Cà lơ phất phơ nghĩa là gì

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ cà lơ phất phơ trong tiếng Trung và cách phát âm cà lơ phất phơ tiếng Trung. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cà lơ phất phơ tiếng Trung nghĩa là gì.

吊儿郎当 《形容仪容不整、作风散漫、态度不严肃等。》

Nếu muốn tra hình ảnh của từ cà lơ phất phơ hãy xem ở đây

Xem thêm từ vựng Việt Trung

  • tắp tắp tiếng Trung là gì?
  • hiện nguyên hình tiếng Trung là gì?
  • cửa cống trên tiếng Trung là gì?
  • không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời tiếng Trung là gì?
  • gào to tiếng Trung là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của cà lơ phất phơ trong tiếng Trung

吊儿郎当 《形容仪容不整、作风散漫、态度不严肃等。》

Đây là cách dùng cà lơ phất phơ tiếng Trung. Đây là một thuật ngữ Tiếng Trung chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2024.

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ cà lơ phất phơ tiếng Trung là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tiếng Trung hay còn gọi là tiếng Hoa là một trong những loại ngôn ngữ được xếp vào hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới, do chữ viết của loại ngôn ngữ này là chữ tượng hình, mang những cấu trúc riêng biệt và ý nghĩa riêng của từng chữ Hán. Trong quá trình học tiếng Trung, kỹ năng khó nhất phải kể đến là Viết và nhớ chữ Hán. Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, Tiếng Trung ngày càng được nhiều người sử dụng, vì vậy, những phần mềm liên quan đến nó cũng đồng loạt ra đời.

Chúng ta có thể tra từ điển tiếng trung miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com


Đặc biệt là website này đều thiết kế tính năng giúp tra từ rất tốt, giúp chúng ta tra các từ biết đọc mà không biết nghĩa, hoặc biết nghĩa tiếng Việt mà không biết từ đó chữ hán viết như nào, đọc ra sao, thậm chí có thể tra những chữ chúng ta không biết đọc, không biết viết và không biết cả nghĩa, chỉ cần có chữ dùng điện thoại quét, phền mềm sẽ tra từ cho bạn.

Tuy nhiên, tùy ngữ cảnh nữa, dù vẫn dùng từ cột nhưng chắc gì đã thể hiện cụ thể động tác cột, chẳng hạn cậu con trai đã đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn "cà lơ phất phơ", suốt ngày đàn đúm theo bạn bè ngoài phố xá, người vợ bèn bàn với chồng: "Chỉ còn cách cưới vợ cho nó, may ra mới cột chân nó được". Cột ở đây có thể thay thế bằng từ "cầm/ cầm chân" tức giữ chân lại.

Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: Em còn nhớ hay em đã quên/ Trong lòng phố mưa đêm trói chân" thì từ trói cũng hàm nghĩa như cột - là do mưa cột chân khiến cho người đó không thể đi ra khỏi chỗ đang ngồi.

Mà, không chỉ có thế, thí dụ tục ngữ có câu "Khôn làm cột cái, dại làm cột con" thì dứt khoát đây chính là cái cột nhà. Từ cột hết sức quen thuộc trong cách so sánh của người Việt, ví dụ "To như cột đình", "Đen như cột nhà cháy"…

Với những dẫn chứng này, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng "cốt" trong câu tục ngữ "Có cốt có vác" phải là "Có cột có vác" chăng? Nhầm to. Cốt trong ngữ cảnh này chính là chặt, đốn như ca dao Nam Bộ có câu: "Chiều mai, chiều mốt, anh cốt cây bần /Chẳng cho ghe cá đậu gần ghe tôm". "Cốt" cây bần nghĩa là chặt cây bần.

Tóm lại, câu "Có cốt có vác", "Đại Nam quấc âm tự vị" (1985) giải thích: "Có hạ cây xuống thì phải vác lấy cây. Đã lãnh việc thì phải làm cho rồi, cho "thành thì thành chung" nghĩa là trước sau cho trọn".

Tôi luôn ở trong trạng thái chờ đợi, triệt để chờ đợi người mà tôi tin là chân mệnh thiên tử của mình. Mặc dù tôi gần như không hề hình dung về anh, như là gương mặt ra sao, tính cách ra sao, giọng nói, màu mắt, hay là nghề nghiệp chẳng hạn. Tôi luôn tưởng tượng rằng anh sẽ xuất hiện, ở đâu đó, vào lúc nào đó, trước mắt tôi, và ngay lúc ấy tôi sẽ nhận ra anh. Có lẽ lúc đó, tôi đang ngồi cúi mặt ở một bậc thềm ngoài trợi nào đó, nhìn thấy một đôi giày lớn hơn size của nữ và tôi ngẩng đầu lên, thấy anh, và biết chính là anh. Có lẽ là biết ngay từ lúc tôi nhìn thấy đôi giày. Hoặc là, chúng tôi cả hai đều đang chạy nhanh, hoặc đang đi gấp gáp, về phía nhau, hoặc là một trong hai bọn tôi đi về phía người còn lại, vì cảm thấy trong không khí, có một cái gì đó, giống như mùi hương hay màu sắc mà lại không phải mùi hương hay màu sắc, làm cho chúng tôi cảm thấy chính là người kia. Cũng giống như trong truyện, người biết võ có thể cảm thấy sát khí, chúng tôi hoặc là tôi sẽ cảm thấy cái “khí” đặc thù của người kia. Rồi tôi sẽ nói gì nhỉ? Tôi luôn gặp khó khăn trong việc nói chuyện với người khác, đặc biệt là người khác giới nếu không phải quan hệ thân thiết. Đương nhiên, đôi khi một vài người làm tôi khó chịu, muốn đả kích thì tôi cũng sẽ không ngại mà lôi hết khả năng biện giải của mình ra bồi tiếp họ. Cho nên rốt cuộc tôi cũng không biết là phải nói gì. Có lẽ, tôi sẽ cười với anh, và nói “Anh đã đến rồi à?” Không, tôi chắc là sẽ không làm thế. Bởi vì tôi mặc dù cũng không phải là thục nữ đoan trang dịu dàng thùy mị nết na gì, nhưng lại đặc biệt coi trọng cái tôi của mình, cho nên gặp người lạ sẽ không để người ta thấy tôi quá coi trọng họ (mặc dù rõ ràng là tôi coi trọng cái người lạ này.) Và thực ra, nếu một ngày bạn đang đi đường có một cô gái không quen biết, lại rất có thể tóc tai bù xù bay tán loạn (vâng, tóc của tôi sau khi chải đầu 1 tiếng luôn là như vậy – không hiểu sao tôi lại tin chắc không có chuyện vừa bước khỏi cửa đã gặp ngay người cần gặp), mặt đỏ bừng vì chạy, hoặc xám ngoét vì chán nhìn bạn nói một câu thân thiết như thế, bạn 100% nghĩ người này có vấn đề, nếu không phải nhận nhầm người thì là cố tình gây sự chú ý với bạn. Mà tôi là người coi trọng thể diện, không bao giờ có chuyện mất mặt như thế. Cho nên, tôi sẽ không nói câu đó. Còn tôi thì nghĩ rằng người mà tôi chờ thì sẽ không nói câu đó. Thế nên có lẽ cả hai sẽ chẳng nói gì, và chúng tôi quen nhau. Cuối cùng, tôi lại không nghĩ ra nếu cả hai chẳng nói gì thì làm sao mà quen nhau nữa. Có lẽ rốt cuộc một trong hai người sẽ nói gì đó, một câu rất vớ vẩn tầm phào nào đấy, rồi chúng tôi quen nhau. Có thể là như thế chăng? Tôi có lẽ quá hay tưởng tượng về khung cảnh gặp gỡ lần đầu đó: ở cơ quan, ở quán cafe, ở trên đường, trong hiệu sách, hay tệ hơn, ở gần một cái xe rác. Không hiểu sao tôi không tưởng tượng ra quần áo của hai người, mùi hương, hay là giọng nói, chỉ thấy có một điệu cười nửa miệng, loại cười như có như không, không rõ là đang nén cười, hay là đang cười chế nhạo, xen vào cái khung cảnh đó. Chỉ là khóe môi hơi nhấc lên một chút. Hình như tôi đã chờ con người đó từ lâu lắm rồi. Có lúc đã tưởng là gặp đúng người. Nhưng rồi chính người ta lại có vẻ không cần gặp tôi. Thế là tôi vẫn chờ. Đôi lúc tôi tự bảo mình: “Đừng quá khắt khe”. Tôi tự nhủ dù sao cũng không thể nào mãi chẳng có mảnh tình vắt vai được, dù sao tôi cũng có tệ lắm đâu, chỉ cần tôi nhìn thoáng ra một chút, bớt hão huyền một chút thì có lẽ cũng không đến nỗi ế ẩm như thế này. 3 triệu đàn ông ế vợ, tại sao lại không có ai dành cho tôi. Nhưng rồi chính tôi lại sợ, tôi sợ rằng khi người mà tôi thực sự chờ đợi xuất hiện, tôi lại không thể chờ đợi nổi anh, tôi lại đã vì quá sốt ruột mà bỏ qua cái mình chờ đợi. Nhưng tôi cũng sợ là chờ đợi sẽ không được, anh sẽ chẳng bao giờ đến, hoặc, đơn giản hơn, anh đi qua mà tôi chẳng hề nhận ra. Hôm nay có một người chê bài của tôi kém. Thực ra ngay từ đầu tôi đã không có thái độ nghiêm túc khi làm bài, khá lười biếng và thụ động, nước đến cổ rồi vẫn còn đứng ngáo ngơ trong khi mình lại chẳng biết bơi, thậm chí cũng chẳng bao giờ có ý nghĩ học bơi. Nhưng tôi vẫn luôn không chấp nhận được người khác nói mình “kém”. Cuối cùng thì, chỉ vì một chữ ấy, tôi mệt mỏi, thẫn thờ, tôi chán ngán và tự hỏi, phải chăng là tôi kém đến thế, quá kém ấy chứ? Tôi cứ như thế, để tâm trạng mình rơi không phanh trong một chiều đặc trưng của xứ nhiệt đới nóng ẩm, nặng nề và nhớp nháp. Tôi lại cảm thấy mình đi như chạy, để che giấu cái thực tế là tôi chẳng biết đi vào đâu. Tôi đã luôn luôn sợ, đối với tôi, nếu làm cái gì đó, có lẽ nên là làm tốt, hoặc rất tốt, hoặc, cùng lắm là cũng tốt. Thật khó chịu khi tôi làm và bị nhận xét là kém. Tâm trạng như thế đó. Rồi tôi lại nghe có quá nhiều chữ “cố lên”. Mọi người nói chuyện với tôi, nói về người này người kia đã cố lên ra sao, cần phải cố lên như thế nào, cứ thế lặp đi lặp lại trong đầu tôi. Phải chăng là tôi chưa cố? Hay là tôi đã quá tự mãn, hay là tôi cố rồi, nhưng thực lực của tôi chỉ có vậy, tôi không biết nữa. Mấy tuần nay tôi không thực sự làm tốt cái gì cả. Tôi say sưa đọc ngôn tình. Thật buồn cười, là tôi đọc lướt qua rất rất nhanh, ngay khi bắt đầu đọc là chỉ muốn biết kết cục. Đọc như thé không phải là đọc. Suy cho cùng thì tôi sẽ chẳng cảm thụ được gì, chẳng biết thêm được gì ngoài một tình huống lãng mạn không tưởng với nhiều trường đoạn hài hước hoặc nghịch cảnh nào đó. Chỉ là tôi không biết cách dứt ra. Tôi cảm thấy thiếu một cái gì đó, muốn một cái gì đó, tôi lang thang và tìm kiếm một chút gì làm tôi hứng thú, hứng thú thực sự, say mê đọc từng trang từng chữ. Nhưng không. Ngay cả khi tôi đã mua những quyển sách tôi khá thích, và có một vài người khác khá thích, tôi vẫn không có hứng đọc thực sự. Tôi đọc mỗi ngày một chương sách nào đó, hoàn toàn giống như kiểu một loại nhiệm vụ, và tôi vẫn mơ hồ tìm kiếm một thứ khác, không rõ là thứ gì. Tôi đã không học dù ngày thi sát kề. Tôi cũng không làm nhiều thứ mà tôi đã dự định làm, tôi chỉ biết chính mình lại vẫn đang chờ đợi, chờ đợi một cái gì chính tôi không biết sẽ xảy ra. Một thầy giáo đã từng nói rằng, một cơ chế không thể hoạt động tốt nếu người ta lúc nào cũng chỉ coi nó là phương án tạm thời trong lúc có phương án mới, tức là người ta chẳng mặn mà gì với sự tồn tại của nó. Ôn Thụy An cũng nói làm việc gì cũng phải chuyên tâm. Phải chăng tôi cứ chờ đợi như thế, chính là bởi vì tôi không có chút nào hứng thú với cuộc sống hiện tại sao? Tôi cứ nhốt mình trong phòng. Thực ra cũng không hẳn là nhốt, vì vẫn mở cửa. Tôi chỉ đi ra ngoài quanh thời điểm bữa ăn. Và mắt tôi lúc ấy luôn mơ màng, da mặt sần sùi, xám lại vì nhìn máy tính quá lâu. Tôi có phải hay không rất không biết tận hưởng cuộc sống, rất ngược đãi bản thân? “Giang sơn dị cải, bản tính nan di” – làm sao mà sửa đây.