Bị ho khi mang thai tháng thứ 7

Bà bầu bị ho khiến cho cả gia đình lo lắng, có rất nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị ho, những cơn ho không chỉ gây ảnh hưởng cho mẹ mà còn ảnh hưởng cả thai nhi. Vậy mẹ bầu bị ho phải làm gì? Cách trị ho cho phụ nữ mang thai như thế nào? Hãy cùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Phụ nữ mang thai bị ho sẽ khiến các mẹ lo lắng

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

  • Do hệ miễn dịch yếu: Sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và sức đề kháng suy giảm. Do đó, các vi khuẩn, virus gây bệnh dễ tấn công cơ thể gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Vì thế, mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến đường thở, dẫn đến sinh ra các phản xạ ho. 
  • Do thời điểm giao mùa: Vào những ngày trái gió trở trời, mùa lạnh hoặc mẹ bầu ở trong phòng điều hòa ra nóng đột ngột… đều dễ khiến mẹ bầu bị ho.
  • Bị dị ứng: Những yếu môi trường bên ngoài như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hít phải mùi hóa chất…
  • Do hen suyễn: Bệnh hen suyễn có thể khiến mẹ bầu bị ho có đờm, kèm theo khó thở, thở rít, đau tức ngực. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cơn ho dữ dội hơn, đặc biệt là về đêm và sáng. 
  • Bị Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày do nôn nghén, khiến vùng cổ họng bị bỏng do axit trong dịch vị làm tổn thương niêm mạc hầu họng. Đây là biểu hiện thường gặp ở mọi phụ nữ mang thai. 
  • Do con mọc tóc: Khi thai nhi mọc tóc cũng có thể khiến mẹ bầu bị ho, đây là hiện tượng bình thường mà trong dân gian gọi là ho mọc tóc. Triệu chứng này có thể bị ho mọc tóc vào tháng thứ 3, thứ 4. 
  • Do ô nhiễm không khí: Môi trường sống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc các chứng ho. Vì thế, phụ nữ mang thai nên tránh sinh hoạt và làm việc tại những nơi nhiều khói thuốc lá, khói bụi, khí gas, hóa chất….
  • Do các bệnh lý đường hô hấp: do các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…. 

2. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7

2.1. Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị ho do dị ứng hay môi trường bị ô nhiễm thì cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ho. Nhưng nếu cơn ho kéo dài dai dẳng, đau họng sổ mũi và sốt dẫn đến mệt mỏi, chán ăn thì cần phải chú ý hơn đến sức khỏe. Vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. 

2.2. Bị ho khi mang thai 3 tháng giữa

Bắt đầu từ tuần thứ 14, mẹ bầu có thể bị ho mọc tóc. Cơn ho có thể xuất hiện rải rác và kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Lúc này, chị em không cần phải lo lắng quá nhiều, vì đây là phản của cơ thể khi thai nhi mọc tóc, không quá đáng ngại nếu các cơn ho không gây quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của mẹ bầu! Nhưng nếu mẹ bầu bị ho và sổ mũi, ho có đờm, khó thở, đau tức ngực… hoặc xuất hiện một số triệu chứng kèm theo khác, thì cần sớm đến bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở y tế để được thăm khám. Xác định đúng nguyên nhân gây ho và điều trị kịp thời, sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. 

2.3. Bị ho khi mang thai 3 tháng cuối 

Mẹ bầu bị ho 3 tháng cuối có thể gây tác động đến tử cung, sinh ra, gây nên co thắt, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non. Đặc biệt, nếu ho ra máu thì cần phải đến bệnh viện để thăm khám ngay. Vì đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi và có thể gây suy thai. 

3. Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất 

3.1. Dùng Quất, mật ong 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7

Trong quất có nhiều vitamin C, pectin, axit hữu cơ có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm ho. Còn mật ong có chứa kháng sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc. Do đó, kết hợp quất với mật ong là một trong những cách chữa ho cho bà bầu hiệu quả. 

Cách làm: 

  • Quất xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Cắt đôi quả quất rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Sau khi tắt bếp thì dằm nát quất xanh, bỏ hạt và dùng cả nước và cái. 
  • Mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 2 – 3 thìa nhỏ để có được hiệu quả tốt nhất. 

3.2. Gừng chưng đường phèn 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7

Theo Đông y, gừng có tính ấm giúp giữ ấm cơ thể; đồng thời có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Do đó, dùng gừng trị ho sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể.

Mẹ bầu chỉ cần thái vài lát gừng tươi vào ly nước sôi và đợi khoảng 15 phút. Khi tinh dầu gừng đã khuếch tán ra ngoài thì uống trực tiếp, hoặc có thể pha thêm mật ong cho dễ uống hơn. Áp dụng cách này mỗi ngày, cho đến khi những cơn ho giảm hẳn.

Có thể mẹ quan tâm:

  • 9 cách trị ho bằng gừng
  • 8 cách dùng mật ong trị ho đơn giản

3.3. Nhai Tỏi sống

Bài thuốc chữa ho từ tỏi phù hợp với những mẹ bầu bị ho do viêm họng. Trong tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe mẹ bầu; đồng thời có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên được dùng để trị ho rất tốt. Chị em chỉ cần nhai vài tép tỏi sống và nuốt từ từ, có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng, từ đó làm giảm phản xạ ho. 

Áp dụng cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất. 

3.4. Dùng Vỏ quýt

Theo y học cổ truyền, vỏ quýt vị đắng, tính ôn, bổ phế và tỳ vị. Do đó, vỏ quýt được áp dụng nhiều trong các bài thuốc để dùng khi bị ho có đờm nhiều. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị vỏ quýt, cam thảo, rễ cỏ tranh với lượng bằng nhau. 
  • Trộn đều các nguyên liệu trên với một lượng mật ong vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước uống trong ngày. 

3.5. Húng chanh chưng đường phèn

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Chắt nước húng chanh uống ngày 2 lần sẽ cải thiện ho đáng kể

Bài thuốc trị ho cho bà bầu từ húng chanh phù hợp cho những trường họp bị ho do viêm họng, ho khản tiếng. Đối với cách trị ho này, chị em làm như sau: 

  • Húng chanh và quất rửa sạch, để ráo nước rồi sau đó xay nhuyễn với nhau. 
  • Trộn hỗn hợp trên với một ít đường phèn, rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê. Có thể ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

3.6. Chanh và mật ong

Vitamin C trong chanh có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả. Dùng chanh với mật ong tự nhiên sẽ trở thành bài thuốc khi mẹ bầu ho cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Mẹ bầu chỉ cần pha một ly nước chanh ấm, thêm một thìa mật ong và uống 1 – 2 lần/ngày. 

3.7. Cam nướng 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Cam nướng có tác dụng chữa ho mà mẹ nào cũng nên biết

Mẹ bầu bị ho do cảm lạnh, ho có đờm thì có thể áp dụng cách giảm ho bằng cam nướng. Trong cam có nhiều tinh chất giúp làm dịu các cơn ho hiệu quả. 

Cách làm: 

  • Cam vàng rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút. 
  • Nướng trực tiếp trên lửa hoặc bằng lò nướng, lò vi sóng khoảng 10 phút, nhớ thường xuyên lật để chín đều. 
  • Sau đó bóc vỏ ăn nóng. Vỏ cam có thể cắt nhỏ và hãm với nước sôi để uống cũng rất tốt. 

3.8. Lê, gừng và mật ong 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7

Lê chưng với mật ong là một trong những cách trị ho cho bà bầu lành tính và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, lê tính mát, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, trừ ho hiệu quả. Mẹ bầu có thể thực hiện bài thuốc này theo cách sau: 

  • Lê gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi trộn với vài lát gừng và một lượng mật ong vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy, cho đến khi lê chín mềm. 
  • Đợi nguội bớt thì ăn cả nước và cái mỗi ngày 2 lần.

3.9. Diếp cá và nước vo gạo

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Nước vo gạo và rau diếp cá có hiệu quả khi chữa ho

Một trong những cách giảm ho cho bà bầu hiệu quả được nhiều chị em áp dụng, đó là dùng nước vo gạo với rau diếp cá. Đây cũng là cách trị ho tốt cho trẻ nhỏ được nhiều mẹ áp dụng cho bé. Thực hiện theo cách: 

  • Lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn. Sau đó trộn với nước vo gạo.
  • Cho hỗn hợp trên lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút đến khi rau chín nhừ. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì lọc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần.

3.10. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc ho thảo dược, được bào chế từ các dược liệu quý và các vị thuốc ho phổ biến trong dân gian như Ô mai, vỏ quýt, mật ong. Đây là thành quả kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho Xuyên bối tỳ bà cao đã có lịch sử hơn 300 năm. Sản phẩm được kiểm nghiệm chất lượng bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, chứng nhận trị ho hiệu quả và an toàn. Với mẹ bầu trên 3 tháng nếu bị ho có thể dùng viên ngậm và siro để uống phòng trị ho. Siro để pha với nước ấm uống đều đặn hàng ngày vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Còn viên ngậm dùng ngay mỗi khi chớm thấy ho, ngứa rát cổ họng, giúp làm dịu họng, đỡ ngứa rát họng.

Sản phẩm phát huy công dụng hiệu quả nhất khi bị ho do thay đổi thời tiết, ho do dị ứng và khi mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Ngoài công dụng trừ ho, sản phẩm còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, bổ phế và tăng cường sức đề kháng. Do đó, giúp ngăn ngừa các chứng ho và các bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả. 

Mẹ bầu có thể uống ngày 3 lần, mỗi lần 15ml. Ngoài ra, có thể pha với một ly nước ấm, uống sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp giữ ấm và làm ẩm vùng hầu họng, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu hiệu quả. 

4. Một số câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị ho

4.1. Ho khi mang thai nên ăn gì? 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Áp dụng lối sống lành mạnh làm giảm các cơn ho

Chế độ ăn dành các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm sau: 

  • Nhóm thức ăn giàu chất đạm, chất béo, kẽm để tăng cường sự phát triển thai nhi như: thịt, trứng….
  • Thực phẩm giàu vitamin A và C gồm các loại rau màu xanh đậm và đỏ đậm như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang, bí, rau bắp cải….
  • Tăng cường các món ăn dễ nuốt như cháo, súp. 

Ngoài ra, rất nhiều chị em thắc mắc những câu hỏi như bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không, bà bầu có nên ăn thịt gà không…. Đây đều là những loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé, nên mẹ có thể bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn. 

4.2. Mẹ bầu bị ho kiêng ăn gì? 

Bị ho khi mang thai tháng thứ 7
Hạn chế ăn các đồ ăn gây đờm như phô mai, sữa chua…

Đang mang thai bị ho nên kiêng ăn gì, có nên ăn tôm, có được ăn ốc không….? Đối với những câu hỏi này, chị em cần phải lưu ý chế độ ăn khi bị ho lúc mang bầu như sau: 

  • Tuyệt đối không nên ăn đồ lạnh để tránh tình trạng ho diễn biến nặng hơn.
  • Đồ tanh khiến cổ họng bị kích thích và ho nhiều hơn.
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khiến hệ hô hấp tiết nhiều dịch đờm hơn, nên cần tránh xa trong ăn uống.
  • Các loại đồ ngọt, mặn, nước có gas đều khiến cho các cơn ho xuất hiện dày đặc và dữ dội hơn.

4.3. Bị ho khi mang thai nên uống thuốc gì an toàn? 

Không nên uống thuốc tây y trong trường hợp không bắt buộc. Vì thuốc tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu bị ho nên uống thuốc ho được điều chế từ dược liệu và đã được kiểm nghiệm chất lượng, an toàn bởi Bộ Y tế như Thuốc ho Bảo Thanh. 

Những cơn ho dai dẳng lâu ngày không dứt, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc tây y nào trước khi có chỉ định của bác sĩ.

Trong giai đoạn mang thai, khi xuất hiện những dấu hiệu sức khỏe nào bất thường, mẹ bầu tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Mẹ bầu không nên chủ quan, để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập