Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hải Phòng

Tỉ lệ nhiễm Covid-19 trong trường học thấp

Báo cáo tại buổi làm việc của đoàn công tác Bộ GDĐT với UBND thành phố Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam cho biết: Thành phố Hải Phòng đã sẵn sàng cho việc mở cửa lại trường học, tổ chức dạy học trực tiếp dựa trên 5 điều kiện then chốt: Cấp độ dịch của thành phố đang ở cấp độ vàng (nguy cơ trung bình). Tỉ lệ nhiễm Covid-19 trong trường học thấp. Không có ca nhiễm trong giáo viên, học sinh chuyển nặng và tử vong vì Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hải Phòng
Bộ trưởng Bộ GDĐT lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của học sinh ở Hải Phòng.

Tỉ lệ bao phủ vắc xin trong giáo viên, học sinh và của toàn dân đã đạt yêu cầu. Các trường học đã có kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tiếp trong điều kiện dịch bệnh, đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các phương án, kịch bản bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trực tiếp.

Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự mạnh mẽ, dứt khoát của Hải Phòng trong việc cho học sinh trở lại trường học tập trực tiếp theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ GDĐT.

Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại quan điểm về sự cần thiết, cấp bách đưa học sinh trở lại trường học và nhấn mạnh sự phù hợp trong điều kiện thực tế hiện nay khi tỷ lệ tiêm vắc xin của cả nước đã đạt rất cao, các biện pháp phòng, tránh, chữa bệnh đã có bước tiến dài.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự mạnh mẽ, dứt khoát của Hải Phòng trong việc cho học sinh trở lại trường học tập trực tiếp theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ GDĐT.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hải Phòng
Bộ trưởng cũng ghi nhận sự chuẩn bị và việc triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học tại các cơ sở giáo dục ở Hải Phòng.

Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại quan điểm về sự cần thiết, cấp bách đưa học sinh trở lại trường học và nhấn mạnh sự phù hợp trong điều kiện thực tế hiện nay khi tỷ lệ tiêm vắc xin của cả nước đã đạt rất cao, các biện pháp phòng, tránh, chữa bệnh đã có bước tiến dài.

Ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo của thành phố Hải Phòng với giáo dục trong suốt thời gian qua, Bộ trưởng đánh giá: Khi học sinh phải học trực tuyến kéo dài, thành phố đã có những quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học. Khi đưa học sinh quay trở lại trường học, thành phố đã có ý kiến chỉ đạo thống nhất sớm, chính vì vậy, một số trường không đợi tới sau Tết mà trước Tết Nguyên đán đã cho học sinh tới trường.

Bộ trưởng cũng ghi nhận sự chuẩn bị và việc triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học tại các cơ sở giáo dục ở Hải Phòng. Việc thực hiện này cho thấy tinh thần ứng phó với dịch bệnh đầy đủ, đúng phương pháp, thái độ đúng, phù hợp và bản lĩnh của các nhà trường. “Tinh thần này cần được nhân lên”, Bộ trưởng nói.

Trước thực trạng một số trường bố trí cho học sinh học một buổi/ngày khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn, Bộ trưởng đề nghị thành phố Hải Phòng nhất quán, thống nhất trong việc bố trí học sinh, với những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú.

“Chúng ta vẫn lấy đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên làm đầu nhưng phải có sự ứng phó phù hợp. Đã thấy yên tâm đưa các cháu đến trường và đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch thì cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động học tập trực tiếp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hải Phòng

Trong lần công tác này, Bộ trưởng cùng đoàn công tác đã thăm và khảo sát tại Trường Tiểu học Minh Tân, Trường THCS Kênh Giang, Trường THPT Ngô Quyền.

Ứng phó với dịch ở trường học, Bộ trưởng lưu ý, nếu phát sinh các trường hợp nhiễm bệnh cần cố gắng sàng lọc, xử lý trong phạm vi hẹp nhất có thể. Những nội dung này theo Bộ trưởng đã được làm rõ trong cuốn “Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học” do Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Y tế phát hành tới các nhà trường.

Trong bối cảnh không ít trường học đang gặp khó khăn trong bố trí nhân viên y tế, Bộ trưởng đề nghị thành phố Hải Phòng bám sát tình hình thực tế của địa phương để có sự sắp xếp, tăng cường chuyên môn y tế thường trực cho trường học trong phạm vi có thể và phù hợp.

Nhấn mạnh tới một trong những yếu tố quan trọng giúp chiến thắng dịch bệnh và đảm bảo an toàn trường học là tư tưởng, tinh thần, thái độ, Bộ trưởng lưu ý, cần ứng phó với dịch bệnh một cách bình tĩnh, không hoảng hốt và thể hiện rõ sự hiểu biết. Sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng, bởi khi phụ huynh đồng thuận, hiểu biết, phối hợp thì nếu có phát sinh ca bệnh trong trường học cũng phối hợp cùng nhà trường xử lý hiệu quả hơn.

Trong ứng phó với dịch bệnh và xử lý tình huống, Bộ trưởng cho rằng, cần tránh cả hai trường hợp: chủ quan, lơ là hoặc căng thẳng quá mức. Thời gian qua, không ít nơi do căng thẳng quá mức đã đưa ra một số phương pháp đảm bảo an toàn gây bức xúc cho phụ huynh. Động viên tinh thần cho cả thầy và trò là việc cần làm khi mở cửa trường học.

Ngoài vấn đề an toàn trường học khi mở cửa trở lại, Bộ trưởng cũng đề nghị thành phố Hải Phòng dành sự quan tâm tới học sinh các lớp cuối cấp, các em phải chịu nhiều thiệt thòi trong thời gian qua, vì vậy, cần có sự hỗ trợ tối đa để các em tham gia tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi chuyển cấp sắp tới.

Cũng cần dành sự quan tâm hơn nữa cho giáo dục mũi nhọn

Trao đổi về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tương xứng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố, giáo dục cần phát triển tương xứng và cần được đầu tư tương xứng - đầu tư lớn hơn nữa.

Theo đó, thành phố cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất, hạ tầng trong giáo dục. Đặc biệt đầu tư triển khai chuyển đổi số trong giáo dục.

Đối với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng lưu ý, năm 2022 và 2023 là 2 năm trọng tâm triển khai chương trình, vì vậy, rất mong lãnh đạo thành phố tập trung chỉ đạo và hỗ trợ ngành Giáo dục cao nhất để thực hiện thành công chương trình này. Trong đó, các yếu tố như đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên có vai trò rất quan trọng.

Để giải quyết bài toán về giáo viên cho các môn tin học, ngoại ngữ, Bộ trưởng gợi mở, cần kết hợp đa dạng các phương án: đào tạo, tập huấn, tăng biên chế, huy động từ các đại học, ứng dụng CNTT/bài giảng điện tử. Nhưng trong đó, cốt yếu vẫn là chất lượng đội ngũ giáo giảng viên (phương pháp, nghiệp vụ sư phạm, kiểm tra đánh giá).

Ngoài chăm lo cho giáo dục đại trà, theo Bộ trưởng, Hải Phòng cũng cần dành sự quan tâm hơn nữa cho giáo dục mũi nhọn, cho khối học sinh giỏi, học sinh chuyên.

Trong lần công tác này, Bộ trưởng cùng đoàn công tác đã thăm và khảo sát tại Trường Tiểu học Minh Tân, Trường THCS Kênh Giang, Trường THPT Ngô Quyền.

Khó khăn khi triển khai chương trình mới

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã kiểm tra tại 3 đơn vị gồm: trường Tiểu học Minh Tân (huyện Kiến Thụy), trường THCS Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên), trường THPT Ngô Quyền (quận Lê Chân).

Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng, đến nay, tất cả UBND các quận, huyện, các sở, ngành, đơn vị đều chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Mỗi đơn vị đều xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19; tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát trên cơ sở đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm việc tại Hải Phòng

Hải Phòng là một trong số ít địa phương tổ chức cho học sinh các cấp học trực tiếp ngay từ sau ngày khai giảng. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã linh hoạt tổ chức hình thức dạy học phù hợp với tình hình thực tế nhằm bảo đảm cho học sinh hoàn thành chương trình, đảm bảo tiến độ, chất lượng giáo dục. Do đó, Hải Phòng cơ bản hoàn thành chương trình, kế hoạch học kỳ I năm học 2021-2020 trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát.

Ngoài đảm bảo an toàn phòng chống dịch đối với các cấp học, Hải Phòng còn triển khai hiệu quả chương trình “Sóng và Máy tính cho em”. Tổng số kinh phí ủng hộ Chương trình lên tới 1.811.056.253 đồng. Tổng số máy tính bảng được trao là 3.274 chiếc. Tính đến ngày 08/02/2022, đã có 32.200/33.123 (97,27%) giáo viên được tiêm đủ liều vaccine, có 516.636/516.963 (99,93%) học sinh được tiêm đủ liều vaccine.

Đoàn công tác của Bộ GD & ĐT kiểm tra công tác dạy học trực tiếp tại các đơn vị giáo dục Hải Phòng

Đối với chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngay từ tháng 11/2019, Hải Phòng ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND triển khai thực hiện đổi mới Chương trình GDPT mới năm 2018. Trong đó, xây dựng lộ trình cụ thể đối với từng nội dung về: đội ngũ; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tài liệu giáo dục địa phương; lựa chọn sách giáo khoa; kế hoạch bồi dưỡng giáo viên với dự kiến về nguồn lực thực hiện cho từng nhiệm vụ.

Đến nay, toàn ngành giáo dục Hải Phòng đã sẵn sàng các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất để triển khai Chương trình GDPT 2018 tại cấp Tiểu học (lớp 1 +2); cấp THCS (lớp 6). Tuy nhiên, Hải Phòng đang gặp tình trạng thiếu giáo viên với diễn biến, xu hướng và mức độ khác nhau đối với từng cấp học.

Giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến có 583/819 (71,18%) trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng, có nhiều trường, nhất là trường THPT công lập đang bị xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu diện tích đất, tình trạng nhiều trường đã được công nhận chuẩn có tình trạng nợ chuẩn, mất chuẩn nếu đánh giá, điểm định lại. Qua tính toán sơ bộ, nhu cầu quỹ đất cần bổ sung để xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia là 592.000 m2; nguồn ngân sách dự kiến là 5.866 tỷ đồng.

Ngoài lựa chọn sách khoa theo đúng quy định, Hải Phòng đã hoàn thành tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 6 và được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Hiện, các đơn vị đang gấp rút triển khai biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương của các lớp tiếp theo.

Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị các đơn vị giáo dục tại Hải Phòng cần chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên để triển khai chương trình mới tốt nhất. Ngoài trang bị kiến thức, chương trình mới sẽ chuyển sang phát triển năng lực nên không phải một sớm một chiều mà thay đổi được. Do đó, mấu chốt quan trọng là phương pháp, kỹ năng của giáo viên. Thầy cô kịp thời thông tin với phòng chuyên môn để được hướng dẫn, giải quyết vướng mắc.

Linh hoạt, chủ động

Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh của từng địa phương, UBND các quận, huyện tại Hải Phòng đã quyết định các cấp học mầm non và tiểu học đi học trực tiếp trước ngày 14/02/2022. Đối với cấp học phổ thông triển khai học trực tiếp từ ngày 07/02/2022.

Tại buổi kiểm tra, bà Phạm Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh Tân, một trường xa trung tâm TP Hải Phòng với 1060 học sinh cho biết: Trong tuần này, học sinh mỗi lớp chia làm 2 nhóm học theo ca sáng, chiều và học 3 buổi/ tuần, thời gian vào lớp tan học khác nhau. Nếu tình hình dịch bệnh ổn định, nhà trường sẽ cho học sinh toàn trường học 2 buổi/ngày đồng thời chia thời gian vào lớp, tan học khác nhau.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh tại các đơn vị giáo dục của Hải Phòng

Ông Đỗ Anh Dũng, Hiệu trưởng trường THCS Kênh Giang cho biết: Đến thời điểm hiện tại, trường có 03 học sinh F0, 15 học sinh F1 trong diện cách ly y tế. Ngày 07/02/2022, nhà trường đã đón 621 học sinh tới lớp, 36 học sinh học trực tuyến (gồm 18 học sinh diện cách ly y tế, 18 học sinh gia đình chưa đồng ý tới lớp). Những em được đến trường đã ổn định về mặt tâm lý để học tập, đồng thời vẫn thực hiện nghiêm túc đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và các quy định phòng chống dịch.

Trường THPT Ngô Quyền có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo phòng chống dịch khi đón học sinh trở lại trường.

Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền cho hay: Hiện, nhà trường có 55 học sinh thuộc diện F0, 151 học sinh thuộc diện F1, 2 giáo viên thuộc diện F0. Để đón học sinh trở lại trường học, đơn vị đã bố trí phòng cách ly tạm thời, chuẩn bị dụng cụ y tế ngay khi phát hiện trường hợp sốt, ho, khó thở. Nhà trường cũng xây dựng phương án nếu có giáo viên phải cách ly, học sinh vẫn đến trường bình thường và giáo viên sẽ dạy trực tuyến tại nhà. Nếu học sinh phải cách ly, giáo viên vẫn dạy trực tiếp và học sinh học trực tuyến tại nhà qua phần mềm Microsoft Teams.

Đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh tại các đơn vị giáo dục của Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định Hải Phòng đã có những chỉ đạo thống nhất để sớm đưa học sinh quay trở lại học. “Tôi đánh giá cao tính chủ động của Hải Phòng, sự quan tâm của TP với các hoạt động của giáo dục trong thời gian qua. Chính nhờ đó, khi quay trở lại học trực tiếp, việc triển khai các khâu phòng chống dịch được tăng cường, các cơ sở giáo dục đều có quy trình, biện pháp thực hiện tuân thủ các yêu cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các đơn vị giáo dục cần tăng cường nhân lực có kiến thức, trang bị thiết bị y tế, nếu phát hiện ra trường hợp F0 khoanh vùng xử lý hẹp nhất đồng thời cần phổ biến sổ tay y tế, bảng điện tử. Sở GD&ĐT TP Hải Phòng cần quan tâm đến các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp đảm bảo kịp tiến độ thi THPT trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý nếu phát hiện ra trường hợp F0 phải khoanh vùng xử lý hẹp nhất.

Trong các yếu tố chiến thắng dịch bệnh, yếu tố tư tưởng, tinh thần, xác định sống chung với dịch là yếu tố quan trọng nhất và phải được sự thống nhất, đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh, do đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn các đơn vị giáo dục tại Hải Phòng sẽ linh hoạt trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc để việc dạy và học trực tiếp không bị gián đoạn.

Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng khẳng định tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đề xuất Chính phủ sớm tiêm vaccine phòng chống dịch cho các cháu học sinh tiểu học.