Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Thủy đậu là bệnh do virus gây nên, chúng có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu người mắc bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc không được chăm sóc đúng cách thì có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tình trạng ngứa do thủy đậu là điều mà ai cũng gặp phải khi nhiễm virus này. Xung quanh vấn đề ngứa do thủy đậu, có rất nhiều các câu hỏi mà quý độc giả đã đặt ra. Mời bạn theo dõi lời giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người bệnh. Mặc dù đây là một bệnh virus lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những nốt mụn nước nổi đầy trên da và gây cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết và không phòng tránh, chữa trị kịp thời nên bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng như:

+ Biến chứng nhẹ: Nhiễm trùng da nổi mụn nước, nặng hơn vi trùng, có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết.

+ Các biến chứng nặng như: Viêm phổi, viêm não, viêm màng não,... có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi thuỷ đậu thì virus này vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt và dễ tái phát khi hệ miễn dịch kém.

>>> Xem thêm: Bị thủy đậu có ăn được sữa chua không?

Ngứa do thủy đậu và các câu hỏi thường gặp

Khi mắc thủy đậu, trên da sẽ xuất hiện những nốt đốm đỏ chứa dịch bên trong, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Cùng với hiện tượng ngứa là các triệu chứng thủy đậu khác đi kèm như sốt; đau bụng hoặc ăn mất ngon; nhức đầu; cảm giác mệt mỏi, khó chịu; ho khan;…

Sau khi những triệu chứng thủy đậu xuất hiện, các nốt ban bắt đầu đỏ mọng, thường hình thành tại vùng bụng, lưng, sau đó lan đến hầu hết mọi nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục. Cảm giác ngứa ngày một tăng lên, gây bất lợi cho người bệnh.

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề ngứa do thủy đậu sẽ được làm rõ. Cụ thể:

1. Cách giảm ngứa khi bị thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu thường gây ngứa 2 – 3 ngày khi bắt đầu nổi mụn và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Khi ngứa nhiều thì nên bôi thuốc hoặc uống thuốc để cải thiện biểu hiện này, uống nước nhiều hơn và đồng thời nên bổ sung vitamin C.

Bạn không nên gãi khi có cảm giác ngứa bởi nốt mụn dễ bị vỡ và có thể gây nhiễm khuẩn. Người bệnh thủy đậu có thể ăn uống theo nhu cầu, nguyên tắc chung là đủ chất dinh dưỡng, ăn mềm, dễ tiêu hóa,… Nhìn chung, không cần quá kiêng khem đặc biệt, chỉ hạn chế ăn đồ cay, nóng, chất kích thích.

2. Trẻ bị ngứa do thủy đậu cần làm gì?

Để giảm biểu hiện ngứa cho trẻ bị thủy đậu, cha mẹ có thể tắm cho bé để làm dịu biểu hiện, ngoài ra, bé có thể dùng thêm thuốc chống dị ứng dạng siro có chứa promethazine. Khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, liều dùng theo cân nặng nên chúng ta không thể tự ý sử dụng bừa bãi rất nguy hiểm.

3. Biểu hiện ngứa do thủy đậu ở từng giai đoạn ra sao?

Thông thường, khi nhiễm virus thủy đậu, người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như:

Thời kỳ ủ bệnh: Từ 10 – 21 ngày. Thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không thấy biểu hiện gì rõ nét, có chăng là hiện tượng hơi châm chích, ngứa nhẹ. Bạn xoa xoa nhẹ là cảm giác ngứa có thể ngưng, khiến bạn chủ quan không nghĩ mình đang nhiễm virus thủy đậu.

Thời kỳ khởi phát: Thời kỳ khởi phát có thể kéo dài từ 24 – 48 giờ. Người bệnh có triệu chứng sốt, nhức đầu, chán ăn, ở một số bệnh nhân có phát ban, kích thước vài mm, màu hồng, nổi trên mặt da, có thể ngứa. Cảm giác ngứa ngáy lúc này một nặng hơn, thậm chí ngoài ngứa, bạn còn phải chịu hiện tượng đau tại các vùng da bị nổi mụn.

Thời kỳ toàn phát: Biểu hiện đặc trưng của thời kỳ này là sốt cao và xuất hiện ban phỏng nước. Khởi đầu là những nốt đỏ, nổi lên trên mặt da, sau vài giờ, các nốt phỏng to dần và có dịch trong, xung quanh nốt phỏng có màu đỏ. Sau 48 – 72 giờ, các nốt phỏng vỡ để lại những vết loét trợt nông trên mặt da, sau đó khô đóng vảy. Các ban phỏng nước có thể kèm theo ngứa, khi gãi nốt phỏng dễ vỡ và bị bội nhiễm, nhiễm trùng da. Ban mọc đầu tiên ở thân mình, sau đó lan ra toàn thân, chúng có thể thấy ở niêm mạc má, vòm họng, thanh quản…

Thời kỳ hồi phục: Sau khi nốt mụn nước thủy đậu khô và bong cảm giác ngứa trên da cũng giảm dần theo mức độ bệnh. Có nhiều trường hợp bị ngứa sau khi khỏi bệnh. Lúc này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nên bôi gì để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

4. Bị ngứa do thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm, cộng thêm tình trạng ngứa toàn thân hay bất kỳ vị trí nào xuất hiện mụn nước thủy đậu, đều rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi, suy hô hấp...

Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sảy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh,...

Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh thì trẻ bị lây bệnh sẽ rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

5. Ngứa sau khi hết bệnh thủy đậu có sao không?

Thông thường, tổn thương thủy đậu khi đã đóng vảy thì sẽ hết, không còn ngứa nữa. Nếu bạn hoặc người thân của mình sau khi đã khỏi thủy đậu mà lại có cảm giác ngứa thì có thể đây là hiện tượng bị dị ứng. Tình trạng này cần gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác. Vì rất có thể, trong người bạn đang có tác nhân gây dị ứng có thể do nằm ở chăn, đệm, ga, chiếu, quần áo,… nên có biểu hiện ngứa. Để điều trị biểu hiện ngứa chủ yếu là bôi hoặc uống thuốc chống dị ứng, kết hợp với việc tránh tiếp xúc với dị nguyên gây ngứa (bụi vải, bụi nhà, hóa chất, thức ăn...

>>> Xem thêm: Cách chữa thủy đậu bằng dân gian

Gel Subạc – Kiểm soát tốt bệnh thủy đậu

Trước thực trạng nhiều người bị ngứa do thủy đậu như hiện nay, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thủy đậu an toàn, hiệu quả và phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng. 

Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… sẽ tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình điều trị thủy đậu, giảm ngứa do bệnh gây ra.

Cảm nhận người dùng

Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386). Bị thủy đậu trong lúc đang mang thai nhưng may mắn khi chị biết tới gel Subạc, sử dụng vài ngày, các nốt mụn đã dần cải thiện. Để hiểu rõ về quá trình vượt qua thủy đậu của chị Hồng, bạn hãy xem chia sẻ của chị tại video này:

>>> Xem thêm:  Cách cải thiện các tổn thương ngoài da hiệu quả

Đánh giá của chuyên gia

“Khi bị thủy đậu, bạn cần đi khám và điều trị sớm. Bạn nên dùng gel Subạc để bảo vệ da và cải thiện tình trạng thủy đậu”. Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải 

Nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn một số câu hỏi liên quan tới tình trạng ngứa do thủy đậu và đưa ra gợi ý hay cho bạn về cách chữa ngứa do thủy đậu an toàn và hiệu quả. Để không còn nỗi lo về bệnh thủy đậu, bạn hãy sử dụng gel Subạc mỗi ngày nhé! Chúc bạn sức khỏe!

Để được giải đáp thêm về ngứa do thủy đậu hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng gọi (zalo/viber): 0916755060 0916757545

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh chỉ kéo dài khoảng 5 – 10 ngày và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những nốt mụn đậu mọc trên da sẽ gây nên cơn ngứa ngáy dai dẳng, làm người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm ngứa thủy đậu, hãy cùng đọc và làm theo những biện pháp trong bài viết dưới đây. 

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Triệu chứng đặc trưng nhất của thủy đậu là những nốt mụn đậu mọc tràn lan khắp cơ thể. Chúng phát triển dần qua ba giai đoạn: mụn đỏ, mụn nước và bong vảy. 

Mụn nước được bao bởi một màng mỏng, bên trong chứa đầy chất lỏng trong suốt. Nó tiết ra những chất trung gian hóa học kích hoạt dây thần kinh, gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt. 

Thông thường, tình trạng ngứa sẽ được cải thiện sau 3 – 4 ngày. Trong vòng một tuần, các mụn nước sẽ hình thành vảy và cơn ngứa sẽ hoàn toàn chấm dứt. 

Trong thời gian này, người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi, cào cấu hay chà xát lên các nốt mụn. Những hành động này dễ khiến mụn nước vỡ ra, bội nhiễm vi khuẩn từ bàn tay. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vết sẹo xấu xí của thủy đậu. 

Tắm bằng nước ấm là cách đơn giản để làm giảm cơn ngứa. Theo các chuyên gia y tế, tắm thường xuyên trong 20 – 30 phút giúp làm sạch da và làm dịu làn da bị kích ứng bởi mụn. 

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Tắm rửa thường xuyên là giải pháp giảm ngứa hiệu quả

Một số lưu ý cần nhớ khi tắm: 

  • Không sử dụng xà phòng, hoặc chỉ sử dụng xà phòng nhẹ. Xà phòng nhẹ là xà phòng được dành riêng cho làn da nhạy cảm hoặc cho trẻ sơ sinh. 
  • Nên tắm cùng với bột yến mạch: Theo các nghiên cứu khoa học, bột yến mạch có tác dụng làm sạch và dưỡng ẩm. Ngoài ra, nó còn có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, nó tỏ ra rất hiệu quả trong việc giảm ngứa da do thủy đậu.
  • Có thể tắm với dung dịch sát khuẩn pha loãng để làm sạch da triệt để. Dòng sản phẩm kháng khuẩn ion như Dizigone được khuyên dùng vì sát khuẩn nhanh và mạnh, không nhuộm màu da, không gây xót và kích ứng da.
  • Sau khi tắm, phải làm khô da bằng khăn bông mềm, khô, sạch. Tránh chà xát mạnh lên da.

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Sử dụng Dizigone pha loãng để chấm hoặc lau lên vết mụn nước thuỷ đậu

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Chườm lạnh bằng đá 

Chườm lạnh giúp giảm ngứa cục bộ cho các khu vực nhiều mụn nước. Các cách chườm lạnh bao gồm: 

  • Chườm nước: Chọn một miếng vải mềm, sạch và có khả năng thấm nước tốt. Làm ướt miếng vải bằng nước mát rồi chườm trực tiếp lên da. 
  • Chườm bột yến mạch: Trộn bột yến mạch với nước ấm để tạo thành dạng bột nhão. Trét bột nhão lên một miếng khăn sạch rồi áp lên vùng da bị ngứa. Giữ yên khăn trên mặt khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch mặt và vỗ nhẹ cho khô.  

Một số loại kem dưỡng dịu da sẽ giúp làm khô nhanh những nốt mụn thủy đậu. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng những loại kem chứa chất kháng histamin. 

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Calamine là kem dưỡng thường dùng cho bệnh nhân thủy đậu

Những loại kem dưỡng chứa các thành phần sau được khuyên dùng: 

  • Phenol, tinh dầu bạc hà và long não (ví dụ kem calamine) 
  • Bột yến mạch 

Người bệnh thủy đậu nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton mềm, nhẹ, để thấm hút mồ hôi tốt và tránh cọ xát da. 

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Bệnh nhân thủy đậu nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. 

Thay quần áo và ga trải giường thường xuyên; giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ. 

Ngoài ra, nên dùng các chất tẩy rửa nhẹ nếu thấy quần áo, ga trải giường có dấu hiệu kích ứng da. 

Các loại kem bôi chứa histamin không nên dùng cho bệnh nhân thủy đậu. Tuy nhiên, viên uống histamin lại cho tác dụng giảm ngứa rất nhanh và an toàn. 

Trong lúc ngủ, người bệnh thủy đậu thường khó kiểm soát cơn ngứa và đưa tay gãi trong vô thức. Việc uống histamin trước khi ngủ sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn và có giấc ngủ sâu hơn.  

Một số thuốc kháng histamin có thể dễ dàng mua được mà không cần kê đơn. Khi dùng thuốc, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh gây sai sót. Cần đặc biệt lưu ý rằng histamin không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi. 

Hạn chế gãi lên các nốt mụn thực chất là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhân nhỏ tuổi. Một số giải pháp được đưa ra bao gồm: 

  • Cắt móng tay và làm sạch móng tay kỹ càng. 
  • Đeo găng tay sạch để tránh gây trầy xước khi gãi.
  • Dùng băng gạc dán kín vết thương hở. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. 
  • Đánh lạc hướng trẻ khi thấy trẻ bắt đầu gãi.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung để kiểm soát và ngăn ngừa những vấn đề phát sinh: 

  • Tránh bị nóng và đổ mồ hôi, vì mồ hôi khiến các nốt mụn càng ngứa hơn. 
  • Tránh ánh sáng mặt trời gây kích ứng da. Nên cho trẻ chơi trong nhà hoặc dưới bóng râm.
  • Tránh sử dụng các thuốc chống dị ứng. Nếu vô tình dùng liều quá cao, tình trạng bệnh không giảm mà sẽ càng tồi tệ hơn. Các loại thuốc cần tránh bao gồm: Diphenhydramin, chất gây tê, pramoxin 

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã bỏ túi được những biện pháp giảm ngứa hiệu quả khi mắc thủy đậu. Chúc các bạn vượt qua đợt bệnh an toàn. Nếu cần giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu và cách xử lý tại nhà hiệu quả, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu

Dược sĩ lâm sàng – Đại học Dược Hà Nội.

Dược sĩ Ngọc Minh có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về da liễu, bệnh ngoài da, chăm sóc và phục hồi tổn thương da tại chỗ.

Hiện tại, Dược sĩ Ngọc Minh là chuyên gia tư vấn tại Dizigone.