Bàn đó dự án cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang

Ngày 4/10, ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản thống nhất kế hoạch chi tiết triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1 - Dự án thành phần 3 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (đơn vị Chủ đầu tư dự án, gọi tắt Ban QLDA) lập, đã được Sở GTVT và Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất, đề xuất.

Bàn đó dự án cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị (đứng giữa) khảo sát dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ảnh: N.H

UBND tỉnh giao Ban QLDA, các sở, ban, ngành, UBND các huyện Ea Kar, Krông Pắc, Cư Kuin và cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chịu trách nhiệm triển khai đảm bảo đúng thời gian quy định.

Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và giải pháp khắc phục về Chủ đầu tư để giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết.

UBND các huyện Ea Kar, Krông Pắk, Cư Kuin theo dõi, chỉ đạo các phòng, ban, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, UBND cấp xã chủ động thực hiện và phối hợp với Chủ đầu tư để thực hiện.

Giao Ban QLDA chủ động theo dõi, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để nắm bắt thông tin, tiến độ triển khai công việc, các khó khăn, vướng mắc (nếu có) của các cơ quan, đơn vị để giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh để biết, đối với những nội dung vượt thẩm quyền khẩn trương báo cáo Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh.

Theo Ban QLDA, để triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1, Ban đã cập nhật thời gian phấn đấu hoàn thành phê duyệt dự án vào ngày 18/12/2022. Hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 26/10/2022 và thẩm định, phê duyệt ĐTM ngày 10/12/2022.

Theo đó, triển khai thiết kế cắm mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) từ ngày 13/10/2022 và hoàn thành thi công cắm mốc ngày 22/11/2022. Công tác bàn giao tiến hành đồng thời trong quá trình cắm mốc, bắt đầu từ ngày 28/10/2022 và kết thúc ngày 27/11/2022 (quá trình bàn giao diễn ra nhiều đợt theo tiến độ cắm cọc để đảm bảo yêu cầu về tiến độ).

Triển khai công tác GPMB song song quá trình bàn giao cọc và được chia ra làm 2 phân đoạn để triển khai. Cụ thể: Phân đoạn 1, các đoạn đơn giản và khu vực có nhà, đất ở của hộ gia đình, cá nhân bắt đầu triển khai từ ngày 2/11/2022 và phấn đấu đến ngày 1/6/2023 sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư. Các trường hợp cần cưỡng chế, thu hồi đất (nếu có) sẽ bàn giao vào ngày 28/12/2023.

Phân đoạn 2, các đoạn còn lại bắt đầu triển khai ngày 7/11 và phấn đấu đẩy nhanh tiến độ triển khai để đến ngày 11/5/2023 sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư.

Các trường hợp cần cưỡng chế, thu hồi đất (nếu có) sẽ bàn giao vào ngày 4/11/2023. Sau khi hoàn thiện phê duyệt dự án, chủ động triển khai các bước tiếp theo, phấn đấu khởi công vào ngày 1/6/2023.

Cũng theo Ban QLDA, Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Đắk Lắk, Ban đưa ra các mốc thời gian để triển khai thực hiện có tính đồng thời, song hành và chủ động rút ngắn thời gian thực hiện để đảm bảo tiến độ chung.

Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm mục đính giúp tỉnh theo dõi và chỉ đạo các đơn vị đảm bảo các mốc thời gian hoàn thành theo chỉ đạo tại Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ.

Chiều 27/3, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội thảo nghe ý kiến của các sở, ban ngành liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Nha Trang (Khánh Hòa).

Công ty Cổ phần Tư vấn Trường Sơn (đơn vị tư vấn) giới thiệu các thông tin liên quan về Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang gồm: căn cứ pháp lý; mục tiêu tổng quát; phương án tuyến; giải pháp thiết kế; phương án tổng thể giải phóng mặt bằng và sơ bộ tổng mức đầu tư. Cụ thể, có 3 phương án tuyến được đưa ra gồm: phương án 1 (gồm phương án 1A và 1B), tổng chiều dài dự kiến 105 km; phương án 2 chiều dài 110 km và phương án 3 chiều dài 150 km. Qua đó, phân tích từng mặt ưu, nhược điểm của từng phương án để các đại biểu thảo luận, góp ý kiến.

Phương án 1A là khả thi nhất, định hướng dự kiến điểm đầu giao với tuyến tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk), điểm cuối giao với đường cao tốc Bắc Nam phía Đông (tỉnh Khánh Hòa). Công trình đi qua 5 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm: Krông Pắc, Cư Kuin, Ea Kar, Krông Bông, M’Đrắk và huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa). Dự kiến có tổng chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng, gồm 4 làn xe. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế từ 80 đến 120 km/giờ, vận tốc trung bình 95,5 km/giờ; thời gian lưu thông 1,1 giờ.

Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng (GPMB), do tuyến chủ yếu đi qua khu vực là đất nông nghiệp, đất rừng trồng và một phần đất tự nhiên, chi phí sẽ không lớn. 

TVTS

(PLO)- Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài 117,5 km, tổng mức đầu tư gần 22.000 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào trước ngày 30-11-2023 và hoàn thành trong tháng 12-2026.

Ngày 8-7, ông Nguyễn Thanh Hiến, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1.

Bàn đó dự án cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang

Ông Nguyễn Thanh Hiến thông tin về các dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: HH.

Cụ thể, ngày 16-6, Quốc Hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 với 3 dự án thành phần.

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, trong đó đoạn qua tỉnh Khánh Hòa khoảng 33,2 km và qua tỉnh Đắk Lắk khoảng 84,3 km. Đường cao tốc có vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư gần 22.000 tỉ đồng.

Điểm đầu của cao tốc là nút giao thông quốc lộ 26B và quốc lộ 1, khu cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa); điểm cuối sẽ giao cắt đường Hồ Chí Minh tránh phía đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Dự án dự kiến xây dựng 49 cây cầu trên tuyến chính và bảy cầu vượt ngang. Cùng với đó dự án sẽ xây dựng ba hầm gồm hầm Phượng Hoàng, hầm Ea Trang và hầm Chư Te.

Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết dự án sơ bộ phạm vi sử dụng đất của dự án đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích khoảng 345 ha.

Trong đó, đất trồng lúa 2 vụ khoảng 88 ha; đất nông nghiệp khác khoảng 124 ha; đất ở khoảng 9 ha; đất trồng cây lâu năm khoảng 14 ha; đất rừng sản xuất khoảng 2 ha; đất rừng phòng hộ khoảng 40 ha; đất khác khoảng 67 ha...

Tổng diện tích chiếm dụng rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 42,63 ha (hân theo loại đất rừng: đất rừng sản xuất khoảng 2,25ha; đất rừng phòng hộ khoảng 40,18 ha).

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột sẽ ảnh hưởng khoảng 364 hộ, số hộ tái định cư khoảng 280 hộ.

Bàn đó dự án cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dự kiến khởi công trước ngày 30-11-2023. Ảnh: HH.

Ông Nguyễn Thanh Hiến cho biết để bố trí vốn thực hiện giải phóng mặt bằng, vào tháng 5-2022, HĐND tỉnh Khánh Hòa có Nghị quyết cam kết phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 (ngân sách địa phương) để tham gia thực dự án, dự kiến 348 tỉ đồng.

Ngày 28-6, Bộ GTVT đã có tờ trình số gửi Thủ tướng Chính phủ dự thảo các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư tiếp theo của cơ quan chủ quản, xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể để thực hiện dự án thành phần đoạn qua địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu tiến độ chung của toàn dự án.

Phó Giám đốc Sở GTVT thông tin dự kiến dự án sẽ được thẩm định, phê duyệt vào tháng 5-2023. Dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng trong quý I-2024. Dự án dự kiến khởi công vào trước ngày 30-11-2023 và hoàn thành trong tháng 12-2026.

Để đẩy nhanh tiến độ, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa nhận thấy cần thiết phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến chỉ định thầu theo các cơ chế cho phép áp dụng để thực hiện dự án.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài gần 118km đi qua tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk. Tổng mức đầu tư gần 22 nghìn tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2026.

Thông tin cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Dự án có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); điểm cuối giao cắt với đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột tại km12+450, thuộc địa phận xã Hòa Đông; dự kiến xây dựng 49 cầu trên tuyến chính, 7 cầu vượt ngang và 3 hầm; quy mô 4 làn xe.

Đoạn qua tỉnh Khánh Hòa dài gần 32,7 km, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk dài hơn 84 km.

UBND tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất phương án phân chia dự án trên thành 3 dự án thành phần. Cụ thể như sau :

  • Dự án thành phần 1 (Km0+000 – Km32+000) với chiều dài khoảng 32km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.632 tỷ đồng, do UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản thực hiện.
  • Dự án thành phần 2 (Km32+000 – Km69+500) với chiều dài khoảng 37,5km trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.818 tỷ đồng, do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản thực hiện.
  • Dự án thành phần 3 (Km69+500 – Km117+866) với chiều dài khoảng 48,5km trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.485 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản thực hiện.

Theo tính toán, tổng mức đầu tư Dự án là 21.935 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 13.250 tỷ đồng, gồm :

  • 6.539 tỷ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT;
  • 2.320 tỷ đồng dự kiến từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội;
  • 4.391 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT sau khi rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu được từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020; giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 8.685 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án

(31/10/2022) UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đăng ký kế hoạch vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1).

Theo đó, địa phương này đăng ký bố trí vốn cho dự án thành phần 1 (do UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư) là trên 3.877 tỉ đồng. Trong đó, vốn thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội là 596 tỉ đồng và giải ngân trong hai năm. Cụ thể, năm 2022 là 20,6 tỉ đồng, năm 2023 là hơn 575 tỉ đồng, nhằm thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Đối với nguồn vốn kế hoạch trung hạn, UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất bố trí 1.845 tỉ đồng. Trong đó, trên 1.130 tỉ đồng lấy từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách năm 2021, số còn lại ngân sách địa phương sẽ cân đối nhằm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Tỉnh này cũng cho biết hiện dự án thành phần 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, nên tỉnh sẽ bố trí 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

(15/10/2022) tỉnh Đắk Lắk (chủ đầu tư dự án thành phần 3) vừa báo cáo tác động môi trường gửi Bộ TN&MT thẩm định, phê duyệt. Tỉnh cũng dự kiến tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 20-1-2023 và bàn giao 70% mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30-6-2023, bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31-12-2023.

(25/07/2022) Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ: Triển khai Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Nghị quyết số 89/NQ-CP

(27/04/2022) Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị triển khai Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Theo đó, thống nhất thành lập Tổ công tác (Tổ giúp việc) trực thuộc Ban Chỉ đạo một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 (Ban Chỉ đạo 321) để giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Dự án.

Giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Quyết định bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Võ Văn Cảnh làm thành viên Ban Chỉ đạo 321 và Quyết định thành lập Tổ công tác (Tổ giúp việc) với các thành viên đảm bảo phù hợp, thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo Dự án.

Thống nhất chủ trương giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt là Ban tỉnh) làm chủ đầu tư Dự án.

Ban tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng để khẩn trương hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí để trình Bộ Xây dựng xếp hạng đối với tổ chức và các cá nhân liên quan để đáp ứng được yêu cầu của Dự án. Nghiên cứu thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột để tập trung thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án này.

Giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai rà soát, cập nhật các vùng phụ cận của cao tốc như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị… vào Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk, Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 định hướng đến 2050 và Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của các địa phương và của tỉnh trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phát huy lợi thế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội sau khi cao tốc hoàn thành.

Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng Quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh theo trục Bắc – Nam để kết nối vào 1 trong các điểm giao của cao tốc (dự kiến nút giao Ea Rớt), báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến bổ sung vào Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 rà soát quy trình, thủ tục thực hiện hoán đổi vị trí đất quốc phòng thuộc khu vực phòng thủ đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Tiếp tục đôn đốc, triển khai việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai; phát hiện, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tác động tăng giá đất trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo dừng cấp phép khai thác mới đối với các mỏ vật liệu dự kiến phục vụ Dự án nhằm đảm bảo nguồn cung theo thiết kế cho nhà thầu…

(05/04/2022) Trong thông báo kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa (ban hành ngày 5.4), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và tỉnh Đắk Lắk trong việc triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Đối với số vốn còn thiếu để hoàn thành dự án (khoảng 7.200 tỉ đồng): giao UBND tỉnh Đắk Lắk rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh để cân đối, bố trí 1.200 tỉ đồng; Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ để cân đối, bố trí bổ sung cho dự án; Bộ KH-ĐT đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí bổ sung từ các nguồn khác hoặc điều chỉnh từ các dự án chậm triển khai, nguồn dự phòng…

Thủ tướng cũng chỉ đạo cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến cao tốc, tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk cần nghiên cứu, triển khai đồng bộ công tác quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị để mở ra không gian phát triển và tạo động lực phát triển mới.

(24/03/2022) Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, trong Quý I năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản thống nhất quản lý) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT.

Vì vậy, sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, căn cứ năng lực, kinh nghiệm quản lý của các địa phương và trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đơn vị chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ GTVT là cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở và đóng vai trò là cơ quan rà soát, điều phối bảo đảm giữa các dự án thành phần thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khớp nối và không vượt tổng mức đầu tư của Dự án. Đồng thời, là cơ quan chủ trì tổng hợp trình điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có) và tổng hợp báo cáo Quốc hội hàng năm.

Về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện Dự án, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; về chuyển mục đích sử dụng rừng.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo Duan24h.net (Tienphong.vn; Baodautu.vn; Chinhphu.vn)