Bình thường phim chiếu rạp chiếu bao lâu

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Bình thường phim chiếu rạp chiếu bao lâu
Phóng to

Nhiều khán giả đến rạp xem phim không muốn mất nhiều thời gian xem quảng cáo trước giờ chiếu - Ảnh: Gia Tiến

Thế nhưng đúng giờ là việc của khán giả, còn rạp có đúng giờ hay không lại là chuyện rất khác. Sự chỉn chu, tôn trọng giờ giấc vì tin đó là sự tôn trọng mọi người, tôn trọng chính mình như ứng xử thông thường của một người văn minh sẽ bị thử thách khi đã qua giờ chiếu phim ghi trên vé mà khán giả vẫn lác đác vào rạp, rạp vẫn sáng đèn vừa đủ và trên màn hình, bộ phim bạn chờ đợi chưa chịu bắt đầu. Thay vào đó là những đoạn trailer (giới thiệu các phim sắp chiếu) và vô số quảng cáo sản phẩm tiêu dùng bao gồm từ điện thoại di động, bia, nước giải khát, kẹo bánh đến băng vệ sinh!

Không có chiếc điều khiển tivi trong tay như ở nhà để có thể chuyển qua kênh khác khi khó chịu vì quảng cáo, đã mua vé và ngồi trong rạp, khán giả chỉ còn biết chịu trận với nỗi ân hận vì đã đến đúng giờ! Nhưng nỗi khó chịu này không thể thành kinh nghiệm để khán giả tự thu xếp thời gian bởi mỗi rạp, mỗi thời điểm, thời gian dành cho trailer và quảng cáo lại khác nhau - lúc thì 15 phút trước phim, lúc lại 20 phút và có khi đến 35 phút.

Ở nước ngoài thì sao? Anh Marcus Mạnh Cường Vũ - chủ tịch YxineFF đang sống ở Ðức - chia sẻ: “Phần lớn các rạp Ðức có chiếu quảng cáo (trừ một số rạp quá nhỏ, không quảng cáo), và chiếu từ giờ chiếu trên vé rồi mới đến phim. Ở các rạp chiếu phim nghệ thuật, thời gian chiếu quảng cáo (gồm cả trailer và quảng cáo sản phẩm tiêu dùng) khoảng 10-15 phút, còn ở các rạp chiếu phim thương mại thường kéo dài tới 30 phút!”. Thế nhưng đạo diễn Charlie Nguyễn, quốc tịch Mỹ, sống ở Nam California, cho biết khoảng 2-3 năm trở lại đây khi đến rạp Mỹ nơi anh sống, anh bắt đầu thấy họ phát quảng cáo, “nhưng những quảng cáo này chủ yếu là các thương hiệu địa phương, được chiếu trước giờ xem phim ghi trên vé. Ðến đúng giờ xem phim, màn hình sẽ chiếu các trailer và lúc đó bạn cũng biết là đã hết quảng cáo!”.

Còn đạo diễn Phan Đăng Di, người có khoảng ba tháng sống tại Paris, Pháp khi làm hậu kỳ cho Bi, đừng sợ!, đã đến nhiều rạp xem phim tại Paris (rạp chiếu phim nghệ thuật và rạp thương mại), khẳng định Pháp cũng đầy rẫy quảng cáo trên màn ảnh, và quảng cáo cũng trước thời gian chiếu phim, dành cho các khán giả vào rạp sớm hơn thời gian ghi trên vé. Theo đạo diễn Phan Đăng Di, khán giả Pháp rất nguyên tắc, họ không có nhiều thời gian nên nếu họ đến đúng giờ như vé ghi rõ mà phim không chiếu thì chắc chắn họ sẽ kiện như quyền lợi của một người tiêu dùng bình thường.

Mỗi nước, mỗi hệ thống rạp chiếu có một cách ứng xử với quảng cáo khác nhau. Nhưng tâm trạng ngán ngẩm, thậm chí là phẫn nộ của một bộ phận khán giả thì có thật. Bởi tại sao khi bạn đã phải bỏ tiền (số tiền không hề nhỏ từ tối thiểu 50.000-200.000 đồng cho một vé xem phim) mà vẫn bị làm phiền bởi quảng cáo? Cùng là một sản phẩm văn hóa như phim, với sách, hãy xem độc giả được/bị đối xử ra sao qua cách hành xử của Amazon khi họ bán thiết bị đọc sách điện tử nổi tiếng Kindle. Mẫu Kindle có hiển thị quảng cáo giá rẻ hơn 30 USD so với bản không chèn quảng cáo. Tuy nhiên quảng cáo sẽ chỉ có ở màn hình chờ (khi người dùng tạm thời tắt máy, hoặc không sử dụng trong thời gian dài), và ở phía dưới của màn hình chủ. Họ cũng phát triển ứng dụng AdMash, cho phép người dùng lựa chọn những quảng cáo độc giả thích. 30 USD rõ ràng là một con số không nhỏ cho sự lựa chọn. Nhưng ít nhất người mua thiết bị đọc sách điện tử của Amazon cũng đã có quyền lựa chọn và được báo trước về sự lựa chọn đó. Tại sao ở rạp phim thì không?

Vẫn biết quảng cáo cũng là một phần kích cầu thương mại, nhưng cách nào để giữa rạp và khán giả có được một “thỏa hiệp” về quảng cáo? Nếu có thể thì rạp phim nên chăng chỉ chiếu quảng cáo trước giờ chiếu phim ghi trên vé, hoặc báo trước chính xác giờ kết thúc quảng cáo trên màn ảnh rạp để người xem có thể chọn lựa thời gian thích hợp và không bị làm phiền bởi quảng cáo nếu không muốn. Một hệ thống rạp cũng có thể có rạp dành cho khán giả không thích quảng cáo dù sự lựa chọn ấy kéo theo việc mua vé đắt hơn. Có thể còn nhiều cách khác để việc chiếu quảng cáo tràn lan xâm phạm vào giờ chiếu phim không phải là lý do khiến khán giả mất thói quen vào rạp xem phim đúng giờ và tệ hơn là từ chối đến rạp xem phim.

Khán giả Mỹ ngán ngẩm

Theo Hãng Fox News, các rạp phim chiếu quảng cáo trước mỗi bộ phim ngày càng dài. Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các rạp trên toàn nước Mỹ. “Quảng cáo trong rạp phim đang trở nên hỗn loạn và khán giả cảm thấy bị xúc phạm” - chuyên gia truyền thông Michael Levine ở Los Angeles khẳng định.

Một số nhà phân tích cho rằng quảng cáo trong rạp là một trong những nguyên nhân khiến số lượng khán giả Mỹ đến rạp xem phim ngày càng giảm. Theo số liệu của Hollywood, doanh số bán vé của các rạp Mỹ năm 2011 giảm 4,7% so năm trước, năm 2010 giảm 5,2%. “Trong thời đại rạp hát tại gia, khán giả ngày càng khó chịu với quảng cáo trong rạp” - chuyên gia Levine nhấn mạnh. Nhà phân tích điện ảnh Rob Weiner thuộc ÐH Công nghệ Texas cho rằng ngày nay khán giả Mỹ đã quá chán và thậm chí căm ghét các mẩu quảng cáo trong rạp phim.

Theo báo Los Angeles Times, thống kê gần đây nhất của Hội đồng quảng cáo rạp phim Mỹ (CAC) cho thấy doanh số quảng cáo trong rạp phim ở Mỹ tăng gần 13% so với năm 2009, lên đến 658,3 triệu USD năm 2010. Giá quảng cáo trong rạp rất đắt, có thể lên tới 2,5 triệu USD một đoạn 30 giây. Quảng cáo đi kèm với phim “bom tấn” và càng sát giờ chiếu thì càng đắt.

Báo Hollywood Reporter cho biết từ năm 2005, một số nghị sĩ Mỹ đã đề xuất luật buộc các rạp phim phải chiếu phim đúng giờ ghi trên vé. Tuy nhiên đề xuất này đã bị bác bỏ. Các chủ rạp chiếu khẳng định dù giá vé xem phim tại Mỹ liên tục tăng, nhưng nguồn thu từ quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các rạp.

Trong vài năm qua, Hiệp hội Khán giả điện ảnh Mỹ bị giam cầm (CMPAA) đã mở chiến dịch trên mạng Internet nhằm kêu gọi khán giả tẩy chay quảng cáo trong rạp phim và ủng hộ các rạp không chiếu quảng cáo. “Hãy nói không với quảng cáo”, “Hãy bày tỏ sự bực bội của các bạn”... là những khẩu hiệu trên trang web của CMPAA.

CÁT KHUÊ