Bằng lái xe ô tô hạng b1

Bằng lái xe B1 và B2 là hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến hiện nay. Nhưng các loại này dễ bị nhầm lẫn với nhau khiến cho không ít người gặp khó khăn khi đăng ký học thi bằng lái xe.

3 loại Giấy phép lái xe hạng B

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B gồm 3 loại: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể,

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Bằng lái xe ô tô hạng b1

Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2 (Ảnh minh họa)

Điểm giống nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Các loại Giấy phép lái xe nêu trên đều có điểm chung sau:

- Điều kiện học và thi bằng lái xe:

+ Phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

+ Đủ 18 tuổi - tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa (Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008).

- Loại xe được điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là xe số tự động), kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Tiêu chí

B1 số tự động

B1

B2

Thời gian đào tạo

476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340)

556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420)

588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)

Loại xe được điều khiển

- Chỉ được điều khiển xe số tự động

- Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)

- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

- Không được hành nghề lái xe

- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

- Được hành nghề lái xe

Thời hạn sử dụng

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Việc nắm rõ các đặc điểm cơ bản của hai loại bằng lái xe hạng B1, B2 và C sẽ giúp tài xế dễ dàng lựa chọn bằng lái phù hợp với nhu cầu của mình.

Bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép phải thi chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe bus, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Một cá nhân muốn điều khiển các loại xe trên tham gia giao thông thì bắt buộc phải có giấy phép lái xe phù hợp. Trong trường hợp cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình bằng lái xe mà không có hoặc không mang bằng đều có mức xử phạt khác nhau.

Bằng B1, B2 và C được lái các loại xe khác nhau

Bằng B1 số tự động được điều khiển các xe không hành nghề lái xe như: Xe ôtô 4 - 9 chỗ số tự động, xe tải số tự động có trọng tải dưới 3.5 tấn, ôtô dành cho người khuyết tật.

Bằng lái B1 số sàn được điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như: Xe ôtô 4 - 9 số sàn, số tự động và xe ôtô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái B2 được điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe: Xe ôtô 4 - 9 chỗ số sàn và số tự động, và xe ôtô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái xe hạng C cấp cho người điều khiển xe ôtô tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, máy kéo kéo một rơ mooc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên và các loại xe quy định ở hạng B.

Bằng lái xe ô tô hạng b1
Các tài xế cần nắm rõ đặc điểm của các hạng giấy phép lái xe để dễ dàng lựa chọn bằng lái phù hợp. Nguồn: Thái Hà

Độ tuổi thi lấy bằng lái xe các hạng

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 điều 60 quy định về độ tuổi học lái xe cụ thể như sau:

Từ 18 tuổi trở lên được học lái xe hạng B1, B2.

Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C.

Thời hạn sử dụng các hạng giấy phép lái xe

Thông thường, mỗi loại bằng lái xe sẽ có thời gian đào tạo riêng phù hợp với giá trị sử dụng của từng loại bằng.

Theo Thông tư 48 của Bộ Giao thông - Vận tải thì giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đối với bằng lái xe hạng B2 vẫn giữ nguyên thời hạn 10 năm một lần đổi. Khi hết thời hạn 10 năm (tính từ ngày cấp), chủ sở hữu không cần đăng kí thi sát hạch mà chỉ cần làm hồ sơ gia hạn để được tiếp tục sử dụng.

Bằng lái xe B1 2 là gì?

Bằng lái xe B1 Bằng lái B1 số sàn được điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như: xe ô tô 4 – 9 số sàn, số tự động và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn. Bằng lái B2 được điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe: xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động, và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.

Hồ số thi bằng lái xe B1 gồm những gì?

Nội dung thi cấp bằng lái xe b1 gồm: lý thuyết và thực hành - Sát hạch lý thuyết: Các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe.

Bằng B1 thì số gì?

Bằng lái hạng B1 được điều khiển các loại xe ô tô số tự động đến 9 chỗ, ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng số tự động có thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái xe B1 có giá trị bao nhiêu năm?

Theo đó, Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.