Bài tập kinh tế vĩ mô theo từng chương năm 2024
Nội dung của cuốn sách được trình bày trong 12 chương theo đúng cấu trúc của Giáo trình; bài tập của từng chương được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những bài tập về các khái niệm, các nguyên lý ban đầu đến những bài tập phức tạp, mang tính tổng hợp, thực hành với toàn bộ mô hình hoặc liên kết nhiều mô hình kinh tế vĩ mô, giúp cho người học hiểu được sự vận động của nền kinh tế gần với thực tế. Show
Trong "Bài tập Kinh tế học vĩ mô: chương trình cơ sở", trọng tâm thực hành được đặt vào các chương đầu, các khái niệm chung, các mô hình của nền kinh tế đóng. Quyển 1 cuốn cơ sở bao gồm các chương 1, 2, 3. 1. Theo sự phân đôi cổ điển (classical dichotomy) điều gì sẽ làm thay đổi các biến danh nghĩa, điều gì sẽ làm thay đổi các biến thực? ĐÁP ÁN: Biến danh nghĩa Biến thực Khái niệm Các biến được tính theo đơn vị tiền tệ Các biến được tính theo đơn vị hiện vật Điều tác động tới Cung tiền Cung ứng các nhân tố sản xuất 2. Giả sử tiền là trung tính. Trong những biến sau đây, biến nào sẽ không thay đổi khi cung tiền tăng?
ĐÁP ÁN: - Trong dài hạn , khi cung tiền tăng lên thì chỉ có các biến danh nghĩa thay đổi , còn biến thực hoàn toàn không thay đổi: + Biến danh nghĩa: giá , tiền lương danh nghĩa , lãi suất danh nghĩa + Biến thực: sản lượng , tỷ lệ so sánh giá , tiền lương thực tế , lãi suất thực. Những thứ không thay đổi bao gồm : lãi suất thực , tiền lương thực , sản lượng thực 3. Hãy xác định các biến sau đây là danh nghĩa hay biến thực
4. Định nghĩa các biến và giải thích ý nghĩa của phương trình M x V = P x Y.Bạn cần phải đưa ra những giả định gì để phương trình này hàm ý sự gia tăng cung tiền sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng tỷ lệ của mức giá? ĐÁP ÁN: M là khối lượng tiền V là tốc độ lưu chuyển của tiền , P là mức giá và Y là sản lượng . P ×Y là giá trị chi tiêu danh nghĩa luôn bằng với số lượng tiền nhân với số lần trung bình mà một đơn vị tiền tệ thực hiện chi tiêu . Để phương trình này hàm ý sự gia tăng cung tiền sẽ dẫn đến gia tăng cùng tỷ lệ của mức giá thì V được giả định là không đổi và sự thay đổi của cung tiền không ảnh hưởng tới các biến thực ( tiền là trung tính ) 5. Thuế lạm phát là gì, tại sao nó có thể giải thích cho việc gây lạm phát của ngân hàng trung ương?ĐÁP ÁN: - Lạm phát giống như thuế đánh vào người giữ tiền và gọi là thuế lạm phát - Giải thích cho việc gây lạm phát của ngân hàng trung ương : + Thuế lạm phát thường được sử dụng là một khái niệm trong kinh tế học mô tả cách chính phủ có thể thu thuế thông qua việc tăng giá cả theo theo tỷ lệ với mức lạm phát + Trong ngữ cảnh của ngân hàng trung ương , lạm phát thường xuất phát từ việc tăng cung tiền mà không có sự tăng cường về giá hàng hóa và dịch vụ , và chính sách tiền tệ không ổn định có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình gây lạm phát 6. Các nhà kinh tế đồng ý rằng sự gia tăng tăng trưởng cung tiền có thể dẫn đến lạm phát, và lạm phát là không mong muốn. Vậy tại sao thỉnh thoảng siêu lạm phát vẫn xảy ra và làm thế nào để chấm dứt siêu lạm phát?ĐÁP ÁN: Thông thường , chính phủ đối mặt với siêu lạm phát đều bắt nguồn từ nguyên nhân chi tiêu ngân sách quá lớn , bất cân đối với nguồn thu , và họ gặp khó khăn trong việc vay nợ . Do vậy, họ sử dụng biện pháp in tiền để trang trải chi tiêu . Khi một lượng tiền liên tục được in ra để bù đắp thâm hụt ngân sách thì nó sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát. Điều này chỉ dừng lại khi chính phủ các nước đó áp dụng chính sách tài khóa và loại bỏ thuế lạm phát 7. Giả sử rằng tốc độ lưu chuyển tiền và sản lượng là cố định, và cả lý thuyết số lượng và hiệu ứng Fisher đều đúng. Điều gì sẽ xảy ra với lạm phát, lãi suất thực, và lãi suất danh nghĩa khi tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng từ 5 lên 10%.ĐÁP ÁN: Lạm phát và lãi suất danh nghĩa sẽ tăng 5% còn lại lãi suất thực không đổi 8. Chi phí của lạm phát bao gồm những gì?ĐÁP ÁN: NOTE: LÃI SUẤT THỰC TẾ SẼ KHÔNG TĂNG NHƯ LÃI SUẤT DANH NGHĨA khi xảy ra lạm phát 9. Hãy giải thích ảnh hưởng của lạm phát đối với tiết kiệm.ĐÁP ÁN: Lạm phát không khuyến khích tiết kiệm . Lãi suất thực sẽ giảm khi lạm phát tăng lên Xem thêm: Tổng hợp công thức kinh tế vi mô 10. Phân biệt nguyên nhân gây ra lạm phát từ phía cung và phía cầuĐÁP ÁN: Lạm phát xuất phát từ 2 nguyên nhân : phía cung và phía cầu - Lạm phát từ phía cầu: ( Demand –pull inflation ) xuất hiện khi tổng cầu ( tổng chi tiêu của xã hội tăng lên ) vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực tăng giá cả . Tổng cầu phản ánh những nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, bao gồm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình , của doanh nghiệp , chính phủ và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của thị trường nước ngoài - Lạm phát từ phía cung ( cost- push inflation ): thường xuất hiện khi có sự tăng giá đầu vào, như nguyên liệu sản xuất hoặc lương công nhân . Khi chi phí sản xuất tăng , các doanh nghiệp thường tăng giá sản phẩm để bù đắp , dẫn đến lạm phát VD: Một ví dụ về lạm phát từ phía cung là khi xuất khẩu tăng , dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung ( thị trường tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn cung cấp ), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến cho lượng hàng cung trong nước giảm ( hút hàng trong nước ) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây lạm phát |