Bê tông sau bao lâu thì chết

Để có được khối bê tông có chất lượng tốt là việc không hề đơn giản ngay cả với những người lành nghề. Thực tế trên các công trình cho thấy dù trong vữa có chứa các nguyên liệu tốt và đầy đủ như thế nào đi nữa thì yếu tố tiên quyết quyết định cho chất lượng bê tông thành phẩm lại là thời gian. Một khối bê tông tốt là khối bê tông có thời gian đông kết phù hợp. Vậy thời gian bao lâu mới là phù hợp?

Thời gian đông kết của bê tông là gì?

Bê tông sau bao lâu thì chết
Là khoảng thời gian được tính từ khi xi măng tiếp xúc với nước cho tới khi đông cứng và đạt được độ cứng nhất định.

Quá trình đông kết bê tông được coi là bước quan trọng nhất trong một công trình. Nó quyết định chất lượng của toàn công trình cũng như khả năng chịu lực của nó. Dù bạn có sử dụng nguyên vật liệu cho vữa tốt cỡ nào đi chăng nữa mà thời gian ninh kết không đủ thì khối bê tông đó, công trình đó cũng bỏ đi.

khi bê tông được nghỉ ngơi và có thời gian cho quá trình đông kết diễn ra đủ lâu thì nó sẽ tạo ra một khối có chất lượng tốt, có khả năng chịu lực cao, có độ kháng xuyên lớn, độ bền lâu dài, có thẩm mỹ,…

Thời gian đông kết của bê tông là bao nhiêu lâu?

Có rất nhiều trường hợp do chỉ phán đoán và nhận xét chất lượng thông qua mắt thường kết hợp với áp lực tiến độ công trình đã cắt ngang quá trình thủy hóa của bê tông. Dù rằng trên bề mặt đã có dấu hiệu khô, đông kết nhưng thực tế phía trong khối bê tông đó quá trình đông kết vẫn đang diễn ra. Có thể nói khối bê tông đó chưa có đủ thời gian cho sự ninh kết và chưa sẵn sàng chịu các lực khác tác động vào. Biết rằng đây là yếu tố rất quan trọng nhưng rất ít các nhà thầu chưa thực sự nắm rõ được bao lâu là phù hợp, bao lâu là tốt nhất cho quá trình đông kết bê tông.

Bê tông sau bao lâu thì chết

Thời gian đông kết của bê tông là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, nhiệt độ, lượng nước, lượng xi măng, độ dày mỏng,…Có rất nhiều những sai lầm người ta hay mắc phải trong quá trình chờ đợi đông kết diễn ra ví dụ như tưới nước lên bề mặt bê tông khi trời quá nóng. Chính những hành động đó đã làm giảm chất lượng bê tông và còn làm mất thẩm mỹ, gây ra những vết nứt trên bề mặt.

Tùy vào điều kiện thời tiết quyết định quá trình đông kết bê tông diễn ra nhanh hay chậm. Nếu thời tiết tốt, đủ nắng đủ gió thì thời gian đông kết của bê tông giao động trong khoảng từ 3-4 tuần. Còn nếu gặp thời tiết có nhiệt độ thấp như mùa đông thì thời gian này sẽ kéo dài hơn. Thông thường, để dạt được hiệu quả cao, quá trình ninh kết diễn ra thuận lợi thì người ta sẽ lựa chọn đổ bê tông vào những ngày có nhiệt độ từ 20-40 °C. Trong khoảng nhiệt độ từ 20-30 °C thì quá trình thủy hóa vẫn diễn ra nhưng rất chậm. Từ khoảng 30-40°C quá trình ninh kết diễn với tốc độ nhanh hơn. Để quá trình đông cứng diễn tốt người ta sẽ hạn chế  đổ bê tông trong những ngày mưa gió hay nhiệt độ thấp. Nhưng rõ ràng, vấn đề về nhiệt độ ngoài môi trường không thể cản được tiến trình xây dựng của con người. Để theo kịp tiến độ đã đề ra, con người đã nghĩ ra rất nhiều cách để có thể rút ngắn được thời gian đông kết của bê tông khi nhiệt độ thấp. Cách phổ biến nhất được lựa chọn sử dụng đó là họ sẽ trộn vữa với lượng nước có nhiệt độ cao – khoảng 80°C. Với hành động đó quá trình thủy hóa của bê tông sẽ diễn ra nhanh hơn trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp.

Bê tông có cần phải chăm sóc không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Sau khi đổ bê tông ta cũng cần theo dõi quá trình đông kết, thời tiết,… trong thời gian đầu từ 1-3 ngày tuyệt đối không được đứng, đi lại trên bề mặt bê tông vì đây là khoảng thời gian mà bê tông chưa đông cứng hoàn toàn bề mặt. Nếu thời gian này có mưa cần che chắn cẩn thận để tránh gây rỗ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng của bê tông. Vậy nếu thời tiết nắng nóng thì sao? Trong những ngày đầu của chu kỳ ninh kết nếu bê tông gặp phải thời tiết nắng nóng cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông. Tưới nước cũng cần có kỹ thuật tránh tình trạng chỗ ướt chỗ ráo gây nứt nẻ chân chim không mong muốn.

Bê tông sau bao lâu thì chết

Khi bê tông được một tuần tuổi (7 ngày), bê tông cần sự chăm sóc đặc biệt hơn, chu kỳ tưới nước cũng thường xuyên hơn. Ta có thể tưới 3 lần/ ngày và 1 lần/ đêm, thời gian tưới phải cách đều nhau. Từ tuần thứ hai (14 ngày) trở đi cường độ tưới có thể giảm xuống. Sau khi quá trình thủy hóa diễn ra thành công, ta có thể phủ lên bề mặt bê tông các lớp lót khác như cát, rơm rạ để thay thế cho việc tưới nước thường xuyên.

Nếu bê tông của bạn là trần nhà, sàn nhà, móng nhà thì hãy đảm bảo rằng nó đủ cứng, đủ chắc chắn để chịu lực thì mới tiến hành tháo dỡ cốp pha. Để công trình có được chất lượng tốt, có tính thẩm mỹ, có độ bền lâu dài thì yếu tố tiên quyết đó là thời gian. Thời gian sẽ quyết định tất cả và cũng là thời gian nói lên tất cả.

Phát Đại Lộc Hy vọng qua bài viết cách xác thời gian đông kết của bê tông hợp lý sẽ giúp bạn căn chỉnh sao cho phù hợp với công trình nhé !

Xem thêm : Mác bê tông là gì? Cấp phối bê tông M150, M250, M300 như thế nào?

Thời gian đông kết của bê tông là khoảng thời gian kể từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi hỗn hợp đạt được cường độ kháng xuyên quy ước theo tiêu chuẩn xây dựng việt nam mới nhất (TCVN 9338:2012). Đây là yếu tố rất quan trọng bởi nếu không, bạn không được dỡ cốp pha nếu không muốn bị ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

thời gian đông kết của bê tông

Tác dụng của thời gian chờ bê tông

Công trình của bạn có sử dụng bê tông chất lượng tốt đến đâu cũng phải quan tâm đến thời gian ngưng kết. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp điều chỉnh để cho vật liệu đạt chất lượng tốt nhất. Cho dù bề mặt bê tông đã khô, nhìn bề ngoài có vẻ rất cứng nhưng quá trình thủy hóa xi măng vẫn còn đang xảy ra bên trong. Việc thủy hóa sẽ làm cường độ bê tông đạt đến độ tối đa.

Trường hợp bê tông ninh kết chưa hoàn toàn đem sử dụng rất dễ gặp rủi ro, khiến công trình không đảm bảo chất lượng gây mất tiền. Thời gian chờ bê tông sàn đông cứng sẽ phụ thuộc vào các loại bê tông và điều kiện môi trường khác nhau.

Nếu nhiệt độ cao, khi tưới nước lên mặt bê tông, nó sẽ bốc hơi nhanh làm quá trình thủy hóa không hoàn toàn gây nên hiện tượng nứt. Còn quá ẩm tốc độ bốc hơi chậm, thủy hóa kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Thời gian đông kết của bê tông là bao lâu?

Trung bình cỡ khoảng 3 tới 4 tuần để bê tông đông cứng hoàn toàn trong mùa hè. Còn với mùa Đông thì có thể sẽ lâu hơn một chút. Sau thời gian này, bạn có thể áp dụng chống thấm sân thượng, mái hay nhà vệ sinh. Khi bê tông được đổ xong quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành ngay. Lúc này khối bê tông sau đổ sẽ dần ninh kết với nhau có cường độ tăng dần.

Việc bảo dưỡng bê tông móng (tưới nước) cũng ảnh hưởng không nhỏ tới độ ninh kết của khối sàn bê tông. Trước khi tháo dỡ cốp pha, bạn phải chắc chắn rằng đó là khi thời gian đông cứng của bê tông theo quy định đã đạt. Nếu chưa đủ sẽ gây nên những hiện tượng trần, sàn của ngôi nhà bị nứt nẻ sụt đổ.

Ngay sau khi tháo dỡ cốp pha bạn cần chú ý đối với loại bê tông thương phẩm thì chỉ đạt cường độ chịu lực với những tác động nhẹ. Chính vì điều đó, cần có thời gian cho bê tông có độ ninh kết tăng để chịu tác động lớn hơn.

Những yếu ảnh hưởng tới khoảng thời gian này

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đông cứng bê tông bao gồm:

Các yếu tố như không khí, nhiệt độ môi trường, nước, độ ẩm… ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xi măng.

Xi măng cần thủy hóa trước khi đông kết, nên lượng nước dùng cho công việc trộn lớn hơn nước dùng cho quá trình thủy hóa.

thời gian đông cứng của bê tông

Độ mịn và thành phần hóa của xi măng cũng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi cường độ trong môi trường nhất định. Nếu xi măng càng mịn thì thời gian phản ứng rút ngắn và cường độ càng cao.

Ảnh hưởng của xi măng đến các tính chất bê tông

Sự nứt nẻ do nhiệt: Thông thường các phản ứng thủy hóa thường sinh nhiệt, đây là hàm số của các thành phần khoáng và độ mịn của xi măng. Các kết cấu của bê tông phát nhiệt và phân tán nhanh và có lợi khi bê bông được thi công trong thời tiết lạnh. Những bạn phải có những biện pháp phòng ngừa để tránh việc chênh lệch nhiệt quá cao giữa bên trong và ngoài.

Độ mịn của xi măng: Trong quá trình này, thời gian chờ bê tông sàn đông cứng đầu ảnh hưởng khá đáng kể. Tốc độ phát nhiệt liên quan mạnh mẽ đến cường độ của xi măng. Theo sự đánh giá, xi măng poóclăng nhiệt thủy hóa cao hơn xi măng poóclăng hỗn hợp.

Tính dễ đổ: Thông thường xi măng được xem là thành phần nhỏ nhất trong bê tông có tác dụng đến tính dẻo cũng như tính dễ đổ của khối bê tông. Nếu hỗn hợp ít xi măng sẽ làm cho khối bê tông khó đổ, kém dẻo và rất khó hoàn thiện và ngược lại. Tuy nhiên, bê tông quá nhiều xi măng sẽ dính nhiều gây khó thi công. Ngoài ra tính dễ đổ còn phụ thuộc vào độ mịn của xi măng, tính chất đông kết.

Cường độ: Yếu tố này bị chi phối nhiều bởi thành phần khóa của xi măng.

Thành phần C3S tăng cường độ sau 10 đến 20 giờ đến 28 ngày.

Trong bê tông, C2S có ảnh hưởng nhiều đối với cường độ về sau trong môi trường có độ ẩm thích hợp.

Thành phần C3A đóng góp chủ yếu vào việc tăng cường độ trong 24 giờ và sớm hơn, vì bản thân C3A thủy hoá nhanh.

Thành phần C4AF ít ảnh hưởng đến cường độ hơn.

Cường độ của bê tông cũng bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố mất khi nung. Độ mịn xi măng lớn cường độ sẽ tăng đến 28 ngày và mạnh nhất sau 10 đến 20 giờ đầu sau khi đổ.

Ổn định thể tích: Sự thay đổi thể tích bê tông do tiết nước, nhiệt độ biến đổi, các phản ứng thủy hóa của xi măng.

thời gian chờ bê tông sàn

Độ tiết nước giảm khi độ mịn xi măng tăng, cơ hạt nhỏ, yếu tố kiềm và C3A tăng. Xi măng có hàm lượng CaO và MgO cao quá mức so với bình thường nảy sinh hiện tượng trương nở sau gây bất lợi cho quá trình thủy hóa.

Tính thấm nước: Thường các xi măng hạt thô tạo ra nhiều độ rỗng so với loại mịn. Và tính thấm nước của khối bê tông bị chi phối nhiều bởi thành phần của xi măng và phụ gia xây dựng, cũng như tỷ lệ. Có hai loại lỗ rỗng trong đá xi măng là

Lỗ rỗng gen nằm giữa các phần tử gen, rất nhỏ, đường kính khoảng 0,5 đến 3,0.

Độ rỗng mao quản tùy thuộc vào tỉ lệ N/X lúc đầu và mức độ thủy hóa xi măng. Khi mức độ thủy hóa tăng lên, độ rỗng nhỏ đi và độ thấm cũng giảm.

Lựa chọn và sử dụng xi măng: Thường vấn đề chọn xi măng cần dựa trên yêu cầu kỹ thuật của công trình. Căn cứ vào điều kiện khối bê tông cho công trình mà người thiết kế chọn các loại xi măng phù hợp. Việc chọn các loại xi măng mác cao thay thế xi măng mác thấp là điều không nên.

Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn trang cho bị cho mình những kiến thức cần thiết khi xây nhà. Nếu cần biết thêm thông tin hãy truy cập đến trang web betongtuoi để được tư vấn miễn phí.