Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Cổng thông tin doanh nghiệp

Nội dung công bố : Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đối mới doanh nghiệp năm 2018
Lĩnh vực: Sắp xếp, đổi mới
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Tài liệu đính kèm:

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Luật sư tư vấn:
  • 3. Vốn của DN nhà nước trong công ty cổ phần
  • 4.Vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định pháp luật
  • 5.Quy định về cổ đông cổ phần theo quy định pháp luật

Trả lời:

Chào bạn!Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đềcủa bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư21/2014/TT-BTC

Luậtđấuthầusố43/2013/QH13

Luật Ngân sách nhà nước2002

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Để giải quyết thắc mắc của bạn. cần làm rõ các từ ngữ sau " vốn nhà nước là gì ?" vốn ngân sách nhà nước là gì ?" và vốn nhà nước ngoài ngân sáchlà gì "

Thứ nhất :định nghĩa vốn nhà nước được quy định tạiLuật đấu thầu số 43/2013/QH13 Điều 4 khoản 44 như sau :

>> Xem thêm: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ?

"Vốn nhà nướcbao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Thứ hai : luật ngân sách 2002 định nghĩa về vốn ngân sách nhà nước như sau :

Điều 1.Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Điều 4:Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

Thứ ba:vốn nhà nước ngoài ngân sách được giải thíchtạiNghị định số 59/2015/NĐ-CP Điều 2 khoản 14

" Vốn nhà nước ngoài ngân sách làvốn nhà nướctheo quy định của pháp luật nhưng không bao gồmvốn ngân sách nhà nước"

Như vậy :

-Vốn ngân sách nhà nướclà số vốn được quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 Luật ngân sách nhà nước

-Vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nướclà bao gồm các loại vốn được quy đinh tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.)trừ vốn ngân sách nhà nước

3. Vốn của DN nhà nước trong công ty cổ phần

Phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là của chủ sở hữu phần vốn nhà nước hoặc được ủy quyền bởi người đại diện theoquy định tạiThông tư21/2014/TT-BTCngày 14 tháng 2 năm 2014 ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:

>> Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên Thế giới và Việt Nam

1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Chủ sở hữu phần vốn nhà nước): là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (gọi tắt là Người đại diện) là cá nhân được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, bao gồm:

"a) Người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp.

b) Người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp."

Phần vốn đó cũng như vốn của cổ đông khác đóng góp mà thôi, DN NN có vốn góp sẽ cử người tham gia quản lý công ty(Đại diện cho DN NN đó), người đại diện này có quyền quyết định đồng ý hay không đồng ý tham gia dự án đầu tư trong cuộc họp của HĐ Quản trị hoặc trong ĐH Cổ đông . Còn việc họ có phải xin phép hay không xin phép cơ quan chủ quản của họ là việc riêng của họ chứ không liên quan trực tiếp đến CT CP của bạn.

Trong trường hợp CT CP dùng tài sản của công ty để thế chấp… thì cũng chỉ tuân theo điều lệ của công ty CP mà thôi.

Trong trường hợp phần vốn nhà nước từ 30% trở lên thì tình hình sẽ phức tạp hơn do phải tuân theo các quy định về đấu thầu trong mua sắm, xây dựng cơ bản…

Vốn nhà nước trong CT CP về cơ bản cũng như vốn của các cổ đông khác đóng góp thôi. Người đại diện phần vốn góp của DN nhà nước có trách nhiệm xin ý kiến của đại diện chủ sở hữu (nếu cần) để quyết định có đầu tư hay không đầu tư dự án…Công ty CP không phải làm việc đó mà chỉ phụ thuộc vào ý kiến các cổ đông của công ty theo điều lệ và theo Luật Doanh nghiệp mà thôi.

Như vậy, nếu như công ty đang có dự án đầu tư thì đó là vốn hỗn hợp. Và thẩm quyền thẩm định và phê duyệt BC Nghiên cứu khả thi là người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

4.Vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định pháp luật

– Căn cứ vào Khoản 13 Điều4Luật doanh nghiệp năm 2020quy định về việc góp vốn được quy định như sau:

“13.Góp vốnlà việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.”

– Căn cứ vào Khoản 29 Điều 4Luật doanh nghiệp năm 2020quy định về vốn điều lệnhư sau:

>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ? Cách phân loại doanh nghiệp

“29.Vốn điều lệlà tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Ví dụ vốn điều lệ của công ty cổ phần E là 5 tỷ đồng. Số tiền này được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng 10.000 đồng ( trị giá 10.000 đồng được gọi là mệnh giá cổ phần). Như vậy, số cổ phần của công ty là 500.000 cổ phần.

Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Vì vậy, vốn điều lệ của công ty phải thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và có thể có một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và có thể có một phần là cổ phần ưu đãi. Ví dụ công ty A có vốn điều lệ là 500.000 cổ phần, trong đó 500.000 cổ phần này có thể toàn bộ là cổ phần phổ thông hoặc có thể một phần là cổ phần phổ thông, một phần là cổ phần ưu đãi. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phân đã bán các loại.

Trường hợp thành lập mới công ty cổ phần thì tại thời điểm đăng ký thành lập công ty. Số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có thể quy định một thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua ngắn hơn. Cổ phần được quyền chào bán công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn.

Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua ( cổ phần đã bán) và cổ phần chưa đăng ký mua( cổ phần chưa bán) . Như vậy tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần bao gồm số cổ phần thuộc vốn điều lệ và số cổ phần chưa bán.

5.Quy định về cổ đông cổ phần theo quy định pháp luật

Để trở thành cổ đông công ty cổ phần thì phải sở hữu ít nhất một phần công ty. Đối tượng trở thành cổ đông công ty, có thể là cá nhân ( không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú) và tổ chức ( không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính). Tuy nhiên, cổ đông thành lập công ty cổ phần phải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18Luật doanh nghiệp năm 2020, còn đối với cổ đông góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần thì theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2020. Về số lượng cổ đông.Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

Vì vậy, trên thực tế có những công ty cổ phần có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn, hàng triệu cổ đông. Đây cũng là điểm khác biệt của công ty cổ phần so với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần phải đảm bảo có số lượng cổ đông tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Nếu công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động của công ty.

Nếu công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu thì pháp luật cho phép công ty kết nạp thêm cổ đông hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng. Hết thời hạn đó mà vẫn không thay đổi được thì công ty buộc phải giải thể. Công ty cổ phần có các loại được chia thành cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn dựa vào vai trò của cổ đông đối với việc thành lập công ty cổ phần.

Trong đó: cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

>> Xem thêm: Kinh tế tập thể gồm những hình thức tổ chức kinh tế nào ? Ưu, nhược điểm của kinh tế tập thể

Cổ đông góp vốn hay cổ đông góp vốn thông thường là cổ đông sở hữu cổ phần của công ty, trở thành chủ sở hữu chung của công ty nhưng không phải là sáng lập viên của công ty.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuêvề Vốn của công ty cổ phần có vốn đầu tư nhà nước được quy định như thế nào?.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê