Banzai tiếng Nhật là gì

Banzai, tiếng hô xung trận của các binh sĩ cảm tử Nhật Bản đã tạo nên một huyền thoại hồi Thế Chiến II.

Banzai tiếng Nhật là gì

Chiến lược tấn công Banzai (Vạn tuế) là tên gọi do Lực lượng Đồng minh đặt cho chiến lược tấn công cảm tử của bộ binh Nhật. Tên gọi này đến từ việc người lính cảm tử của Nhật hô lên khẩu hiệu khi xung kích: “Thiên hoàng bệ hạ vạn tuế!” (天皇陛下万歳 – Tenno Heika Banzai). Được sử dụng nhiều trong chiến tranh Thái Bình Dương, chiến lược này gây áp đảo và hoang mang cho tinh thần đối phương, đặc biệt khi họ chưa chuẩn bị trước mà bị đánh bất ngờ. Chiến lược Banzai cũng rất giống chiến thuật biển người.

Nguồn gốc

Cách tấn công này vốn được xem như một hành động minh chứng cho danh dự trước khi chết gọi là gyokusai (玉砕 Ngọc toái, nghĩa đen là ngọc nát, nghĩa bóng là tự sát để bảo toàn danh dự), có tính chất tương tự như seppuku. Trong Bắc Tề thư (thế kỷ VII) có ghi rằng: “Đại trượng phu ninh khả ngọc toái hà năng ngõa toàn 大丈夫寧可玉砕何能瓦全” (Đại trượng phu thà làm ngọc nát chứ sao lại làm ngói lành). Ngay từ thời Chiến quốc ở Nhật Bản, võ sĩ đạo được đặt làm nền móng tư tưởng chủ đạo, đề cao lòng trung hiếu. Sau này, một số điểm trong tư tưởng võ sĩ đạo cũng được dùng trong chính quyền quân phiệt Nhật.

Cùng những thay đổi mang tính cách mạng trong cuộc Duy tân Minh Trị và những cuộc chiến tranh với nhà Thanh và quân Nga, chính quyền quân phiệt Nhật đã tiếp thu và nâng tầm đường lối võ sĩ đạo theo hướng “trung quân ái quốc”. Trái với tư tưởng này, một số người lính thời đó đã chọn đầu hàng thay vì tự tử. Cái chết của Saigo Takamori, thủ lĩnh của thế lực samurai cũ trong cuộc chiến tranh Tây Nam là một minh chứng hùng hồn của danh dự và lòng trung thành với Thiên hoàng, và cũng được xem như biểu tượng quốc gia vào những năm sau đó.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Trong suốt thời gian chiến tranh, chính quyền quân phiệt Nhật đã tuyên truyền tư tưởng “quyết tâm cảm tử” bằng những cuộc tấn công tự sát, dùng võ sĩ đạo làm nền móng cho chiến dịch, xem hi sinh như nghĩa vụ đối với Thiên hoàng và đất nước. Cho đến cuối năm 1944, Nhật hoàng phát động “Nhất ức ngọc toái” (一億玉砕 ichioku gyokusai) để đáp trả quân Đồng minh đến tháng 8 năm 1945.

Vũ khí quân Nhật sử dụng trong chiến lược Banzai gồm có: kiếm Nhật, cây gỗ được vót nhọn và súng trường gắn lưỡi lê.

Trong cuộc xâm lược Trung Quốc, chiến lược Banzai tỏ ra vô cùng hiệu quả vì quân đội Trung Quốc lúc đó chưa được đào tạo chuyên sâu và thiếu kỷ luật, lại thêm phần bị bất ngờ bởi chiến lược chớp nhoáng và đánh liều này. Nhưng chiến lược này đã bị hạ gục bởi hỏa lực cực mạnh của quân đội Hoa Kỳ.

Trong cuộc đổ bộ của Mỹ vào đảo Makin, vào ngày 17 tháng 8 năm 1942, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phát hiện và bắn hạ lính súng máy của Nhật. Ngay sau đó, quân Nhật đã thực hiện chiến lược Banzai hòng gây bất ngờ cho lính Mỹ. Nhưng hỏa lực của Mỹ vẫn mạnh hơn với súng trường M1 Garand, súng tiểu liên Thompson và súng trung liên BAR. Hàng chục người lính Nhật chết như ngả rạ sau sự đáp trả ác liệt của lính Mỹ. Do vậy, dù quân Nhật đã tiến hành nhiều hơn những cuộc tấn công cảm tử, họ vẫn không thành công.

Đặc biệt hơn, trong chiến dịch Guadalcanal, vào ngày 21 tháng 8 năm 1942, Đại tá Lục quân Kiyonao Ichiki dẫn 800 lính Nhật tập kích thẳng vào phòng tuyến của Mỹ đang phòng thủ tại sân bay Henderson trong trận Tenaru. Sau khi tiếp cận địch từ trong rừng sâu, quân của Ichiki đã sử dụng chiến lược Banzai nhắm thẳng vào phòng tuyến quân Mỹ. Dù vậy, do đã chuẩn bị trước, quân Mỹ đã chiếm ưu thế và giết chết hàng trăm lính Nhật tại trận và bản thân Ichiki cũng phải tự sát.

Cuộc tấn công kiểu Banzai lớn nhất phải nói đến trận Saipan vào năm 1944. Con số lính Nhật tử trận lên đến gần 4300, Tiểu đoàn bộ binh số 1 và 2, sư đoàn Bộ binh số 105 của Hoa Kỳ bị tiêu diệt gần hết với số lính tử trận lên đến 650 người.

Chiến lược Banzai thường được dùng trong trường hợp những người lính Nhật còn sống sau cuộc đụng độ với lính Đồng minh, như một lựa chọn liều mạng thay vì phải đầu hàng.

S.T

Tags: Nhật Bản, Thế chiến II, Văn hóa Nhật Bản

10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày 410. Mời các bạn cũng học đều đặn mỗi ngày 10 từ vựng tiếng Nhật. Đây là những từ vựng thông dụng trong cuộc sống và bổ trợ tốt cho việc nâng cao vốn từ vựng giao tiếp. 10 từ này được lần lượt lấy từ list 1000 từ vựng tiếng Nhật thông dụng.

Banzai tiếng Nhật là gì

Mục lục :

  • 1 10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày 410
    • 1.1 4091. リボン ribon nghĩa là gì?
    • 1.2 4092. 図書室 toshoshitsu nghĩa là gì?
    • 1.3 4093. 万歳 banzai nghĩa là gì?
    • 1.4 4094. 自習 zishuu nghĩa là gì?
    • 1.5 4095. 引き算 hikizan nghĩa là gì?
    • 1.6 4096. 足し算 tashizan nghĩa là gì?
    • 1.7 4097. チョーク cho-ku nghĩa là gì?
    • 1.8 4098. ノック hakku nghĩa là gì?
    • 1.9 4099. 休養 kyuuyou nghĩa là gì?
    • 1.10 4100. 綱 tsuna nghĩa là gì?

10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày 410

4091. リボン ribon nghĩa là gì?

Ý nghĩa : nơ, ruy băng

Ví dụ 1 :

プレゼントにリボンを付けた。
Tôi đã thêm nơ vào món quà.

Ví dụ 2 :

赤いリボンをつけた女の子は妹です。
Đứa bé gái đeo ruy băng đỏ là con gái tôi.

4092. 図書室 toshoshitsu nghĩa là gì?

Ý nghĩa : thư viện

Ví dụ 1 :

図書室で勉強した。
Tôi đã học trên thư viện.

Ví dụ 2 :

図書室で本を借りた。
Tôi mượn sách ở thư viện.

4093. 万歳 banzai nghĩa là gì?

Ý nghĩa : vạn tuế

Ví dụ 1 :

勝った、万歳!
Thắng rồi, hoan hô (vạn tuế)!

Ví dụ 2 :

戦争が終わった、万歳!
Chiến tranh kết thúc rồi, hoan hô!

4094. 自習 zishuu nghĩa là gì?

Ý nghĩa : tự học

Ví dụ 1 :

明日は自習の時間がある。
Ngày mai có giờ tự học.

Ví dụ 2 :

自習で奨学金をもらった。
Nhờ vào tự học mà tôi đã nhận được học bổng.

4095. 引き算 hikizan nghĩa là gì?

Ý nghĩa : phép trừ

Ví dụ 1 :

娘は学校で引き算を習っている。
Con gái tôi đang học đến phép trừ ở trường.

Ví dụ 2 :

引き算は簡単です。
Phép trừ thì đơn giản.

4096. 足し算 tashizan nghĩa là gì?

Ý nghĩa : phép cộng

Ví dụ 1 :

娘は学校で足し算を習った。
Con gái tôi đã học phép cộng ở trường.

Ví dụ 2 :

足し算は小学生もできます。
Phép cộng thì học sinh tiểu học cũng làm được.

4097. チョーク cho-ku nghĩa là gì?

Ý nghĩa : phấn viết

Ví dụ 1 :

チョークで黒板に字を書きました。
Tôi đã dùng phấn để viết chữ lên bảng đen.

Ví dụ 2 :

チョークがないと授業が始まらない。
Nếu không có phấn thì tiết học không bắt đầu được.

4098. ノック hakku nghĩa là gì?

Ý nghĩa : sự gõ cửa

Ví dụ 1 :

入るときはドアをノックしてください。
Khi vào làm ơn hãy gõ cửa!

Ví dụ 2 :

他人の部屋に入る前にノックすることは丁寧の表現です。
Gõ cửa trước khi vào phòng người khác là một biểu hiện lịch sự.

4099. 休養 kyuuyou nghĩa là gì?

Ý nghĩa : nghỉ dưỡng

Ví dụ 1 :

彼女は今、休養中です。
Bây giờ cô ấy đang nghỉ dưỡng.

Ví dụ 2 :

重い病気にかかったから、今休養している。
Tôi đã bị bệnh nặng nên bây giờ đang nghỉ dưỡng.

4100. 綱 tsuna nghĩa là gì?

Ý nghĩa : dây thừng

Ví dụ 1 :

この綱は直径20cmあるそうです。
Sợi dây thừng này có đường kính khoảng 20 cm.

Ví dụ 2 :

犯人は綱で犠牲者を縛った。
Hung thủ đã trỏi nạn nhân bằng dây thừng.

Trên đây là 10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày 410. Mời các bạn cùng học bài tiếp theo tại đây : 10 từ mỗi ngày 411. Hoặc xem các từ vựng tương tự khác trong cùng chuyên mục : 10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest