Bệnh lao có mang thai được không

Mắc bệnh lao khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng phát hiện và biết cách xử trí đúng bệnh. Bệnh lao khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

1. Mắc bệnh lao khi mang thai

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác. Nguyên nhân là do sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron và sự xuất hiện nội tiết tố rau thai…làm tăng cường chuyển hóa các chất. Điều này kéo theo cả tổ chức phổi – những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động hơn.

Bệnh lao có mang thai được không

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ bị suy giảm miễn dịch tự nhiên, do ăn uống không đủ chất, do sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chị em dễ nhiễm lao.
Khi mắc lao, thai phụ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng khá điển hình như như ho (thường kéo dài 3 tuần hoặc hơn), đau ngực, mỏi mệt, biếng ăn, hay cảm giác ăn mất ngon, ớn lạnh, sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm…

Bệnh lao có mang thai được không

Bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh.

2. Làm gì khi mắc bệnh lao trong thai kỳ?

Từ những tác động không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, thai phụ cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Bệnh lao có mang thai được không

Khi nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, thai phụ cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh

– Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để biết chắc chắn mình có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nếu mang thai giai đoạn đầu, thai phụ cần thông báo với bác sĩ để:– Dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kết hợp nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị lao, thai phụ cần tuân thủ theo đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể.– Phải đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất.

– Phải có chế độ nghỉ ngơi thích hợp. Sau khi sinh phải nghỉ ngơi lâu, đồng thời ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Bệnh lao có mang thai được không

Sau khi sinh phải nghỉ ngơi lâu, đồng thời ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

– Việc cách ly đối với con rất cần thiết khi người mẹ mắc lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người mẹ cần phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú… cho đến khi vi khuẩn lao âm tính.– Nên nuôi con bằng sữa mẹ nếu đang hỗ trợ điều trị lao. Nếu trẻ mắc bệnh thì cũng nên hỗ trợ điều trị cùng lúc.

– Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được tiêm vắc xin phòng lao BCG sớm để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Liệu pháp điều trị phải gồm hai thuốc isoniazid và rifampicin. Khi khẳng định được chắc chắn trực khuẩn lao kháng lại hai thuốc trên có thể sử dụng ethambutol. Cả isoniazid, rifampicin và ethambutol đều qua được hàng rào rau thai nhưng các thuốc này được được khẳng định là không có nguy cơ rõ rệt gây dị dạng thai. Hiện nay, isoniazid là thuốc chống lao hiệu quả và an toàn nhất ở phụ nữ có thai. Về lý thuyết, isoniazid có thể gây cản trở quá trình chuyển hoá vitamin B6, do đó cần bổ sung vitamin này trong quá trình điều trị. Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương tế bào gan, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hoá, rifampicin vẫn nên được sử dụng trong điều trị lao ở phụ nữ có thai, kể cả trong 3 tháng đầu, do thuốc có tác dụng chống lao rất mạnh và gần như không có nguy cơ gây dị dạng thai. Ethambutol cũng được chứng minh trong một số nghiên cứu trên cả người và động vật là không có khả năng gây ra các bất thường của thai nhi. Hiện nay, phác đồ chống lao ở phụ nữ có thai được sử dụng rộng rãi bao gồm 3 thuốc isoniazid, rifampicin và ethambutol trong thời gian 9 tháng.

PAS (Para Aminosalicylic acid), một thuốc chống lao dòng thứ hai cũng có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các tác dụng phụ ở đường tiêu hoá có thể gây nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt những người mang thai 3 tháng đầu. Streptomycin không nên sử dụng ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối do có khả năng gây nhiễm độc ốc tai ở thai nhi. Pyrazinamid cũng nên tránh sử dụng ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu do nguy cơ gây dị dạng thai của thuốc còn chưa được loại trừ./.

Bệnh lao có mang thai được không

Nguy cơ nhiễm lao và mắc bệnh lao ở phụ nữ có thai 

Phụ nữ trong lúc sinh đẻ và nuôi con thường dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới do các lý do sau đây:

- Sự thay đổi các nội tiết tố của cơ thể trong quá trình mang thai để chuẩn bị cho việc sinh đẻ và nuôi con làm cho hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ... tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn... Đồng thời ở phổi, những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn làm cho vi khuẩn lao đang ở giai đoạn ‘ngủ’ dễ dàng hoạt động trở lại.

- Cơ thể người mẹ phải giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ nằm trong cơ thể của mình cũng làm cho vi khuẩn dễ phát triển.

- Cơ thể mẹ phải được cung cấp dinh dưỡng gấp hai lần để nuôi bào thai nhưng sản phụ lại ăn uống không đầy đủ do nghén hoặc do thiếu thốn, nghèo đói.

- Sự vất vả trong thời kỳ mang thai, lúc sinh đẻ và lúc nuôi con, lại còn phải đảm đương, gánh vác các trọng trách khác cho cuộc sống gia đình.

Những lý do trên làm cho bệnh lao ở phụ nữ dễ dàng phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai, sau khi sinh và nuôi con. Vì vậy phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thường dễ mắc bệnh lao và lại thường gặp những thể lao nặng. Đối với những thể lao mà vi khuẩn lan tràn trong cơ thể mẹ theo đường máu, nhiều khả năng vi khuẩn lao cũng di chuyển đến bào thai và gây bệnh lao cho bào thai gọi là lao bẩm sinh. Trẻ xuất hiện bệnh lao ngay khi chào đời và bệnh thường rất nặng. 

Phát hiện bệnh lao ở phụ nữ có thai và cho con bú 

Bệnh lao có mang thai được không

Trong thời gian đầu của thai kỳ, nhất là thai con so, triệu chứng của bệnh lao dễ lẫn với dấu hiệu có thai như: chán ăn, mệt mỏi... Vì vậy người phụ nữ ít chú ý và thường không đi khám bệnh. Khi bệnh tiến triển nhiều hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn ho, có nhiều chị em theo quan niệm sai lầm cho rằng “thai nhi mọc tóc gây ho” nên cũng không đi khám bệnh. Có chị em cho rằng cảm ho thông thường sẽ tự khỏi và không uống muốn uống thuốc để giữ an toàn cho thai nhi nên cũng không đi khám bệnh.

Phát hiện bệnh lao ở người mẹ càng sớm càng tốt không những cần thiết cho chính người mẹ mà còn là yếu tố quan trọng nhất để phòng tránh lao cho trẻ từ lúc còn trong bào thai cho đến tuổi nằm nôi. Nếu mẹ mắc bệnh lao mà không được điều trị thì vi trùng lao có thể theo đường máu lan tràn nhiều nơi trong cơ thể, kể cả theo cuống rốn đến bào thai và gây ra bệnh lao bẩm sinh ở trẻ. Hoặc là vi khuẩn lao từ đường hô hấp của mẹ sẽ lây trực tiếp sang trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên chào đời vì mẹ luôn chăm sóc, ẳm bồng, hôn hít. Khi đó, mẹ càng gần gũi con bao nhiêu thì nguy cơ lây nhiễm cho bé càng lớn.

Phát hiện bệnh lao ở sản phụ 

Khi thấy mình bị ho kéo dài trên 2 tuần, sản phụ hoặc người mẹ đang nuôi con nhỏ nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để có thể phòng tránh bệnh cho bé.

Nếu nghi ngờ sản phụ bị lao, các bác sĩ sẽ cho chị em xét nghiệm đàm để tìm vi khuẩn lao. Đây là xét nghiệm dễ làm và có độ chính xác cao. Khi hết sức cần thiết, bác sĩ mới cho chỉ định chụp X-quang phổi ở thai phụ. Cần cẩn thận vì tia X có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ, thậm chí gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy nên tránh chụp X-quang trong ba tháng đầu thai kỳ, những tháng còn lại có thể chụp được nhưng cần phải che vải chì lên bụng trong khi chụp để bảo vệ bào thai. 

Điều trị lao ở sản phụ 

Bệnh lao có mang thai được không

Khi đã được định bệnh là mắc bệnh lao, các bà mẹ nên điều trị lao theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế: Điều trị lao ĐÚNG - ĐỦ - ĐỂU. Ngoại trừ streptomycin có thể gây điếc bẩm sinh cho bào thai vì vậy tuyệt đối không dùng cho sản phụ trong suốt 9 tháng của thai kỳ, các thuốc điều trị lao còn lại (Rifampicin, Pyrazynamide, Isoniazade, Ethambutol) đều không ảnh hưởng đến thai nhi. Cần nhấn mạnh chính việc không điều trị lao mới gây ảnh hưởng đến thai nhi chứ thuốc kháng lao không làm hại đến thai nhi. Vì vậy, khi được phát hiện bị mắc bệnh lao, các sản phụ đừng quá lo lắng và nên đến cơ sở y tế địa phương để được điều trị lao đúng cách. Thai nhi vẫn phát triển bình thường trong lúc các bà mẹ đang dùng thuốc kháng lao, vì vậy phần lớn các trường hợp đều không cần phá thai. Một số ít trường hợp đặc biệt như có nghi ngờ lao kháng thuốc, bệnh lao quá nặng đáp ứng kém với thuốc kháng lao, tác dụng không mong muốn của thuốc kháng lao quá nặng nề...thì có thể có chỉ định bỏ thai hoặc cho sinh sớm (tùy tuổi thai) nhưng khi đó phải hết sức cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của bà mẹ và thai nhi. Vì các thuốc kháng lao có thể gây chán ăn nhẹ, các bà mẹ cần cố gắng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để vừa giúp bào thai phát triển tốt, vừa giúp bản thân có đủ sức khỏe để chống chọi với căn bệnh. 

Điều trị lao ở người mẹ đang cho con bú.

Bệnh lao có mang thai được không

 

Đối với các bà mẹ đang cho con bú mà phát hiện mắc bệnh lao, việc cách ly đối với con rất cần thiết khi người mẹ mắc lao phổi có vi khuẩn lao trong đàm. Bệnh lây qua đường hô hấp nên việc hôn hít, ẵm bồng, chăm sóc gần gũi rất dễ lây bệnh cho bé và trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao. Nếu có điều kiện, nên cách ly trẻ hoàn toàn với mẹ cho đến khi vi khuẩn lao không còn tìm thấy trong đàm. Vi khuẩn lao không lây truyền qua sữa mẹ nên mẹ vẫn có thể nặn sữa ra rồi cho trẻ bú để giúp cho trẻ vẫn được hưởng những sinh chất cần thiết trong sữa mẹ. Nếu điều kiện không cho phép, tối thiểu người mẹ phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú và phải hết sức cẩn thận khi ho khạc đàm... cho đến khi vi khuẩn lao âm tính.

Bệnh lao có mang thai được không