Bước quan trọng nhất trong phương pháp nghiên cứu tài liệu là gì

Phương pháp thu thập tài liệu là gì? Nội dung của phương pháp thu thập tài liệu? Ưu và nhược điểm của phương pháp thu thập tài liệu?

Một trong những bước là nền tảng và là một phần vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi của một quá trình nghiên cứu thông thường, thì việc các chủ thể thực hiện các hoạt động, tổ chức việc thu thập dự liệu, thu thập tài liệu là không thể thiếu. Tuy rằng những hoạt động này tiêu tốn mất nhiều thời gian và tiền của những thiếu thì lại không được bởi vì hoạt động này được biết đến là một phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi. Và hoạt động này được gọi chung là phương pháp thu thập tài liệu.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Phương pháp thu thập tài liệu là gì?

Trong tiếng nah thì phương pháp thu thập tài liệu được biết đến vơi steen gọi đó chính là: Method of document collection.

Phương pháp thu thập tài liệu được xác định ở đây đó chính là phương pháp sử dụng nhằm có được hệ thống số liệu, tình hình thực tế sử dụng cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội. Phương pháp thu thập tài liệu là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá thực hiện kế hoạch kì gốc X trong quy trình kĩ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Nhờ thu chứng từ là một hình thức tài trợ thương mại trong đó nhà xuất khẩu được nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng sau khi ngân hàng hai bên trao đổi các chứng từ cần thiết. Ngân hàng của người xuất khẩu thu tiền từ ngân hàng của người nhập khẩu để đổi lấy chứng từ giải phóng quyền sở hữu cho hàng hóa được vận chuyển, thường là sau khi hàng hóa đến địa điểm của người nhập khẩu.

Nhờ thu chứng từ là phương thức tài trợ thương mại, trong đó ngân hàng của người xuất khẩu chuyển chứng từ cho ngân hàng của người nhập khẩu và thu tiền thanh toán cho hàng hóa được vận chuyển. Việc thu thập chứng từ ít phổ biến hơn so với thanh toán trước bằng tiền mặt và các điều khoản mở tài khoản, đặc biệt là ở các quốc gia có yếu tố thực thi hợp đồng. Chứng từ chống lại việc thanh toán yêu cầu người nhập khẩu trả ngay số tiền hối phiếu. Các tài liệu chống lại việc chấp nhận yêu cầu thanh toán trước một ngày xác định.

Sở dĩ gọi là nhờ thu chứng từ vì người xuất khẩu nhận được thanh toán từ người nhập khẩu để đổi lấy chứng từ vận chuyển. Cần có chứng từ vận chuyển để người mua thông quan hàng hóa và nhận hàng. Chúng bao gồm một hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận bảo hiểm và danh sách đóng gói. Chứng từ quan trọng trong bộ sưu tập chứng từ là hối phiếu hoặc hối phiếu, là một yêu cầu thanh toán chính thức từ nhà xuất khẩu sang nhà nhập khẩu.

Nhờ thu chứng từ ít phổ biến hơn so với các hình thức tài trợ thương mại khác, chẳng hạn như thư tín dụng và thanh toán trước. Nó ít tốn kém hơn so với một số phương pháp nhưng cũng có phần rủi ro hơn, do đó thường chỉ giới hạn trong các giao dịch giữa các bên đã phát triển lòng tin hoặc ở các quốc gia có hệ thống pháp luật và thực thi hợp đồng mạnh mẽ. Hối phiếu trả ngay giúp giảm rủi ro cho người xuất khẩu vì ngân hàng của người mua sẽ không phát hành bộ chứng từ nếu không có khoản thanh toán từ người mua, nhưng không ngân hàng của bên nào chịu bất kỳ trách nhiệm tài chính nào trong giao dịch nhờ thu chứng từ.

2. Nội dung của phương pháp thu thập tài liệu:

Nội dung của phương pháp thu thập tài liệu này bao gồm:

– Thư nhất, đó là việc thu thập các tài liệu thứ cấp

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, công việc, tài sản mới nhất năm 2022

Trong thực tế có thể phần lớn các nội dung cần phân tích về thực trạng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đều có sắn trong các công bố của các cơ quan, tổ chức ở cả cấp trung ương và địa phương hay các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế trên đị bàn.

Thông qua việc thu thập và tổng hợp tài liệu sẽ giúp chúng ta giảm thiêu được rất nhiều nội dung cần điều tra, bảo đảm rằng chúng ta không phải làm lại những cái mà trước đó đã làm rất tốt, rằng bạn sẽ không “phát minh lại chiếc bánh xe”.

Theo đó, trước khi bắt đầu phân tích tình hình, cần bảo đảm rằng tất cả các nghiên cứu quá khứ và hiện tại về phát triển kinh tế – xã hội của chủ thể xây dựng hoạch định đã được thu thập. Điều này giúp giảm thiểu được các chi phí về thời gian và tiền bạc cho việc điều tra các nội dung cần thiết.

– Thứ hai, việc thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát trong phương pháp thu thập tài liệu này được thực hiện với nội dung như sau:

Trong quá trình thực hiện hoạt động thu thập các dữ liệu thì để công tác điều tra, khảo sát được thực hiện có hiệu quả, cần xác định được các nhóm đối tượng trọng tâm cần nghiên cứu, từ đó xây dựng các phếu điều tra/bảng hỏi để tiến hành điều tra. Các nội dung và trình tự điều tra, khảo sát này cần thực hiện bao gồm:

+ Một là, một trong những nội dung không thể nào bỏ qua được đó chính là nội dung điều tra: đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mục tiêu thu thập dữ liệu đặt ra. Do vậy, trước khi xây dựng nội dung điều tra (các bảng hỏi), chúng ta cần làm rõ mục tiêu: điều tra lĩnh vực nào, đối tượng điều tra là ai (các doanh nghiệp, các hộ gia đình…).

+ Hai là, phạm vi qui mô, địa điểm điều tra khảo sat theo như phương pháp thu thập tài liệu quy định: tùy theo ngân sách dành cho điều tra và yêu cầu chọn mẫu, chúng ta cần dự kiến được phạm vi điều tra phù hợp, có tính đến tính đại diện (số lượng các huyện, xã, thôn cần tiến hành điều tra), từ đó xác định số lượng mẫu điều tra (bao nhiêu người, hộ, doanh nghiệp…) và địa điểm điều tra.

+ Ba là, phương pháp tổ chức điều tra, khảo sat: có nhiều phương pháp điều tra có thể được đề xuất để từ đó xác định phương pháp phù hợp.

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?

Điều tra trực tiếp là phương pháp chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp như hẹn và trực tiếp gặp đối tượng để phỏng vấn sâu về các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế địa phương; gặp, phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo nội dung chuẩn bị trước; hoặc phỏng vấn qua điện thoại theo các nội dung trong phiếu điều tra.

Điều tra gián tiếp có nhiều phương pháp khác nhau như gửi phiếu điều tra cho đối tượng cần điều tra qua thư và đề nghị họ chuyển lại qua thư theo địa chỉ yêu cầu; gửi phiếu điều tra cho đối tượng điều tra sau đó đôn đốc và quay trở lại nhận phiếu sau khi đã được hoàn thiện…

+ Bốn là, việc tiến hành hoạt động tổ chức điều tra, khảo sát theo như quy định: Cần có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, thành phần tham gia quá trình điều tra, thời gian điều tra phù hợp. Tiến hành tập huấn cán bộ điều tra chủ yếu theo các nội dung trong phiếu điều tra và các vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình điều tra.

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp thu thập tài liệu:

Ưu điểm:

– Việc áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu này có một ưu điểm rất lớn cho việc hệ thống số liệu, tình hình thực tế sử dụng cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội một cách chính xác nhât và toàn diện nhát

– Đồng thời thì việc sử dụng phương pháp thu thập tài liệu cũng được biết đến trong một thủ tục thu thập thứ phát hoặc là thu thập trực tiếp thông qua điều trs, khảo sát. Vậy, người xuất khẩu hoặc người bán cung cấp một thỏa thuận tín dụng cho người mua. Việc gia hạn tín dụng được thực hiện thông qua hối phiếu có thời hạn, có nghĩa là các tài liệu liên quan đến việc bán hàng hóa sẽ được chuyển cho người mua hoặc người nhập khẩu sau khi họ đã chấp nhận và ký vào hối phiếu thời hạn.

– Hối phiếu có thời hạn – một hối phiếu cho phép người mua thanh toán ở giai đoạn sau – ràng buộc về mặt pháp lý người mua phải thực hiện thanh toán vào một ngày xác định. Khi đến ngày quy định, ngân hàng thu tiền liên hệ với người mua để thanh toán. Khi thanh toán đã được thực hiện, ngân hàng của người mua – còn được gọi là ngân hàng thu – chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu, sau đó sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu / người bán.

Nhược điểm

Xem thêm: Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ, tài liệu, tài sản mới nhất

– Bộ sưu tập chứng từ không cung cấp cho người bán hoặc nhà xuất khẩu nhiều lựa chọn trong trường hợp người mua hoặc nhà nhập khẩu không thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán. Đó là lý do tại sao các bộ sưu tập tài liệu phải được sử dụng trong những điều kiện nhất định.

– Các điều kiện làm cho bộ sưu tập tài liệu trở nên lý tưởng bao gồm sự hiện diện của mối quan hệ lâu dài và được thiết lập giữa người bán và người mua, thời điểm mà quốc gia của người mua ổn định về kinh tế và chính trị, và trong các trường hợp khi thư tín dụng không được người mua chấp nhận.

(Last Updated On: 18/06/2021 by Lytuong.net)

Quy trình nghiên cứu là gì? Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu.

Khái niệm quy trình nghiên cứu

Theo Kumar (2005), Quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic. Trong khái niệm này, quy trình nghiên cứu bao gồm một chuỗi các bước tư duy và vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành, khởi đầu từ đặt vấn đề cho đến khi tìm ra câu trả lời. Các bước trong quy trình nghiên cứu phải theo một trình tự nhất định.

1. Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

a. Xác định vấn đề nghiên cứu

Đây là bước khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nếu không xác định đúng đề tài nghiên cứu sẽ khó thực hiện được. Để xác định vấn đề nghiên cứu ta cần làm rõ từng bước sau:

  • Bước 1. Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu.
  • Bước 2. Xác định loại vấn đề nghiên cứu.
  • Bước 3. Xác định sự cần thiết của nghiên cứu.
  • Bước 4. Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu.
  • Bước 5. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Bước 6. Thỏa mãn sự ưu thích, đam mê và sở trường của người nghiên cứu.

Ví dụ 1. Xác định vấn đề nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.

Để có thể thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp ở TPHCM ta cần tìm hiểu yếu tố môi trường đầu tư nào tác động đến khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, từ đó tìm giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào khu công nghiệp TPHCM.

b. Mô tả vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu cần được mô tả làm rõ ràng các bước sau:

  • Bước 1. Mục tiêu nghiên cứu
  • Bước 2. Câu hỏi nghiên cứu
  • Bước 3. Đối tượng nghiên cứu
  • Bước 4. Phạm vi nghiên cứu
  • Bước 5. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu.

Ví dụ 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng  đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.

Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng các khu công nghiệp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xác định các yếu cố ảnh hưởng thu hút FDI trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI vào khu công nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

  • Đánh giá thực trạng các khu công nghiệp về thu hút FDI
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào khu công nghiệp.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI vào các khu công nghiệp.

Ví dụ 3. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.

Câu hỏi nghiên cứu:

  • Các yếu tố môi trường đầu tư của các KCN là gì?
  • Những yếu tố nào làm thỏa mãn nhà đầu tư đang đầu tư và sẽ đầu tư tại đây?
  • Mức độ tác động của các yếu tố môi trường đầu tư đến sự thỏa mãn của nhà đẩu tư như thế nào?

Ví dụ 4. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở TPHCM”.

Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết thực trạng của môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp TPHCM.

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: Đánh giá các nguồn lực cho phát triển – điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và các KCN; môi trường đầu tư và thực trạng đầu tư vào các KCN; mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hài lòng của nhà đầu tư về môi trường đầu tư  ở các KCN và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư vào các KCN.

Không gian: Các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM.

Thời gian: Dữ liệu thu thập của 5 năm gần đây (2010 -2014) và dữ liệu do tác giả tiến hành thu thập trong năm 2014.

2. Tìm hiểu cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao hàm các khái niệm, lý thuyết kinh tế học, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan:

a. Các khái niệm

Trong giai đoạn tìm hiểu về cơ sở lý thuyết, cần nêu rõ một số khái niệm trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tất cả các khái niệm được đề cập phải có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục “tài liệu tham khảo” của đề cương nghiên cứu.

b.  Các lý thuyết kinh tế học và các công trình nghiên cứu thực nghiệm

Các lý thuyết kinh tế học là những kết quả nghiên cứu đã được công nhận trong  giới học thuật trên phạm vi toàn cầu, trong khi các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ cho kết quả nghiên cứu riêng lẻ trong từng quốc gia, hay từng vùng, từng địa phương trong một quốc gia. Tất cả các lý thuyết được đề cập phải có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục “tài liệu tham khảo” của đề cương nghiên cứu.

3. Xây dựng khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

a. Khung phân tích của nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn địa phương, tác giả hình thành khung phân tích cho đề tài nghiên cứu của mình. Khung phân tích này cho thấy tác giả đã am tường các lý thuyết liên quan, kế thừa kết quả từ các nghiên cứu liên quan trước đây và cũng thể hiện được điểm mới trong nghiên cứu của mình.

b.  Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là phát biểu về mối liên hệ giữa các biến, nhà nghiên cứu sẽ kiểm định giả thuyết này trong quá trình nghiên cứu. Dựa trên các lý thuyết kinh tế học và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả hình thành quan hệ giữa biến đôc lập và biến phụ thuộc, tương quan cùng chiều hay ngược chiều.

4. Viết đề cương nghiên cứu

a. Khái niệm

Đề cương nghiên cứu là một báo cáo trình bày toàn bộ các bước nghiên cứu từ vấn đề đặt ra đến tiến độ thực nghiệm nghiên cứu.

b.  Nội dung của đề cương nghiên cứu

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có một quy định thống nhất nào về nội dung đề cương nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng trường đại học, từng quốc gia nước khác nhau có một vài điểm giống nhau như sau:

1.   Giới thiệu (mở đầu)

1.1.   Xác định vấn đề nghiên cứu

1.2.   Tính cấp thiết của đề tài

1.3.   Mục tiêu nghiên cứu

1.4.   Câu hỏi nghiên cứu

1.5.   Phạm vi nghiên cứu

1.6.   Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu

2.   Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết

2.1.   Khái niệm

2.2.   Lý thuyết liên quan

2.3.   Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài nghiên cứu

3.   Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

3.1.   Khung phân tích của nghiên cứu

3.2.   Các giả thuyết nghiên cứu

4.   Phương pháp nghiên cứu (thiết kế nghiên cứu)

4.1.   Phương pháp chọn mẫu

4.2.   Dữ liệu thu thập

4.3.   Công cụ phân tích dữ liệu

5.   Kết cấu của đề tài

6.   Tiến độ thực hiện

7.   Tài liệu tham khảo

Bảng Nội dung cơ bản của đề cương nghiên cứu.

Xem thêm: Hướng dẫn viết Đề cương nghiên cứu khoa học và Báo cáo nghiên cứu

5. Thiết kế nghiên cứu

a. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu bao gồm các nội dung như sau:

+) Khái niệm mẫu

+) Lý do chọn mẫu

+) Một số định nghĩa về mẫu

+) Xác định quy mô mẫu

+) Phương pháp và hình thức chọn mẫu

b.  Phương pháp thu thập dữ liệu

Có hai loại dữ liệu chính để thu  thập

+) Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

+) Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

6. Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết

a. Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, ta cần tiến hành phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa

+) Phân tích mô tả: Sử dụng thống kê mô tả để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát.

+) Kiểm định sự khác biệt giữa hai tham số trung bình: Sử dụng các kiểm định như kiểm định t đối với mẫu đôc lập, kiểm định Chi – bình phương, kiểm định phương sai một yếu tố để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình có ý nghĩa.

+) Kiểm định chất lượng thang đo: Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng.

+) Phân tích nhân tố khám phá: Sử dụng kiểm định KMO, Bartlett, và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.

+) Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng các kiểm định các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

b. Kiểm định giả thuyết: Sau khi có kết quả của việc phân tích dữ liệu, ta cần tiến hành kiểm định các giả thuyết đưa ra ban đầu. Có thể kết quả phân tích cho biết dữ liệu là phù hợp nhưng có thể khác với giả thuyết ban đầu. Trong trường hợp khác với giả thuyết ban đầu, ta cần điều chỉnh lại giả thuyết.

7. Giải thích kết quả và viết báo cáo

+) Rút ra được những phát hiện nào, kết luận nào từ kết quả?

+) Kết quả phân tích có phù hợp với lý thuyết và thực tiễn hay không?

+) Kết quả có gì mới hay không?

+) Có thể đề xuất gì hay không?