Bao nhiêu tuổi thì không được học bằng lái xe

Nhu cầu tham gia giao thông bằng xe máy rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để sử dụng phương tiện này. Một trong những điều kiện bắt buộc là phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe. Vậy bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy?

Độ tuổi thi bằng lái xe máy được quy định thế nào?

Hiện nay, bằng lái xe máy thông dụng nhất là hạng A1. Theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - dưới 175 cc. Bên cạnh đó, người lái xe mô tô hai bánh từ 175 cc trở lên phải có bằng lái xe hạng A2.

Để được cấp giấy phép lái xe các hạng trên, người học lái xe cần đảm bảo điều kiện tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Trong đó, độ tuổi của lái xe máy được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. 

Như vậy, những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được thi bằng lái xe máy hạng A1 trở lên. Tuổi dự thi bằng lái xe được tính từ ngày ghi trong giấy khai sinh đến ngày tham gia thi sát hạch lái xe. Đồng nghĩa với đó, người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể đăng ký thi bằng lái xe A1 nhưng ngày dự sát hạch phải từ ngày sinh nhật thứ 18 trở đi.

Với những người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi dù chưa được thi bằng lái xe nhưng vẫn được phép điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc. Đối với loại xe này, Luật giao thông đường bộ không có hướng dẫn về việc cấp Giấy phép cho người điều khiển, do đó, người tham gia giao thông bằng xe dưới 50 cc sẽ không cần bằng lái.

Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được chạy xe máy 50cc?


Bao nhiêu tuổi thì không được học bằng lái xe

Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy? Cách tính tuổi thế nào? (Ảnh minh họa)

Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt thế nào?

Người lái xe máy khi chưa đủ tuổi sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

- Phạt cảnh cáo: Người từ đủ 14 - dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô;

- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng: Người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cc trở lên.

Theo đó, điều khiển xe máy khi không đủ tuổi sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 600.000 đồng tùy vào độ tuổi vi phạm. Ngoài ra, Cảnh sát giao thông còn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi lái xe máy khi chưa đủ tuổi (điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Độ tuổi học bằng lái xe, học lái xe ô tô bao nhiêu tuổi, học lái xe ô tô từ bao nhiêu tuổi hay học lái xe ô tô có giới hạn tuổi không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định điều kiện về độ tuổi học bằng lái xe ô tô phải từ 18 tuổi trở lên. Cụ thể độ tuổi học lái xe ô tô theo từng hạng được quy định như sau: 

Đủ 18 tuổi trở lên: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên được học lái xe ô tô hạng B1, B2 chở người đến 9 chỗ ngồi và lái xe ô tô tải, có trọng tải dưới 3.500kg. Thời gian học lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo lái xe ô tô tối thiểu là 03 tháng (Học lý thuyết và thực hành)

Người đủ 21 tuổi trở lên: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên được phép học lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên, lái xe ô tô hạng B2 chở người từ 4 đến 9 chỗ, kéo rơ moóc (FB2).

Người đủ 24 tuổi trở lên: Công dân Việt Nam 24 tuổi trở lên được phép học lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC). Đối với những trường hợp muốn thi bằng lái xe hạng C nhưng chưa đủ 21 tuổi có thể đăng ký thi bằng lái xe hạng B1 và B2 trước. Sau 2 năm thi và lấy bằng B2 sẽ được phép nâng lên hạng C. Lưu ý những trường hợp chưa đủ 21 tuổi mà muốn thi luôn bằng lái xe hạng C thì sẽ không được chấp nhận. 

Như vậy đến đây bạn đã trả lời được câu hỏi học lái xe ô tô bao nhiêu tuổi? học lái xe ô tô từ bao nhiêu tuổi và có sự chủ động khi học lái xe ô tô. 

>> Xem thêm: Màn hình ô tô

2. Mức phạt khi chưa đủ tuổi lái xe ô tô

Trường hợp người điều khiển xe ô tô chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cụ thể:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

3. Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô

Vậy muốn học bằng lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện sức khỏe như thế nào? Theo đó, ngoài quy định độ tuổi học lái xe ô tô, học viên còn phải đáp ứng về điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô. Cụ thể, người học cần đáp ứng điều kiện về mắt, thị lực, tai mũi họng, tim mạch huyết áp, xương khớp, hô hấp. 

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô về tai mũi họng, tim mạch huyết áp

Bao nhiêu tuổi thì không được học bằng lái xe
Bên cạnh quan tâm độ tuổi học lái xe ô tô, người học cần quan tâm thêm về điều kiện sức khỏe

Điều kiện tiếp theo để học bằng lái xe ô tô là tiêu chuẩn về tai mũi họng. Cụ thể những người bị điếc sẽ không được thi bằng lái xe ô tô, thính lực cần phải nghe rõ ở khoảng cách 4m (có thể dùng máy trợ thính). Đối với tiêu chuẩn về tim mạch, người bị bệnh cao huyết áp, hoặc huyết áp thấp cũng sẽ không được thi bằng lái xe ô tô. Ngoài ra, các trường hợp dị dạng mạch máu, viêm tắc mạch, rối loạn nhịp tim, người ghép tim, suy tim sẽ không đủ điều kiện để thi bằng lái xe ô tô. 

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô về mắt, thị lực

Ngoài độ tuổi học lái xe ô tô thì điều kiện về mắt cũng quyết định rất lớn đến việc thi bằng lái xe. Mắt có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát khi lái xe và để lái xe an toàn cần đòi hỏi thị lực tốt trong khi số lượng người bị cận thị hoặc viễn ngày càng nhiều. Bởi vậy điều kiện về mắt, thị lực là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu học lái xe. Cụ thể điều kiện về mắt và thị lực để được thi bằng lái xe (khi đeo kính) phải từ 8/10 trở lên. 

Trường hợp người bị cận thị từ 8 độ trở lên hoặc viễn thị từ 5 độ cần xem xét thật kỹ khi học lái xe ô tô do không đủ điều kiện thi sát hạch. Bên cạnh đó những người bị bệnh quáng gà hoặc bị tật chói sáng cũng là một trong những trường hợp không đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô. 

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô về cơ xương khớp, hệ hô hấp

Vấn đề tiếp theo người học lái xe cần quan tâm là tiêu chuẩn về xương khớp, hệ hô hấp. Các trường hợp vẹo cột sống gây ưỡn cột sống, chiều dài hai chân chênh leehcj từ 5cm, gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống sẽ không đủ tiêu chuẩn để thi bằng lái xe ô tô. 

>> Xem thêm: Màn hình android ô tô

4. Thời gian học bằng lái xe ô tô B1, B2, C

Để học bằng lái xe ô tô thuận tiện, bạn cũng cần chú ý đến thời gian học. Vậy thời gian học bằng lái xe ô tô B1, B2, C kéo dài bao lâu? 

Bao nhiêu tuổi thì không được học bằng lái xe
Thời gian học lái xe ô tô từ 3-6 tháng

Đối với bằng lái xe ô tô B1: Thời gian học lái xe ô tô hạng B1 là 556 giờ, dao động khoảng 2,5 tháng. Thời gian học bằng lái xe ô tô B1 phần lý thuyết là 136 giờ, thời gian học thực hành học lái xe B1 là 420 giờ. 

Đối với bằng lái xe ô tô B2: Thời gian học lái xe ô tô B2 lý thuyết là 168 giờ, thời gian học bằng lái xe ô tô B2 thực hành là 420 giờ học. 

Đối với bằng lái xe ô tô hạng C: Thời gian học bằng C kéo dài hơn bằng lái xe ô tô B1 và B2 do kiến thức và kỹ năng của bằng C cao hơn. Tổng thời gian học bằng lái xe ô tô hạng C theo quy định là 920 giờ, dao động khoảng 6 tháng. Thời gian học lý thuyết bằng lái ô tô hạng C là 168 giờ, học thực hành là 752 giờ. 

>> Xem thêm: Màn hình android 

5. Một số quy định về nâng hạng bằng lái xe ô tô

Để điều khiển các loại ô tô khác nhau thì việc nâng hạng bằng lái xe ô tô là yêu cầu bắt buộc nếu. Được biết, để nâng hạng bằng lái xe ô tô, bạn cần có kinh nghiệm lái xe đủ theo thời gian quy định của pháp luật. 

Điều kiện để được nâng hạng bằng lái xe ô tô là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa. 

Cụ thể nâng bằng lái xe ô tô từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên D và từ D lên E bắt buộc phải có đủ thời gian lái là 3 năm và có 50,000 km lái xe an toàn. Nâng bằng lái xe ô tô từ hạng B2 lên D và từ C lên E đòi hỏi phải có thời gian lái là 5 năm và có 1.000.000 km lái xe an toàn. 

Trên đây là những thông tin về độ tuổi học lái xe ô tô, học lái xe ô tô bao nhiêu tuổi, học lái xe ô tô từ bao nhiêu tuổi? Hy vọng với những thông tin trên bạn không còn bỡ ngỡ khi đăng ký học lái xe ô tô. 

Bao nhiêu tuổi là không được học bằng lái xe ô tô?

Theo pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về giới hạn độ tuổi không được phép lái xe và học lái xe ô tô. Chỉ cần lái xe có đủ điều kiện về sức khỏe, lái xe có thể học lái xe. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định về thời hạn của giấy phép lái xe ô tô.

Bao nhiêu tuổi mới được lái xe công?

Như vậy, để được lái xe container thì cá nhân phải đủ 24 tuổi trở lên đồng thời phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe, có trình độ văn hóa theo quy định.

Bao nhiêu tuổi hết hạn chạy xe hạng C?

- Thời hạn đối với giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE là 5 năm kể từ ngày được cấp. Như vậy, người trên 60 tuổi vẫn được thi lấy bằng lái xe ôtô nếu đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Lái xe hạng E tối đa bao nhiêu tuổi?

Theo đó, pháp luật không có quy định trực tiếp về độ tuổi để thi bằng lái xe hạng E mà sẽ phải căn cứ về độ tuổi được phép thi bằng hạng C (từ đủ 24 tuổi) và hạng D (từ đủ 27 tuổi), tuy nhiên độ tuổi lái xe hạng E tối đa 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.