Bảng kiểm quy trình xác nhận người bệnh và dịch vụ cung cấp cho người bệnh

Nhận dạng sai người bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều sai sót, rủi ro trong y khoa. Hậu quả có thể từ nhẹ đến nặng, nhẹ như tính tiền sai, phát nhầm đồ ăn , nhưng cũng có thể rất nặng nề như chích nhầm thuốc, truyền nhầm nhóm máu, phẫu thuật sai, trả nhầm Em bé cho gia đình vv.

Một báo cáo ở Anh từ tổng kết từ tháng 11.2003 đến tháng 7.2005 ghi nhận 236 sự cố liên quan đến nhận diện sai người bệnh, dù đã có sử dụng vòng đeo tay.

Tại Việt Nam, vấn đề nhận diện sai người bệnh dẫn đến những sai sót là rất thường gặp, nhất là với tình hình người bệnh trùng tên, trùng ngày tháng năm sinh, đôi khi trùng địa chỉ nhà vvv. Dù chưa có con số thông kê cụ thể, nhưng gần như cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nào cũng phải đối diện với nguy cơ nhầm lẫn người bệnh, mỗi ngày.

Hiện tại vấn đề nhận dạng đúng người bệnh đang được cả thế giới quan tâm, tổ chức y tế thế giới ( WHO ) và nhiều tổ chức về An Toàn Người Bệnh đưa mục tiêu nhận dạng đúng người bệnh lên làm mục tiêu an toàn hàng đầu. Bộ Y Tế - Sở Y Tế cũng rất quan tâm. BYT đã đưa nội dung này vào trong Thông tư 19/2013/TT/BYT “ 

Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” , trong tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh cũng đưa nội dung này vào trong “Khuyến cáo triển khai hoạt động an toàn người bệnh tại các bệnh viện” .

Bảng kiểm quy trình xác nhận người bệnh và dịch vụ cung cấp cho người bệnh

Các nguyên tắc chung trong xác định ( nhận dạng) người bệnh:

- Xác định đúng người bệnh bao gồm xác định chính xác cá nhân người bệnh và cả những gì liên quan đến người bệnh như hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, phiếu xét nghiệm, máu chế phẩm máu, bệnh phẩm xét nghiệm vv.. Có thể nhấn mạnh một nguyên tắc chung: trước khi cung cấp bất kì dịch vụ gì cho người bệnh, cần phải xác nhận đúng người bệnh.

- Khi xác định người bệnh, phải sử dụng ít nhất 3 trong 5 yếu tố nhận dạng người bệnh như : họ tên đầy đủ, tuổi (ngày tuổi/ tháng tuổi/ hay tuổi theo năm), giới tính, địa chỉ (tên tỉnh, nếu ở Tp.HCM thì dùng quận/ huyện) và số hồ sơ. Lưu ý số giường và số phòng không phải là thông tin phù hợp để xác định đúng người bệnh.

- Khi xác định người bệnh, phải sử dụng câu hỏi mở đối với người bệnh/ thân nhân bệnh nhân (trong trường hợp người bệnh không thể nói được, không tỉnh táo, em bé không thể cung cấp thông tin chính xác) để kiểm tra chính xác thông tin người bệnh. 

- Trường hợp người bệnh nằm cách ly, không có thân nhân bên cạnh, việc xác định đúng người bệnh nên dựa vào vòng đeo tay trên người bệnh.

Poster Chống nhầm lẫn người bệnh của BV Quận 2:

Bảng kiểm quy trình xác nhận người bệnh và dịch vụ cung cấp cho người bệnh

- Lưu ý: vòng đeo tay, Barcode, bảng tên vv là các phương tiện giúp cho quá trình nhận dạng người bệnh, không phải là yếu tố nhận dạng, khi sử dụng cũng phải chắc chắn các thông tin nhận dạng người bệnh trên các phương tiện này là chính xác. Ví dụ: ở thời điểm đeo vòng đeo tay cho người bệnh, cần tuân thủ nguyên tắc nhận dạng người bệnh để bảo đảm đeo vòng cho đúng đồng thời giải thích cho người bệnh và thân nhân ý nghĩa của vòng đeo tay để họ hợp tác trong suốt quá trình điều trị.

Tham khảo thêm loạt bài về Nhận diện đúng người bệnh - trên góc nhìn của người bệnh:

Phan Thị Ngọc Linh

Bảng kiểm ATPT của WHO được XD năm 2009 với mục đích rà soát tránh bỏ sót, phòng sai sót và ghi nhận những việc thực làm ở mỗi giai đoạn của cuộc phẫu thuật. Trong bảng kiểm WHO có chú thích 1 dòng cuối bảng kiểm là "Bảng kiểm có thể chưa hoàn chỉnh. Khuyến khích thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế”.

BV ĐK Đống Đa chúng tôi nhiều năm nay mỗi khi phẫu thuật, kíp pthuật cũng đã thực hiện rà soát các bước trong từng gđoạn. Tuy nhiên chưa có văn bản, giấy tờ nào ghi lại cụ thể những việc đã thực làm trong cuộc mổ. Chính vì vậy tôi được BV phân công XD bảng kiểm ATPT và đi cùng bảng kiểm là QT hướng dẫn thực hành. 

Bảng kiểm quy trình xác nhận người bệnh và dịch vụ cung cấp cho người bệnh

* Bảng kiểm tôi XD cũng dựa trên bảng kiểm của WHO và có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế BV. Sau 2 tháng thử nghiệm đánh giá việc tuân thủ bảng kiểm xin chia sẻ và rất mong sự góp ý của Câu lạc bộ trước khi triển khai chính thức ạ.

Bảng kiểm gồm 3 phần: thông tin hchinh (bảng WHO ko có), 3 gđoạn của cuộc mổ cần phải ktra và phần đại diện kíp mổ xác nhận đã ktra, đánh dấu vào bảng kiểm theo nhiệm vụ (bảng WHO ko có). P/S: Và đây cũng là lời hứa chia sẻ với Câu lạc bộ và anh Pham chi Hien khi xây dựng xong.

Lê Thanh Hải

BV Đống Đa - Hà Nội

Hơn bao giờ hết, An toàn người bệnh hiện trở thành mục tiêu ưu tiên số một khi bàn đến chất lượng y tế nói chung và chất lượng bệnh viện nói riêng trên phạm vi toàn cầu. Đã có nhiều giải pháp và công cụ làm hạn chế thấp nhất các sự cố y khoa, trong đó phải kể đến một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu được triển khai thực hiện nghiêm túc, đó là bảng kiểm (checklist). Tháng 6/2013, Tổ chức Health Research & Educational Trust (HRET) phối hợp với Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ (American Hospital Association - AHA) đã giới thiệu 10 bảng kiểm giúp cải thiện an toàn người bệnh qua chuyên đề “Checklists to Improve Patient Safety”.

Bảng kiểm quy trình xác nhận người bệnh và dịch vụ cung cấp cho người bệnh

Tài liệu giới thiệu 10 bảng kiểm giúp cải thiện an toàn người bệnh của Tổ chức HRET và AHA (6/2013)

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, sự phát triển và sử dụng các loại bảng kiểm đã tăng lên rõ rệt với mục đích cải thiện an toàn cho người bệnh. Năm 2010, một khảo sát củangành công nghiệp truyền thông cho thấy có 88,8% các nhà quản chất lượng bệnh viện sử dụng bảng kiểm để ngăn ngừa cáclỗi trong công tácquản lý, điều hành bệnh viện. Điều quan trọng cần lưu ý là tính hiệu quả của bảng kiểm phụ thuộc vào chất lượng nội dung của bảng kiểm, sự chấp nhậntuân thủ của nhân viên thực hiện theo bảng kiểm, và văn hóa an toàn người bệnh của tổ chức theo chiều hướng tích cực.

Hiệu quả của việc sử dụng bảng kiểm đã được chứng minh làmcải thiện chất lượng của các quy trình xuất viện và chuyển bệnh, cũng như quy trình chăm sóc ngườibệnh tạicác đơn vị chăm sóc đặc biệt và chấn thương. Ngoài ra, bảng kiểm cũng tạo ra cảm giác tự tin hơn cho nhân viên y tế khi có cơ sở tin rằng quy trình thực hiện đã được hoàn thành chính xác và kỹ lưỡng. Một minh hoạ cụ thể đó là công trình nghiên cứu đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới khi triển khai bảng kiểm vềan toàn phẫu thuật, thử nghiệm tại 8 bệnh viện trên toàn thế giới, kết quả cho thấy các biến chứng sau phẫu thuật lớn tại các bệnh viện đã giảm 36% và tử vong giảm 47%.

Nhóm chuyên gia đã giới thiệu 10 bảng kiểm tương ứng với 10 vấn đề ưu tiên liên quan đến các sự cố y khoa hay gặp trong thời gian điều trị tại bệnh viện, bao gồm: tác dụng phụ của sử dụng thuốc; nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu do đặt catheter; sinh mổ chủ động sớm; chấn thương do té ngã, do bất động; loét do nằm; tái nhập viện; nhiễm trùng vết mổ; nhiểm trùng do thở máy; huyết khối tĩnh mạch.

Mỗi vấn đề ưu tiên là một bảng kiểm, mỗi bảng kiểm bao gồm 10 hành động ưu tiên cần được triển khai thực hiện vì đã có đủ chứng cứ khoa học chứng minh tính hiệu quả của chúng. Như vậy, nếu triển khai đầy đủ những hoạt động này thì chắc chắn sẽ làm cải thiện mức độ an toàn cho người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Dưới đây là tên của 10 bảng kiểm tương ứng 10 chủ đề ưu tiên về an toàn người bệnh được nhóm chuyên gia xây dựng và giới thiệu áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện:

Checklist 1: Adverse Drug Events

Checklist 2: Catheter-Associated Urinary Tract Infections

Checklist 3: Central Line-Associated Blood Stream Infections

Checklist 4: Early Elective Deliveries

Checklist 5: Injuries from Falls and Immobility

Checklist 6: Hospital-Acquired Pressure Ulcers

Checklist 7: Preventable Readmissions

Checklist 8: Surgical Site Infections

Checklist 9: Ventilator-Associated Pneumonias and Ventilator-Associated Events

Checklist 10: Venous Thromboembolisms

Mỗi bảng kiểm được thiết kế đơn giản với 10 hoạt động ưu tiên cần được thực hiện. Khi thực hiện bảng kiểm, mỗi nội dung cần được xác định: đang được thực hiện, chưa được thực hiện, sẽ triển khai thực hiện và ghi chú rõ trách nhiệm thực hiện và khi nào thực hiện.

Nội dung chi tiết của 10 bảng kiểm giúp cải thiện an toàn người bệnh (file đính kèm)