Bé chưa mọc răng có nên cho an com

Ở trẻ em, thời gian mọc răng thường không giống nhau và điều này không phản ánh quá nhiều tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu trẻ 11 tháng chưa mọc răng liệu có mang lại những biến chứng nguy hiểm về sau không? Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ 11 tháng chưa mọc răng có sao không là vấn đề được nhiều cha mẹ đang nuôi con nhỏ quan tâm hàng đầu. Sở dĩ, nếu như trẻ 11 tháng vẫn chưa mọc răng thì được nhận định là mọc răng muộn hơn so với bình thường. Vậy đâu mới là quy trình mọc răng chuẩn khoa học nhất của trẻ?

Mọc răng ở trẻ có thể được hiểu theo cách đơn giản nhất là hiện tượng xuất hiện chiếc răng đầu tiên, gọi là răng sữa. Theo các nghiên cứu, thông thường quy trình mọc răng của bé sẽ kéo dài từ tháng tuổi thứ 6 đến khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng ở mỗi bé là không giống nhau. Có những trường hợp đặc biệt, bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn thông thường.

Theo quy luật bình thường, số răng của bé sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bé được 6 tháng tuổi sẽ mọc 2 chiếc răng đầu tiên là răng cửa hàm dưới rồi đến răng cửa hàm trên. Sau đó là răng cối sữa thứ nhất, tiếp theo là răng nanh. Khi bé mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc răng sữa mọc gần như hoàn thiện 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Cụ thể về quy trình mọc răng của trẻ:

  • 7 tháng tuổi: trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên.
  • 11 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng cửa giữa.
  • 15 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng cửa ở vị trí bên.
  • 19 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng hàm nhỏ.
  • 23 tháng tuổi: trẻ mọc 4 răng nanh.
  • 27 tháng tuổi: trẻ mọc đầy đủ 4 răng số 5.
Bé chưa mọc răng có nên cho an com
Quá trình mọc răng sữa thông thường của trẻ

Về bản chất, thời gian mọc răng còn tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ. Có trẻ đến tháng thứ 4 đã mọc răng, nhưng có trẻ phải mất một năm mới bắt đầu có hiện tượng  nhú lên chiếc răng đầu tiên. Như vậy, tình trạng trẻ 11 tháng tuổi chưa mọc răng không hẳn là bất thường, do đó, phụ huynh không cần quá lo lắng.

Nhiều bậc cha mẹ còn lo lắng 11 tháng chưa mọc răng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị còi xương. Liên quan đến vấn đề này, ba mẹ nên quan sát thêm một số biểu hiện như hay quấy khóc, giật mình khi ngủ, rụng tóc,… để từ đó kết luận chính xác hơn. Nếu bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng đi kèm những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để ngăn ngừa các biến chứng không tốt về sau như: 

Răng sữa mọc chậm dế khiến răng vĩnh viễn mọc sau này bị lệch, chen chúc nhau. Bởi răng sữa mọc muộn cũng rụng muộn, khi đến giai đoạn răng vĩnh viễn mọc mà không có vị trí sẽ mọc lệch, chen chúc. Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tồn tại hàm răng đôi.

Việc răng sữa tồn tại dưới bề mặt nướu quá lâu không mọc được là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm quanh thân răng. Nếu kéo dài, thậm chí trẻ phải đối mặt với nguy cơ viêm nha chu từ rất sớm.

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng về lâu dài. Các chuyên gia khuyến cáo các vi khuẩn có hại gây sâu răng vẫn có thể phát triển ngay cả khi các mầm răng chưa mọc, còn ở dưới nướu. Điều này sẽ khiến tình trạng sâu răng bị lây lan nhanh trong phạm vi rộng cùng lúc.

Bé chưa mọc răng có nên cho an com
Sâu răng sữa sớm là hệ quả của việc trẻ mọc răng muộn
  • Gây bệnh lý đường tiêu hóa

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trẻ bắt đầu tập ăn dặm, việc không có răng sẽ ít nhiều làm cho việc nhai gặm thức ăn trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nhai kỹ. Thậm chí trẻ sẽ bị biếng ăn từ rất sớm do không tập được thói quen nhai nuốt thức ăn. Từ đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. 

Bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng cũng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng về sau này. Do không có thói quen nhai ngay từ sớm nên đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn rất dễ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn ở cả hàm trên và hàm dưới. Khi đó trẻ bắt buộc phải tiếp nhận điều trị từ các giải pháp chỉnh nha chuyên sâu.

Như vậy, trẻ 11 tháng chưa mọc răng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe nếu ba mẹ không kịp thời can thiệp. Để trả lời cho câu hỏi khi nào cần đưa con khám bác sĩ, các bậc phụ huynh cần thật sự sát sao quan sát trẻ. Nếu bé có một số dấu hiệu như: không tăng cân, sụt cân, quấy khóc, chậm phát triển,… thì cần được thăm khám bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân.

Như đã nói, tuy bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng vẫn phát triển bình thường nhưng ba mẹ cũng cần cảnh giác với những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng sau đây:

Di truyền là một trong những nguyên nhân sinh lý khiến bé chậm mọc răng. Cụ thể, bé có thể bị di truyền tình trạng mọc răng chậm bởi ông bà, bố mẹ, anh chị em hoặc những người có cùng quan hệ huyết thống. Nếu trong trường hợp này thì ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì trẻ chắc chắn sẽ mọc răng và vẫn phát triển khỏe mạnh.

Ngoài di truyền, trẻ 11 tháng chưa mọc răng có thể do nguyên nhân sinh thiếu tháng. Nếu vậy ba mẹ cần chờ đợi thêm đến giai đoạn mọc răng của con.

Bé chưa mọc răng có nên cho an com
Trẻ 11 tháng chưa mọc răng có thể do nguyên nhân di truyền hoặc sinh thiếu tháng

Canxi là nguyên tố vi lượng có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự phát triển của mầm răng và tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ sau này. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu canxi trầm trọng ngay từ khi sơ sinh:

  • Mẹ sau sinh ăn uống quá kiêng khem khiến lượng canxi trong sữa mẹ bị thiếu hụt. Do đó nếu không bổ sung cho bé uống thêm sữa ngoài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi.
  • Tỷ lệ vi chất phốt pho trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thụ canxi kém. Photpho có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, củ, … nếu bạn dung nạp cho bé quá nhiều thực phẩm này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hàm lượng canxi cơ thể của bé.
  • Do trẻ bị thiếu vitamin D khiến việc hấp thụ canxi bị cản trở. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời (80%) và dinh dưỡng hàng ngày (20%). Việc bạn hạn chế cho bé tắm nắng hay hấp thụ nguồn thức ăn thiếu vitamin D cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng của bé.

Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng, nguyên nhân có thể xuất phát từ một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng như:

  • Nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ ít vi chất cần thiết hay chế độ ăn dặm không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, điều này khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện được. Do đó trẻ 11 tháng chưa mọc răng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng như canxi, protein, vitamin A và D,… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng ngay từ khi sơ sinh.
  • Chế độ ăn không đúng cách như việc cho trẻ ăn các đồ xay nhuyễn sẽ khiến nướu không được kích thích thường xuyên. Tình trạng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 11 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng.

Xem thêm: Bé 10 tháng chưa mọc răng phải làm sao? Lưu ý quan trọng cho mẹ

Bé chưa mọc răng có nên cho an com
Ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian quá dài là nguyên nhân khiến trẻ 11 tháng chưa mọc răng

Suy giáp được định nghĩa là tình trạng tuyến giáp không thể sản xuất đủ hoocmon để duy trì các chức năng tại cơ quan này. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể và đặc biệt là tác động tiêu cực đến hệ xương và răng. Như vậy, tuy ít gặp nhưng tuyến giáp hoạt động kém cũng là nguyên nhân khiến bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ mắc bệnh lý bên trong khiến cơ thể kém hấp thụ hoặc, hội chứng Down cũng sẽ làm thời điểm mọc răng của trẻ chậm hơn bình thường.

Nếu bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng cha mẹ nên có một số biện pháp giúp trẻ cải thiện tình hình này, nhằm tránh những hậu quả không tốt cho răng miệng của trẻ trong tương lai.

Nếu bé 11 tháng chưa mọc răng xuất phát từ nguyên nhân suy dinh dưỡng, cha mẹ nên gia tăng thêm khẩu phần ăn hằng ngày cho con theo các nguyên tắc sau:

  • Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm (nhất là đạm động vật), tinh bột và chất béo. Cha mẹ nên cho thêm 1 thìa dầu ăn trong bát cháo, bột của con.
  • Tăng cường bổ sung cho trẻ  500 – 800ml sữa hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm qua nhiều loại sữa công thức chứa đầy đủ các dưỡng chất như canxi, photpho, vitamin A , C và D giúp tăng cường phát triển hệ xương và mô của trẻ. Lưu ý cha mẹ không được pha sữa cho trẻ bằng nước cháo, nước rau củ và nhất là nước khoáng đóng chai…vì các loại nước này làm giảm sự hấp thu canxi.
  • Bổ sung đủ 3 nhóm dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Cụ thể: Dinh dưỡng để tăng trưởng (thịt, cua, tôm, cá,..), dinh dưỡng tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động (có trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như phomai, bơ và sữa,… ), dinh dưỡng bảo vệ (các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng có chứa ion,…).
  • Bổ sung chất xơ và các vitamin, khoáng chất để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm khuẩn khoang miệng, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Ba mẹ có thể ép nước hoa quả hoặc xay cả bã cho trẻ ăn hàng ngày để bổ sung lượng vi chất bị thiếu hụt hiệu quả nhất.
  • Bổ sung sữa, phomai để trẻ được tăng cường quá trình hấp thụ dưỡng chất và bù đắp lượng canxi thiếu hụt.
  • Lưu ý không bổ sung quá nhiều nguồn ngũ cốc cho trẻ vì dễ dẫn đến tình trạng dư thừa khoáng chất photpho, khiến cho canxi không được hấp thụ.
  • Có thể cho bé dùng thêm các loại cốm dành cho trẻ em để bổ sung vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ răng của bé.
  • Tập cho con ăn thô sớm để nước sớm được kích thích thay vì chỉ ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian dài.
Bé chưa mọc răng có nên cho an com
Ba mẹ nên tập cho trẻ ăn thô sớm để kích thích quá trình mọc răng

Điều cần đặc biệt lưu ý là nếu các mẹ đang cho trẻ bú thì không nên kiêng khem. Mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học để nguồn sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài, mẹ có thể bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để trẻ hấp thu thêm chất dinh dưỡng qua sữa mẹ, nhất là canxi . 

Như đã nói ở trên, vitamin D được cung cho trẻ qua hai nguồn chính là thức ăn và ánh sáng mặt trời. Do đó cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng hàng ngày từ 15 – 20 phút trước 9 giờ sáng và sau 4h chiều. Để hệ răng phát triển tốt nhất, nên duy trì thói quen này từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi đến khi trẻ biết đi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cho trẻ tắm nắng sai cách, sai khung thời gian hay để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài có thể càng gây hại cho da của trẻ.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin D như: thịt, cá, trứng, sữa…Trong trường hợp sử dụng vitamin D dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng, nhất định cần phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Các vấn đề về răng miệng cũng có thể là nguyên nhân tác động đến thời gian mọc răng của bé. Do đó các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng khoa học nhất cho trẻ. Ngay từ khi sơ sinh, ba mẹ nên dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày cho bé. 

Đồng thời, để chắc chắn không có vấn đề gì nghiêm trọng khi trẻ 11 tháng chưa mọc răng, cha mẹ nên tìm một nha khoa uy để thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác. Từ đó các nha sĩ sẽ cho lời khuyên về các biện pháp can thiệp kịp thời nhất. 

Với các thông tin chia sẻ như trên, hy vọng trẻ 11 tháng tuổi chưa mọc răng không còn khiến phụ huynh phải lo lắng thái quá nữa. Bố mẹ hãy chăm sóc răng miệng cho con một cách toàn diện và khoa học nhất, chắc chắn việc răng mọc muộn sẽ không còn là vấn đề lớn nữa. Chúc ba mẹ sớm tìm được giải pháp hoàn hảo nhất chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con yêu!

Đừng bở lỡ: