Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bỗng... khỏe lại

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bỗng... khỏe lại

Chích ngừa viêm gan B tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Gần đây có nhiều ca bệnh ung thư gan mà người bệnh chỉ biết mình bị bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, di căn. Việc sàng lọc ung thư gan ít kết quả vì 90% ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan.

Ông Phạm Xuân Dũng - giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ viêm gan B và C, có tỉ lệ ung thư gan cao so với mức chung của thế giới. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca ung thư gan tại Việt Nam năm 2018 là 23.667 ca, chiếm tỉ lệ 14,4% tổng số ca ung thư ở cả 2 giới.

Không dấu hiệu báo trước

Bốn tháng trước, ông N.T.T. (64 tuổi, ngụ Vũng Tàu) phát hiện ung thư gan khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Chị B.C. - người thân ông T. - cho biết thời điểm ông T. được gia đình đưa đến bệnh viện tại TP.HCM, bác sĩ thông báo khối u đã vỡ, không thể áp dụng phương pháp truyền thuốc hay phẫu thuật như những bệnh nhân khác. 

"Vì bác tôi quá đau trong người nên mới đến bệnh viện chứ trước đó sức khỏe bác bình thường, không có dấu hiệu cảnh báo gì hết" - chị C. chia sẻ.

Hiện sức khỏe ông T. rất yếu, bụng trướng, không ăn uống được. Gia đình đang cho ông T. uống thuốc Nam với tâm lý "còn nước còn tát". Theo chị C., căn bệnh ung thư gan của ông T. là di truyền vì trong gia đình đã có người mất vì căn bệnh này và hiện cũng có một người bị xơ gan.

Trên fanpage "Hỏi đáp bác sĩ ung thư" với 14.000 thành viên, nhiều tài khoản viết dòng trạng thái nhờ sự giúp đỡ khi người thân phát hiện ung thư gan giai đoạn muộn, có tài khoản thông báo sự ra đi của người thân chỉ sau thời gian ngắn điều trị, chống chọi bệnh ung thư gan.

Tài khoản T.D.N. viết: "Bố tôi bị ung thư gan, đến khi phát hiện thì đã giai đoạn muộn, di căn. Bệnh viện cho biết bệnh tình bố rất khó chữa, gia đình chuẩn bị tinh thần. Những ngày gần đây bệnh tình nặng hơn nên bố rất mệt mỏi, sút cân trầm trọng, bụng phình to, căng cứng... Nhóm mình có ai biết bài thuốc Nam nào chữa ung thư gan không".

Các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho hay gan là "nhà máy" lọc máu chính và quan trọng nhất trong cơ thể con người. Do gan là cơ quan "đứng mũi chịu sào" các chất độc hại, nên ung thư gan là căn bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc cao nhất, hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Khó phát hiện qua sàng lọc thông thường

TS Phạm Văn Bình - trưởng khoa ngoại bụng 1 Bệnh viện K - cho hay bản chất của ung thư gan và ung thư phổi là ác tính, bệnh tiến triển nhanh, thời gian nhân đôi của tế bào ung thư nhanh (thời gian nhân đôi của tế bào liên quan đến mức độ ác tính của bệnh). Bên cạnh đó, cả gan và phổi đều đảm nhiệm những vị trí quan trọng của cơ thể.

Việc sàng lọc là phát hiện bệnh trong quần thể dân cư chưa có triệu chứng, từ đó phát hiện những người mắc bệnh, thông thường có hiệu quả hơn đối với những bệnh dễ thực hiện và dễ phát hiện. 

Nhưng đối với ung thư phổi, nếu chỉ chụp một phim X-quang thông thường, tổ chức ung thư khi còn bé thì không phát hiện được, mà muốn phát hiện phải chụp cắt lớp đa dãy, nhưng với kỹ thuật này thì không thể triển khai rộng được do chi phí không rẻ. Vì thế ít phát hiện được qua sàng lọc thông thường.

Một khía cạnh nữa cũng khiến sàng lọc ung thư phổi và ung thư gan ít kết quả, 90% ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan. Nguyên nhân chính của thể bệnh này là viêm gan, dẫn đến xơ gan rồi tiến triển thành ung thư gan.

TS Bình cho hay phác đồ chẩn đoán và điều trị ung thư gan của Bộ Y tế ban hành cách đây vài năm hướng dẫn muốn sàng lọc ung thư gan phải dựa trên bộ ba xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, trong đó có xét nghiệm viêm gan B, và xét nghiệm kháng nguyên sinh ra từ thời kỳ bào thai, sau này khi trưởng thành kháng nguyên này giảm xuống, nhưng ở người ung thư biểu mô tế bào gan thì kháng nguyên này lại tăng cao.

Nhưng không phải lúc nào cũng làm được bộ ba xét nghiệm và chẩn đoán này, thậm chí là rất khó, có nơi phương tiện chính để sàng lọc chỉ là siêu âm, nhưng không thể trông chờ, khát vọng là siêu âm sẽ phát hiện được ung thư gan.

Làm sao phòng ung thư gan và ung thư phổi hiệu quả?

Theo kết quả ghi nhận ung thư từ năm 2012 - 2017 tại TP.HCM, ung thư gan ở nam giới chiếm 16,4% tất cả các vị trí ung thư, là ung thư đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Đối với nữ giới, ung thư gan chiếm 6,5% tất cả các vị trí ung thư, là ung thư đứng hàng thứ 6 sau ung thư vú, tuyến giáp, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi. 

Theo ông Dũng, với chương trình chủng ngừa viêm gan siêu vi B từ năm 2000 tại TP.HCM thì tỉ lệ ung thư gan sẽ giảm sau vài thập niên tới.

TS Bình cho rằng chúng ta không trông chờ vào sàng lọc mà nên chú ý vào phòng chống từ căn nguyên của bệnh. Ví dụ như ung thư phổi thì thuốc lá là căn nguyên hàng đầu, vì thế không nên hút thuốc lá, và nếu đã hút thì nên dừng sớm.

Với ung thư gan, muốn chẩn đoán ung thư gan phải trông chờ vào bộ ba kể trên, trong đó có xét nghiệm xem có viêm gan virus không. Vì thế, muốn loại trừ căn nguyên thì phải tiêm vắcxin ngừa viêm gan virus và sống lành mạnh, như không uống rượu bia...

Với người từ 40 tuổi trở lên, đã uống rượu, đã hút thuốc, việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng, và nên khám ở những trung tâm tầm soát có uy tín và chất lượng, nếu có những biểu hiện như có ho nhiều, mệt mỏi và có tiền sử hút thuốc, uống rượu (yếu tố nguy cơ) thì mới cần thực hiện các xét nghiệm và chụp chiếu chuyên sâu.

Phải nói thật là số mắc ung thư gan ngày càng gia tăng, do mức sống và các yếu tố nguy cơ, không phải khi nào bệnh nhân cũng có dấu hiệu lâm sàng, mà khi đã có dấu hiệu tức bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u đã to và không phẫu thuật được nữa thì dưới 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, bệnh nhân có thể tử vong. Vì vậy, phòng chống bằng hạn chế các yếu tố nguy cơ, và sau đó là khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Khởi động chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư

Chương trình do Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia và Bệnh viện K khởi xướng, nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện các nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ thống dữ liệu tin cậy tại Việt Nam, tạo tiền đề cho những bước tiến mới về dự phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư.

Mỗi năm, chương trình sẽ chọn 20 ý tưởng xuất sắc nhất để đồng hành, nghiên cứu. Các ý tưởng được chọn sẽ được hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu, với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bỗng... khỏe lại
Sự thật về căn bệnh ung thư gan

LAN ANH - XUÂN MAI

Mắc ung thư giai đoạn cuối là tình thế vô cùng khó khăn. Người bệnh có thể chìm đắm trong những cảm xúc như sốc, sợ hãi và tức giận. Những phản ứng này là rất bình thường, theo NHS.UK.

Bước đầu tiên để người bệnh đối phó với những gì đang xảy ra là hãy để chính mình cảm nhận những cảm giác thực xảy đến.

Để giúp người bệnh và người thân của họ hiểu và đối phó với cảm xúc của người bệnh, sau đây là một số cảm xúc thường gặp ở những người mắc căn bệnh nan y này.

Nhưng không phải tất cả mọi người đều trải qua những cảm giác như nhau.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bỗng... khỏe lại

Tham gia các hội nhóm của những người cùng mắc bệnh như mình sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ về tình cảm và tâm lý

Ảnh: Shutterstock

Sốc khi biết rằng mình đang bị bệnh “hết thuốc chữa” hoặc “ung thư giai đoạn cuối” là cảm giác rất bình thường của người mắc căn bệnh quái ác này.

Người bệnh cũng có thể gặp những suy nghĩ như “điều này không thể xảy ra”, “tại sao điều này xảy ra với mình” hoặc “mình còn nhiều việc phải làm lắm mà”, theo NHS.UK.

Trò chuyện với người khác về những cảm giác này có thể giúp người bệnh hiểu được cảm giác của mình.

Nếu người bệnh tin vào tôn giáo, có lẽ đức tin sẽ giúp đỡ nhiều. Hãy cầu nguyện để được thanh thản.

2. Giận dữ

Giận dữ là điều bình thường, họ không bao giờ lường trước rằng mình sẽ mắc bệnh như vậy, và cũng có thể cảm thấy không công bằng khi điều này đã xảy ra với họ.

Sẽ tốt hơn nếu biết chuyển cơn giận dữ sang hướng giải quyết vấn đề trong tầm kiểm soát, làm những điều có ý nghĩa và tận dụng tối đa những ngày còn lại.

3. Sợ hãi

Cách hiệu quả để giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc tốt hơn và giúp người khác hỗ trợ họ khi cần chính là cố gắng xác định điều gì của cái chết khiến người bệnh sợ hãi, như sợ gia đình sẽ ra sao khi không còn mình. Chia sẻ điều này với gia đình và những người thân yêu có thể giúp họ thoải mái và yên tâm hơn.

Nói về nỗi sợ hãi với các bác sĩ điều trị và gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp người bệnh tìm cách đối phó và cảm thấy bớt bất ổn.

Dù thực sự rất khó để nói chuyện với gia đình, nhưng ai cũng có những suy nghĩ và nỗi sợ hãi riêng và càng thảo luận cởi mở về những điều này, càng có thể hỗ trợ nhau và giúp ích cho người bệnh.

4. Cô đơn

Mặc dù có nhiều người xung quanh, người bệnh vẫn cảm thấy rất cô đơn. Vì vậy, người bệnh cần chia sẻ cảm giác của mình với những người xung quanh, theo NHS.UK.

Nếu họ cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè, có thể nói chuyện với y, bác sĩ xung quanh.

Các y, bác sĩ sẽ có cách tiếp cận không phán xét khi lắng nghe cảm xúc của người bệnh và có thể đưa ra các cách giải quyết vấn đề tốt hơn.

5. Cảm giác có tội

Người bệnh có thể cảm thấy có tội vì chưa đáp ứng được kỳ vọng của mình hoặc của người thân, như những nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc những kế hoạch còn dang dở.

Họ cứ mãi dằn vặt “lẽ ra phải thế này” hoặc “không nên thế kia” mà không thể tập trung vào hiện tại và đón nhận phần cuộc sống còn lại.

Đôi khi sẽ tốt hơn nếu biết chấp nhận những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Hãy buông bỏ những gì không thể thay đổi và bắt đầu thay đổi mình.

Hãy nghĩ đến việc tha thứ cho người khác và cho chính mình, dành thời gian cho những người thân yêu, theo NHS.UK.

6. Kiểm soát lại tình thế

Để chủ động trong phần đời còn lại, hãy lập kế hoạch cho các hoạt động.

Lập kế hoạch và đặt mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, có thể giúp kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực và ngăn cuộc sống chỉ xoay quanh cái “chết”.

Một số cách để kiểm soát cảm xúc

Ngoài ra, còn có các cách có thể giúp kiểm soát cảm xúc như, theo NHS.UK.

Thiền có thể hữu ích để tập trung năng lượng.

Viết nhật ký có thể có hiệu quả để giảm bớt cảm giác tiêu cực.

Tham gia các hội nhóm của những người cùng mắc bệnh như mình sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ về tình cảm và tâm lý.

Lưu lại cho hậu thế

Người bệnh có thể chuẩn bị cho cái chết của mình bằng cách suy nghĩ đến việc lưu lại gì cho hậu thế, bao gồm:

- Viết thư cho những người quan trọng với mình

- Tạo video hoặc ghi âm để trao cho các thành viên trong gia đình về sau này

- Viết lại lịch sử gia đình cho các thế hệ sau

- Tạo sổ lưu niệm

- Hộp lưu niệm gồm: thư, vật phẩm tình cảm, đồ trang sức, ảnh hoặc quà tặng

- Viết tự truyện

- Lập di chúc

Tuy nhiên, không nhất thiết phải làm tất cả mọi điều kể trên. Điều quan trọng là trân trọng những khoảnh khắc với những người thân yêu, theo NHS.UK.

Tin liên quan