Bản đồ đà lạt 2023

Tuyến đường vành đai TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng, dài gần 7,5 km đi qua các phường 3, 4, 5 dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023.

Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng vừa có văn bản gửi tới UBND TP Đà Lạt và các đơn vị liên quan thông báo về việc khởi công xây dựng đường vành đai TP Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư.

Bản đồ đà lạt 2023

Đường vành đai Đà Lạt sẽ kết nối ra ngã ba đèo Prenn - Trúc Lâm Yên Tử (đầu đường vào Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt). (Ảnh: Gia Bình/Thanh Niên).

Công trình sẽ đi qua các phường 3, 4, 5, TP Đà Lạt, có tổng chiều dài tuyến đường gần 7,5 km. Hướng tuyến, có điểm đầu kết nối với đường Trúc Lâm Yên Tử (giao với đèo Prenn); điểm cuối tuyến là ngã tư giao với đường Hoàng Văn Thụ và đường Nguyễn Đình Quân.

Cụ thể, đường Trúc Lâm - Yên Tử nối dài có chiều dài khoảng 2,609 km. Đoạn này có điểm đầu Km0+000 (Km1 đường Trúc Lâm – Yên Tử thuộc phường 3, TP Đà Lạt) và điểm cuối Km2+609,28 (sau cầu Suối Tía trên đường Hoa Hồng thuộc phường 3, TP Đà Lạt).

Tiếp đến là đường An Sơn – Y Dinh – An Tôn có chiều dài khoảng 4,839 km. Điểm đầu là Km0+000 (sau cầu Suối Tía trên đường Hoa Hồng thuộc phường 3, TP. Đà Lạt (nối tiếp đường Trúc Lâm – Yên Tử nối dài) và điểm cuối là Km4+839,86 (giao với đường Hoàng Văn Thụ thuộc phường 5, TP Đà Lạt).

Tuyến đường được thiết kế với tốc độ 40 km/h; nền đường rộng 20 m, mặt đường rộng 10 m; vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 5 mét. Trên tuyến có xây dựng cầu suối Tía bên cạnh cầu cũ tại lý trình Km2+490 với chiều dài hơn 37 m, khổ cầu rộng 20 m, gồm phần xe chạy rộng 10m phần lan can và lề đi bộ mỗi bên 5 m.

Công trình do Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng làm chủ đầu tư; đơn vị quản lý dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Lâm Đồng. Nhà thầu thi công là Liên danh CTCP Xây dựng và tư vấn đầu tư 18 – CTCP Thắng Đạt – Công ty TNHH Nam Phan – Công ty TNHH xây dựng Tổng hợp 26/3. Đơn vị tư vấn giám sát là Phân viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải miền Trung.

Dự án xây dựng đường vành đai TP Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư có tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng (trong đó, chi phí xây dựng hơn 350 tỷ đồng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 309 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác) từ nguồn ngân sách tỉnh. Ngày khởi công là 26/7/2021 và hoàn thành vào 23/6/2023.

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt được thể hiện trong bản đồ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt tới năm 2030.

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km².

Vị trí địa lý của thành phố Đà Lạt như sau: Phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương; phía tây giáp huyện Lâm Hà; phía nam giáp huyện Đức Trọng; phía bắc giáp huyện Lạc Dương.

Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường:  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Về quy hoạch, ngày 23/10/2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định này vẫn có hiệu lực cho đến khi Quyết định mới được ban hành.

Theo quyết định trên, định hướng phát triển không gian của thành phố Đà Lạt như sau: 

 Là đô thị loại 1, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 240.000 - 25.000 người, trong đó khoảng 20.000 - 25.000 người được quy đổi từ khách du lịch và đất xây dựng đô thị khoảng 5.500 - 6.500 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.400 - 2.700 ha.

Phát triển thành phố Đà Lạt theo mô hình tuyến vành đai và các trục hướng tâm, kết nối với các trục cảnh quan mặt nước, cảnh quan rừng, cảnh quan địa hình và hệ thống tuyến, dãi công viên - cây xanh cảnh quan. Bảo vệ các vành đai rừng, duy trì hình ảnh cảnh quan núi rừng của thành phố Đà Lạt. Bảo vệ và phát triển vùng đệm xanh giữa các khu vực phát triển. Phát triển hệ thống công viên đô thị dựa vào các thung lũng nông nghiệp hiện có, kết nối với các hồ nước tự nhiên, các vùng tụ thủy theo địa hình, và các địa danh thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Đà Lạt.

Nâng cao giá trị “Trục di sản Đông - Tây” (gồm: đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương), cải tạo thành trục đại lộ chính nối kết các điểm, công trình kiến trúc di sản lịch sử, kiến trúc, cảnh quan tại khu vực, tạo thành tuyến tham quan du lịch đặc thù. Hình thành “Tuyến cây xanh cảnh quan Bắc - Nam” (trải dài từ khu vực giáp đường Mai Anh Đào đến giáp Công viên hoa thành phố) tạo môi trường, cảnh quan đặc trưng cho thành phố Đà Lạt.

Cải tạo khu trung tâm thành phố với cấu trúc không gian xanh đa dạng và có tính kết nối cao. Thiết kế đô thị khu Trung tâm thương mại và khu vực cảnh quan quanh hồ Xuân Hương; hình thành trục đường đi bộ kết nối với khu Trung tâm Hòa Bình, Chợ Đà Lạt, tạo thành không gian thương mại - du lịch hấp dẫn. Cải tạo, chỉnh trang cảnh quan và không gian đô thị dọc hai bên tuyến đường sắt cũ. Xây dựng các khu dân cư mới chất lượng cao, theo mô hình “Thành phố vườn” và các khu phát triển du lịch nối kết với tuyến giao thông vành đai với các không gian, cảnh quan đặc trưng (như: mặt nước, rừng thông, nông nghiệp sạch...). Chiều cao công trình phải phù hợp với không gian đô thị hiện hữu.

Cấu trúc các khu đô thị, bao gồm: Khu đô thị trung tâm lịch sử, khu đô thị phát triển mở rộng phía Đông và phía Tây, khu đô thị nông nghiệp sạch phía bắc.

Các khu vực hạn chế phát triển, bao gồm: Khu vực trung tâm, các khu vực bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đặc thù, các không gian công viên cây xanh, danh lam thắng cảnh, các thung lũng cho phép ngập nước, khu vực đồi rừng trong đô thị và rừng tự nhiên ngoài đô thị, hệ thống mặt nước và sinh thái ven mặt nước.

Thành phố Đà Lạt thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt đến năm 2030.

Ký hiệu trên bản đồ quy hoạch.

 - Xem chi tiết Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Xem chi tiết quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt trên bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

- Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt TẠI ĐÂY.