tiết kiệm
  • Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực => Tim

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, giải chi tiết bài chính tả tuần 13, vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, tuần 13 bài chính tả, giải tiếng việt 4 chi tiết dễ hiểu.

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu khiến trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.

II. Luyện tập

1. Tìm câu khiến trong những đoạn trích đã cho:

a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

LỌ NƯỚC THẦN

b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”

HÀ ĐÌNH CẨN

c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua và nói:

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

CÂY TRE TRĂM ĐỐT

Gợi ý:

Con xét mỗi câu đó xem mục đích của người nói, người viết trong câu đó là gì? Nếu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... thì đó là câu khiến.

- Dấu hiệu nhận biết câu khiến: Cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Trả lời:

Các câu khiến:

a.     Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b.    Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé!

    Đừng có nhảy lên boong tàu!

c.    Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

d.    Con đi chặt đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

2. Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em

Gợi ý:

Con chủ động tìm kiếm và ghi lại.

Trả lời:

-    Em hãy viết kết bài mở rộng cho bài tả cây tre ở quê em.

-    Vào ngay! (trích từ Ga-vrốt ngoài chiến lũy)

-    Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được! (Trích từ Vương quốc vắng nụ cười trang 143)

3. Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo)

Gợi ý:

- Nội dung: Yêu cầu, đề nghị, mong muốn một việc gì đó.

- Hình thức: Kết thúc câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Trả lời:

-  Bạn giúp mình xin phép cô giáo cho mình nghỉ học hôm nay vì mình bị cảm nhé!

- Tối nay, chị giảng lại giúp em bài toán nhé!

- Thưa cô, cô giảng lại phần vừa rồi giúp em với ạ!

II. Luyện tập

1. Gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (in chữ đậm) trong đoạn văn sau :

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên :

                    Hoa cà phê thơm lắm em ơi

                    Hoa cùng một điệu với hoa nhài

                    Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

                    Như miệng em cười đâu đây thôi.

Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn

M : Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.

2. Viết vào bảng những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của tính chất, đặc điểm :

Tính chất, đặc điểm

Cách 1

(Tạo từ ghép, từ láy)

Cách 2

(Thêm rất, quá, lắm)

Cách 3

(Tạo ra phép so sánh

Đỏ

Cao

Vui

3. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (mỗi từ ngữ đặt một câu).

Phương pháp giải:

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2) Em thử tìm bằng các cách sau:

- Tạo từ ghép, từ láy với các từ đã cho.

- Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau các từ đã cho.

- Tạo ra các phép so sánh.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

1) 

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

                Hoa cà phê thơm lắm em ơi

                Hoa cùng một điệu với hoa nhài

                Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

                Như miệng em cười đâu đây thôi.

Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

2)

Tính chất, đặc điểm

Cách 1

(Tạo từ ghép, từ láy)

Cách 2

(Thêm rất, quá, lắm)

Cách 3

(Tạo ra phép so sánh)

Đỏ

đo đỏ, đỏ rực, đỏ tía, đỏ chót, đỏ chon chót

rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ

đỏ nhất, đỏ như son, đỏ như mặt trời, đỏ như máu

Cao

cao cao, cao vút, cao vời vợi, cao chót vót

rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao

cao nhất, cao như núi, cao hơn

vui

vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui mừng

rất vui, vui quá, vui lắm, quá vui

vui như tết, vui nhất, vui hơn hết

3)

Đỏ:

Trái ớt đỏ chon chót.

Bạn Hương có chiếc áo khoác màu đỏ rực.

Cao:

Mùa thu, bầu trời xanh trong và cao vời vợi.

Tháng này vì cả lớp 4A đồng lòng cố gắng nên điểm thi đua rất cao.

Vui:

Tết đến, trẻ em là những người vui nhất.

Mẹ đi công tác xa về, cả nhà em mừng vui như Tết.

Loigiaihay.com