Bò mang thai ở đâu

Cần chú ý vào thành bụng để phát hiện sự chuyển động của bào thai. Xác định hiện tượng phù thủng ở tứ chi và ở phía dưới thành bụng. Trường hợp bò có thai ở thời kỳ thứ hai thì quan sát vào chỗ lõm bên dưới thành bụng phía phải sẽ phát hiện tính chất mất đối xứng của chúng. Nếu quan sát phía sau bò thì thấy vòng cung rõ được nổi lên thành bụng.

Bò mang thai ở đâu

Phương pháp sờ nắn: Dùng nắm tay ấn vào phía bụng bên phải, ở chỗ lõm phía dưới thành bụng. Trường hợp thành bụng không quá dày thì có thể phát hiện được đầu và cổ của bào thai. Phương pháp sờ nắn thường được áp dụng vào thời gian sáng sớm, khi vật chưa ăn uống. Nên tiến hành chẩn đoán vài lần mới có thể kết luận chính xác.

Phương pháp gõ nghe

 Vị trí nghe tim thai cũng như vị trí sờ nắn ở trên. Nghe tim thai chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp: Khi bào thai nằm dọc theo phía lưng hay phía hông thành bụng của bò mẹ và khi ở giữa bào thai với thành tử cung có những màng thai không quá dày. Trong những trường hợp khác như thai quá ít ngày, thành tử cung quá dày, các màng thai quá dày và dịch thai nhiều thì không thể nghe được tim thai. Nghe tim thai thường áp dụng cho bào thai từ tháng thứ 6 trở đi.

Chẩn đoán qua âm đạo

Phương pháp này chủ yếu là quan sát, xác định đặc điểm, tính chất, trạng thái niêm mạc âm đạo, miệng ngoài cổ tử cung và niêm dịch âm đạo. Trường hợp bò có thai ở tháng thứ nhất thì kích thước cổ tử cung không lớn lắm, có dạng hình chóp, lòng cổ tử cung không được đóng kín, lượng niêm dịch ít, đặc. Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh. Bò có thai tháng thứ 2 thì lòng cổ tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn. Có thai cuối tháng thứ 4 thì cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và số lượng niêm dịch tăng dần theo tuổi thai. Quan sát niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, những tế bào niêm mạc âm đạo được phát triển mạnh. Bào thai cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8 thì niêm dịch được tiết ra rất nhiều. Trong trường hợp bò không có thai thì niêm mạc âm đạo có màu hồng, ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch rất ít và có màu trong suốt hay hơi đục, lòng cổ tử cung không có dạng hình chai.

Chẩn đoán qua trực tràng

 Có thể áp dụng chẩn đoán sớm có thai, bắt đầu 4 - 5 tuần sau khi cho bò phối giống. Phương pháp này là phát hiện sự thay đổi về hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí các bộ phận: Buồng trứng, các phần tử cung, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai… phương pháp này còn có thể xác định tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và của bào thai.

Phương pháp siêu âm

 Có nhiều loại máy siêu âm khác nhau được dùng nhưng phổ biến nhất ngày nay là loại máy B-mode real-time. Loại máy này cho âm thanh và hình ảnh thực của bào thai. Tần số 3.5 - 7.5 MHz, với tần số cao hơn có thể quan sát được chi tiết hơn.

Siêu âm bên ngoài: Đây là loại máy cũ sử dụng tần số 3.5 MHz. Độ chính xác của máy 97%, nhưng trong thực tế có một số trường hợp chẩn đoán dương tính giả.

Siêu âm bên trong: Chẩn đoán sự mang thai 12 - 14 ngày sau khi phối giống, trung bình 28 ngày. Có thể xác định được số bào thai và tình trạng của bào thai cũng như tuổi thai và giới tính (ngày thứ 55 - 56 của thai kỳ).

Định lượng progesterone trong sữa

Kiểm tra này dựa trên việc nồng độ progesterone trong sữa cao sau phối giống 21 - 24 ngày. Nồng độ progesterone trong máu và nồng độ progesterone trong sữa là như nhau.

Bò mang thai mấy tháng hay bò mang thai bao nhiêu tháng ? Biết được thời gian mang thai của bò sẽ giúp cho bà con chăn nuôi biết chuẩn bị đỡ để cũng như tối ưu cách chăm sóc cho chúng.

Bò mang thai ở đâu
Bò mang thai mấy tháng ?

Không giống như Thời gian mang thai của trâu, thời gian mang thai của bò ít hơn, đó là khoảng từ 280-285 ngày

Video Khẩu Phần Ăn Vỗ Béo Bò 3B

Trong thời gian bò mang thai bà con cần cho bò mẹ ăn uống đầy đủ, mỗi ngày nên cho ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh ( như ngô, cám…), 25 – 30 gr bột xương. Không bắt bò làm những công việc nặng như: cày bừa, kéo xe,… Tránh việc xua đuổi mạnh đối với bò đang mang thai tháng thứ 3, tháng thứ 7, tháng thứ 8 và thứ 9.

Xem thêm:

⇒ 6 Giống Cỏ nuôi Trâu Bò tốt nhất hiện nay

⇒ Đá liếm cho Trâu, Bò, Dê, Cừu. Nơi bán và giá bán

⇒ Bò giống 3B mua ở đâu ? Các địa chỉ bán bò giống 3B

⇒ Kỹ thuật Nuôi Bò 3B nhanh lớn, ít bệnh tật

⇒ HANTOX-200: Thuốc diệt ruồi, muỗi, ve, ghẻ, bọ chét

Về tiêu chí để chọn 1 con bò cái sinh sản tốt phải có các đặc điểm sau:

  • Nhìn tổng thể bò có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.
  • Đầu thanh nhẹ, mũi to, mõm rộng, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
  • Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
  • Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo
  • Tính tình hiền lành, không hung dữ.

Nuôi bò sinh sản chắc hẳn bà con rất mong chờ ngày bò mang thai. Tuy nhiên, nếu mới nuôi ít kinh nghiệm thì làm sao để nhận biết bò có thai ngay từ những tuần đầu tiên để có phương pháp chăm sóc phù hợp. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bò mang thai chính xác để bà con tham khảo.

Bò mang thai ở đâu

Nuôi bò đến một thời điểm nào đó thì bò cái sẽ có dấu hiệu động đực. Lúc này bà con cần cho chúng giao phối để mang thai và sinh con. Vậy dấu hiệu nhận biết bò đa mang thai có 2 cách sau đây:

Cách 1: Dựa vào ngày phối giống

Khi bò được thụ tinh nhân tạo hoặc trực tiếp thì bà con dựa vào ngày đầu tiên thụ tinh đến 21 ngày sau. Nếu 21 ngày sau (chu kỳ tiếp theo) mà bò cái không cần lấy giống nữa thì tức là bò đã mang thai.

Cách 2: Dựa theo các dấu hiệu bên ngoài

Biểu hiện bên ngoài bò cái đã mang thai có rất nhiều biểu hiện. Cụ thể như sau:

  • Vùng bụng bên trái có dấu hiêu to dần lên.
  • Bầu bú có sự thay đổi như bầu vú căng, phát triển lớn khi bò có chửa, càng gần đẻ càng lớn. Bầu ví ôm gọn, sờ vào thì săn chắc, các núm vú se nhỏ gọn gàng và không có nếp nhăn. Khi nặn thử có tia sữa non bắn ra. Nếu bò vừa mới mang thai thì sữa non đục trắng, bắn ra thành tia. Khi chửa từ 3 tháng trở lên sữa có độ keo và không bắn thành tia nữa.
  • Khi bò cái đã mang thai thì âm hộ của chúng không còn rộng nữa mà héo lại không còn căn bóng và có nhiều nếp nhăn nhỏ lại, hơi thụt vào trong.
  • Từ đầu vú đên phần ngực có nổi lên hai đường gân rất rõ
  • Khi bò đã mang thai già tháng thì sờ vào phần bụng sẽ thấy có sự chuyển động.
  • Bò đến gần ngày đẻ thì cơ xương chân sụt xuống dần.

Xem thêm:  Ảnh hưởng lâu dài của thức ăn axit hóa tới ruột của lợn

Cách 3: Khám thai thủ công

Cách này cần người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú ý thì mới có thể cảm nhận chính xác được. Khi khám thai thủ công cần đưa bò vào trong cũi hoặc giữa hai thanh tre gỗ ngáng 2 chân sâu để tránh bị bò húc, đá rất nguy hiểm.
Khi khám đeo găng tay nylon đến nách, móc hết phân bò ở phần trực tràng. Sau đó đụng sờ vào phần tử cung để nhận biết. Biểu hiện phần tử cung khi có thai đó là:

  • Khi mang thai 1 tháng: sừng tử cung có thai to hơn một ít và có cảm giác sóng động như sờ vào quả trứng gà non. Lúc này biểu hiện chưa có gì rõ ràng.
  • Khi mang thai 2 tháng: sừng tử cung bên có chửa lớn gần gấp đôi bên không chửa, thành mỏng và sóng động, phần rãnh tử cung không rõ như trước nữa.
  • Khi mang thai 3 tháng: Rãnh tử cung không còn, sừng tử cung bên có thai lớn gấp ba bên không có thai. Lúc này, vị trí sừng tử cung đã rơi vào khoang bụng.
  • Thai 4 tháng: Toàn bộ sừng tử cung nằm trong khoang bụng. Khi đưa tay sâu khoang bụng thấy toàn bộ thai và tử cung to như quả bưởi.
  • Thai 5 tháng: Toàn bộ tử cung nằm trong khoang bụng,
  • Thai 6 tháng: Sờ thấy thai lớn. Nếu không có kinh nghiệm có khi sờ lại nhầm thành không có thai vì ruột già của bò cho thai đi.
  • Thai 7 tháng: Tử cung đã nhô lên cao, có thể cảm nhận được cử động của thai.
  • Thai 8 tháng: Cổ tử cung to, nhận thấy những cú đạp của thai.

Xem thêm:  Cách trị bệnh xuất huyết ở thỏ

Bò mang thai ở đâu

Cách chăm sóc bò cái khi mang thai

1. Thức ăn

Khi bò đã mang thai thì cần chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đặc biệt. Thức ăn của bò cái cần đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng như giàu đạm, thức ăn tinh, muối, chất khoáng đầy đủ, cho thêm cỏ tươi vào buổi chiều tối.

Tránh thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm bò mẹ chán ăn hoặc ăn không ngon, bị dị ứng làm ảnh hưởng đến thai. Đảm bảo đủ nước uống cho bò mẹ đặc biệt giai đoạn bò bắt đầu xuống sữa hoặc sắp sinh để có đủ lượng sữa cho con bú.