Bước 3 thức hiện dự án như thế nào

Khi triển khai thực hiện bất kì một dự án đầu tư xây dựng công trình nào cũng cần phải làm theo một quy trình nhất định để đảm bảo rằng dự án đó đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy dự án đầu tư là gì? Các bước lập dự án đầu tư xây dựng như thế nào? Bài viết sau đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ đến bạn những nội dung về quy trình các bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Danh mục bài viết

  • 1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
  • 2 Các loại dự án đầu tư xây dựng công trình
    • 2.1 Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án
  • 3 Những đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng
    • 3.1 Về nguồn vốn
    • 3.2 Thời gian đầu tư
    • 3.3 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
  • 4 Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
    • 4.1 1. Quy trình xin chủ đầu tư
    • 4.2 2. Quy trình quy hoạch
    • 4.3 3. Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng
  • 5 Giai đoạn thứ 2: thực hiện đầu tư xây dựng
    • 5.1 1. Khảo sát xây dựng
    • 5.2 2. Đầu tư xây dựng
    • 5.3 3. Thi công xây dựng và kết thúc dự án

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 thì khái niệm về dự án đầu tư công trình xây dựng là gì được định nghĩa như sau:

Bước 3 thức hiện dự án như thế nào

Trong đó, theo quy định tại khoản 21 Điều 3 LXD 2014 thì hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc sau:

        Lập quy hoạch xây dựng;

        Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

        Khảo sát xây dựng;

        Thiết kế xây dựng;

        Thi công xây dựng;

        Giám sát xây dựng;

        Quản lý dự án;

        Lựa chọn nhà thầu;

        Nghiệm thu công trình xây dựng sau đó bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành và bảo trì;

        Và các hoạt động khác có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình.

Các loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà người ta chia thành nhiều dự án đầu tư xây dựng khác nhau. Từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình thực hiện, thủ tục, quản lý… riêng biệt.

Trong đó, cách phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:

Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án

Theo quy định tại Phụ lục 01 của nghị định này mỗi nhóm dự án sẽ có các tiêu chí cụ thể về quy mô, tính chất, và loại công trình cụ thể:

        Dự án quan trọng quốc gia;

        Dự án công trình nhóm A;

        Dự án công trình nhóm B;

        Dự án công trình nhóm C.

Bước 3 thức hiện dự án như thế nào

Có thể bạn quan tâm: Cấp công trình quy định ở đâu? Phân loại và phân cấp công trình

Những đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng

Về nguồn vốn

Khi đầu tư xây dựng công trình, trước hết chủ đầu tư phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền hoặc bằng các loại tài sản khác như trang thiết bị máy móc, nhà xưởng,…và các nguồn tài nguyên khác. Vốn cũng có thể là vốn góp, vốn tư nhân, vốn Nhà nước, vốn có được do vay ngắn hạn, dài hạn,…

Bước 3 thức hiện dự án như thế nào

Thời gian đầu tư

Thời gian để đầu tư thường tương đối dài, khoảng từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong một năm tài chính thì không được gọi là đầu tư.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng được quy định rất cụ thể và được chia thành hai giai đoạn cụ thể: Giai đoạn chuẩn bị và Giai đoạn thực hiện đầu tư.

Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư bao gồm các quy trình: Quy trình xin chủ đầu tư, quy hoạch, giao đất hoặc thuê đất và giải phóng mặt bằng.

        Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có).

        Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét.

        Quyết định đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các công việc cần thiết khác có liên quan đến chuẩn bị dự án.

Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: khảo sát; đầu tư; thi công xây dựng và cuối cùng là kết thúc dự án.

        Thực hiện việc giao mặt bằng hoặc thuê đất (nếu có).

        Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).

        Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng.

        Xin cấp giấy phép xây dựng.

        Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; Sau đó tiến hành thi công xây dựng công trình.

        Giám sát thi công xây dựng; tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng sau khi hoàn thành.

        Bàn giao công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; vận hành hoặc chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Quy trình xin chủ đầu tư

  Nghiên cứu tổng quan về nơi chuẩn bị đầu tư.

  Khảo sát thị trường nơi đầu tư dự án.

  Tìm kiếm khu đất thích hợp để chuẩn bị đầu tư.

  Tìm hiểu tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất.

  Lên kế hoạch đầu tư và địa điểm quy hoạch một cách chi tiết.

  Xin chủ đầu tư và đợi sự chấp thuận đầu tư bằng văn bản của UBND tỉnh và thành phố.

2. Quy trình quy hoạch

Đối với những dự án đầu tư chưa được quy hoạch.

        Bước 1: Xin giấy cấp giấy phép quy hoạch.

        Bước 2: Lập bảng quy hoạch chi tiết 1/2000.

        Bước 3: Các dự án đã quy hoạch 1/2000.

        Bước 4: Thỏa thuận quy hoạch theo kiến trúc.

        Bước 5: Lập quy hoạch chi tiết 1/500.

Với dự án đã lập quy hoạch chi tiết 1/500

        Bước 1: Thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

        Bước 2: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

Xem thêm: Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là ai?

3. Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng

          Làm các loại giấy tờ, hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất.

          Chờ sự chấp thuận địa điểm đầu tư của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

          Lập kế hoạch và lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư để ổn định cuộc sống cho người dân.

          Thu hồi đất.

Giai đoạn thứ 2: thực hiện đầu tư xây dựng

1. Khảo sát xây dựng

        Khảo sát sơ bộ dự án đầu tư.

        Khảo sát chi tiết để thiết kế dự án.

        Lập nhiệm vụ khảo sát và phê duyệt khảo sát xây dựng.

        Lựa chọn nhà thầu để giám sát việc xây dựng.

        Lập phương án kĩ thuật, phê duyệt phương án sau đó tiến hành khảo sát xây dựng.

        Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

        Nghiệm thu và lưu trữ các kết quả sau khi khảo sát xây dựng.

2. Đầu tư xây dựng

        Xác định phương án kiến trúc.

        Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.

        Đối với công trình từ 15 tỷ trở lên cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

        Đánh giá chi tiết kiến trúc, quy hoạch cũng như các tác động của môi trường, công tác phòng chữa cháy,…

        Bàn luận về thiết kế cơ sở.

        Duyệt và cấp phép xây dựng cho dự án đầu tư.

        Thực hiện việc đấu thầu xây dựng.

        Lựa chọn nhà thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế và quản lí dự án.

        Thiết kế xây dựng: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

        Lựa chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, lập bản thiết kế, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi ( nếu có ) và cuối cùng là nghiệm thu.

3. Thi công xây dựng và kết thúc dự án

  Lựa chọn nhà thầu thi công và giám sát công trình.

  Tiến hành thi công xây dựng công trình.

  Nghiệm thu.

  Hoàn công.

  Kiểm toán, quyết toán.

  Chứng nhận sở hữu công trình.

  Bảo hành và đưa công trình đi vào sử dụng.

Trên đây là nội dung tóm tắt quy trình các bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Mong rằng bạn đã nắm được những thông tin có ích cho quá trình triển khai dự án đầu tư công trình. Trần Đức Phú BDS chúc bạn thành công!

Xem thên: Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết nhất