Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > CÂU LẠC BỘ, GIẢI TRÍ > Du lịch >

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi hải sản tùng linh, 3/9/2021.

Hòn Trống Mái - Biểu tượng của du lịch Hạ Long. Các bạn hãy theo dõi ngay bài viết để tìm hiểu về thông tin của địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hạ Long này nhé

Nếu quan tâm tới du lịch Hạ Long, chắc hẳn bạn sẽ thấy trong bất cứ tour hay hành trình đi tàu thăm vịnh Hạ Long nào cũng đều xuất hiện một điểm đến không thể bỏ qua có tên hòn Trống Mái, hay còn được gọi là hòn Gà Chọi. Địa danh này được coi là biểu tượng của du lịch Hạ Long, và là hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trên hầu hết các tài liệu về du lịch Hạ Long. Cùng AZgo tìm hiểu rõ hơn về hòn Trống Mái và kinh nghiệm tham quan danh thắng nổi tiếng ở vịnh Hạ Long này nhé. 

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Sự tích của hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi)

Tại sao lại gọi là hòn Trống Mái? Theo nhiều tài liệu ghi lại, tên gọi này xuất phát từ chính hình dáng của 2 phiến đá lớn nằm giữa vùng biển xanh bao la, ngạo nghễ đứng giữa đất trời hệt như 2 chú gà - một trống, một mái - chúi đầu vào nhau. Và rồi hàng triệu năm trôi qua, sóng có vỗ bao nhiêu lần, nước biển có dâng lên hạ xuống như thế nào đi chăng nữa thì “2 chú gà” vẫn lừng lững đứng đó, thủy chung nhìn nhau hệt như sự tích của chính mình.

Sự tích về hòn Trống Mái không biết có từ khi nào, chỉ biết rằng truyền từ đời này qua đời nọ là câu chuyện về Rồng mẹ cùng Rồng con hạ giới, giúp dân ta đánh giặc ngoại xâm. Tuy nhiên sau khi thắng trận, Ngọc Hoàng đợi mãi không thấy đàn rồng trở về bèn ra lệnh cho một đôi gà trống xuống đánh thức Rồng. Nhưng nào ngờ, Ngọc Hoàng đã phái nhầm đôi gà một trống một mái, dẫn đến chúng mải mê tình tự với nhau mà quên nhiệm vụ, hóa đá luôn lúc nào không hay.

Và rồi từ đó trở đi, sự tích về hòn Trống Mái của Hạ Long được biết đến như biểu tượng của sự gắn kết đôi lứa, thể hiện một mối tình thơ mộng, thủy chung, khát khao hạnh phúc mà người xưa gửi gắm nơi biển đảo bao la ở Hạ Long.

Hòn Trống Mái nằm ở đâu? 

Hòn Trống Mái còn được gọi bởi tên khác là hòn Gà Chọi, bởi nhiều người chưa biết về truyền thuyết hòn Trống Mái thì hay liên tưởng đến hình ảnh 2 chú gà đối đầu chọi nhau, nên dần dần cái tên hòn Gà Chọi cũng gắn liền với địa danh này lúc nào không hay.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi) thuộc vùng biển của vịnh Hạ Long về phía Tây Nam, gần hòn Đỉnh Hương, cách bến cảng Tuần Châu chỉ hơn 1km. Cùng với những danh thắng nổi tiếng khác ở nơi này, hòn Trống Mái đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trong bất cứ hành trình du lịch nào của du khách.

Tham quan hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi) bằng cách nào?

Cách phổ biến nhất để tham quan hòn Trống Mái là đi tàu thăm vịnh Hạ Long tuyến 1 và tuyến 2. Hầu hết tất cả các tuyến tàu này đều đi qua hòn Trống Mái (tàu sẽ đi ngang qua cho du khách tham quan, chụp ảnh chứ không dừng chân).

Để có thể ngắm được trọn vẹn vẻ đẹp của hòn Trống Mái, bạn nên đặt những tour thăm vịnh Hạ Long buổi sáng, buổi chiều hoặc cả ngày, đi kèm với tour là sẽ có những hướng dẫn viên tận tình giới thiệu cho bạn về điểm đến, và đặc biệt họ sẽ báo cho đoàn biết lúc nào tàu đi ngang qua hòn Trống Mái nổi tiếng này. Bạn có thể tham khảo các tour thăm Hòn Trống Mái ở:

Hoặc nếu bạn muốn có một trải nghiệm độc đáo, thú vị hơn thì hãy thử lựa chọn tour ngắm vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ hoặc ngắm vịnh Hạ Long bằng trực thăng. Với những hành trình này, phi công cũng sẽ đưa bạn tham quan hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi), nhưng khác ở chỗ là bạn sẽ được chiêm ngưỡng hòn Trống Mái từ một góc nhìn mới hoàn toàn - đó là nhìn từ trên cao xuống.

Vẻ đẹp của hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi)

Dưới đây là những hình đẹp về hòn Trống Mái mà một số nhiếp ảnh gia đã ghi lại được, bạn cùng tham khảo để có thể cảm nhận được trọn vẹn những nét đẹp của kỳ quan này:

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Hòn Trống Mái với hai hòn đá khổng lồ tựa hình dáng của một chú gà trống và một cô gà mái đang hướng ánh nhìn về nhau giữa mênh mông biển cả. 

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Hòn Trống Mái giữa vịnh Hạ Long đẹp say đắm lòng người bởi ánh sáng rực rỡ nhuộm đỏ cả khoảng không gian khi bình minh lên, hay lúc hoàng hôn xuống.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Mỗi hòn có chiều cao trên 10m vươn lên từ mặt nước, tựa như hai đôi chân nhỏ đỡ lấy hai tấm thân khổng lồ, cảm tưởng như chênh vênh và dễ dàng sập xuống. Vậy mà suốt hàng triệu năm qua, hai chú gà của hòn Trống Mái ấy vẫn đứng sừng sững, hiên ngang, không lay chuyển.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Hòn Trống Mái được coi là biểu tượng của lòng thuỷ chung, của ý chí kiên cường trước ngàn bão giông. Nơi đây cũng chính là biểu tượng thiêng liêng và vẻ đẹp trường tồn của vịnh Hạ Long.

Thơ ca hay về hòn Trống Mái Hạ Long

Là biểu tượng của vịnh Hạ Long, với những giá trị đặc biệt về du lịch, văn hoá cũng như lịch sử, Hòn Trống Mái đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, hội hoạ và nghệ thuật nói chung.

AZgo xin trích dẫn một số tác phẩm thơ ca hay về hòn Trống Mái Hạ Long để bạn tham khảo cũng như thêm yêu địa danh xinh đẹp này.

*Trích bài thơ Tuyệt tác Hạ Long (tác giả Nguyễn Thị Tính):

“Hạ Long cảnh đẹp thiên nhiên.

Kỳ quan thế giới như tiên giáng trần.

Lung linh sắc nước gương thần.

Núi nghiêng soi bóng mây vờn trắng bay.

...

Vọng phu đá ẩn bóng người.

Trông chồng mòn mỏi biển trời khắc ghi.

Đây hòn TRỐNG MÁI uy nghi.

Mối tình son sắt chia ly sao đành”.

*Bài thơ Hòn Trống Mái (tác giả Phạm Đình Nhân):

“Mặc sóng trùng dương giữa biển khơi.

Mặc cho nắng hạ với mây trời.

Thời gian trôi mãi nhìn đăm đắm.

Trời đất vần xoay gọi hỡi hời.

Trống Mái đôi ta ôm sóng biển.

Hạ Long ngàn kiếp chẳng buông lơi.

Còn non còn nước còn chung sống.

Muôn thuở còn đây sống trọn đời”.

*Bài thơ Hòn Trống Mái (tác giả Hồ Văn Chi):

“Kìa, hòn Trống Mái đứng song đôi.

Mãi mãi trường sinh với đất trời.

Ngư Phủ giàu lòng thương cảnh ngộ.

Tiên Nương một dạ đáp ơn người.

Về Trời, đôi ngã lìa muôn thuở.

Hóa đá, bên nhau sống trọn đời.

Giữa Vịnh Hạ Long thành thắng cảnh.

Thủy chung, sừng sững tấm gương soi!”

*Bài thơ Hòn Gà Chọi (tác giả Triệu Nguyễn):

“Đôi gà vẫn đứng bên nhau.

Từ ngàn xưa 

                   đến mai sau 

                                     đôi gà

Thương nhau nên ngắm nhau mà.

Trách ai sao nỡ gọi là "chọi" nhau?”.

Trích bài thơ Hạ Long phố biển (Tác giả Hảo Trần):

“Anh có về em chờ đợi nơi đây.

Rồng hoá đá còn cuộn mình dậy sóng.

Hòn Trống Mái một tình yêu cháy bỏng.

Triệu triệu năm vẫn khắc khoải đợi chờ”.

Nếu có dịp tới tham quan vịnh Hạ Long, nhất định đừng bỏ qua địa danh hòn Trống Mái (hòn Gà Chọi) bạn nhé. Đừng quên ghi lại những hình ảnh đẹp với hòn Trống Mái để có những khoảnh khắc ý nghĩa, đáng nhớ nhất trong chuyến du lịch Hạ Long nhé. Nếu cần tư vấn chi tiết về lịch trình tour thăm vịnh Hạ Long có điểm đến là hòn Trống Mái, bạn hãy liên hệ AZgo theo hotline 0933.789.861 nhé.

Hòn Trống Mái nằm ở phía Tây Nam của Vịnh Hạ Long, cách biển Bãi Cháy khoảng 5km. Muốn chinh phục, ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên của hòn Trống Mái, du khách phải xuất phát từ bến tàu Bãi Cháy, đi về phía Tây Nam, qua Hòn Chó Đá, đỉnh Lư Hương, lúc này hình ảnh của những phiến đá sẽ hiện lên phía trước làm điêu đứng.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long
Hòn Trống Mái nằm ở phía Tây Nam của vịnh Hạ Long.

 Hình dáng của hòn Trống Mái

Sở dĩ được gọi là hòn Trống Mái cũng bởi hình dáng bên ngoài của hòn. Đây là một cụm đảo có hình thù như đôi gà một trống một mái đang trong tư thế chênh vênh, có chiều cao hơn 10m. Nhìn từ xa với dáng đứng chênh vênh và chiếc chân nhỏ đỡ tấm thân khổng lồ tưởng chừng có thể đổ ập bất cứ khi nào nếu có một cơn sóng vỗ mạnh. Thế nhưng hai hòn đá đó đã đứng hiên ngang giữa đất trời hàng triệu năm và dường như nhờ đôi chân nhỏ bé này mà hai con gà khổng lồ trở nên kiêu hãnh và hấp dẫn hơn. Trên logo biểu tượng của vịnh Hạ Long cũng lấy hình ảnh của hòn Trống Mái làm background cho du lịch của Việt Nam.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long
Cụm đảo có hình thù như đôi gà một trống một mái đang trong tư thế chênh vênh.

Sự tích về hòn Trống Mái – biểu tượng của du lịch Hạ Long

Hòn Trống Mái là biểu tượng trên logo của Vịnh Hạ Long, đây cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch của Việt Nam.

Trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền lại câu chuyện về sự tích hòn Trống Mái "Vào thời Việt mới lập nước, sau khi Rồng mẹ và Rồng con xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm đã ở lại hạ giới. Đợi mãi không thấy đàn rồng trở về, Ngọc Hoàng liền sai đôi gà trống xuống đánh thức đàn rồng trở về. Nhưng Ngọc Hoàng đã phái nhầm một đôi gà Trống và Mái. Thấy ở đây phong cảnh hữu tình, chúng mải mê tình tự mà quên nhiệm vụ, nên hóa đá lúc nào không hay."

Khi ánh bình minh hiện lên hay ánh chiều tà chiếu rọi dần buông xuống nơi mặt biển, cả một khoảng không với ánh sáng rực rỡ nhuộm màu đỏ đôi gà khổng lồ, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kì vĩ làm đắm say bất cứ du khách nào ghé thăm. Để đến thăm quan Hòn Trống Mái bạn có thể thuê du thuyền du lịch Hạ Long để vừa có thời gian ngắm vịnh, vừa được tận hưởng không gian lý tưởng nơi đây.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long

Tham quan Hòn Trống Mái bằng du thuyền.

Hòn Trống Mái - Nguồn cảm hứng nghệ thuật 

Với những giá trị về mặt mỹ thuật và ý nghĩa của nó Hòn Gà Chọi đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu nghệ sỹ sáng tác nghệ thuật. Xuất hiện trong thơ ca, tranh ảnh và các tác phẩm nghệ thuật, quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Biểu tượng được in trên logo vịnh hạ long
Tranh Hòn Trống Mái thêu tay thủ công.

Nếu có cơ hội đi du lịch Hạ Long – một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới bạn nhất định đừng quên chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa này. Hãy liên hệ với chúng mình để có một chuyến đi thật là thú vị nhé!

                                                                                                                                                                                    Theo Halongwave