Các đường tiêm thuốc vào có thể

Hiện nay có các loại đường tiêm vào cơ thể bao gồm:

  • Intramuscular injection (IM): Tiêm bắp
  • Intradermal injection (ID): Tiêm trong da
  • Subcutaneous injection (SC): Tiêm dưới da
  • Intravenous injection (IV): Tiêm đường tĩnh mạch

Tốc độ thuốc được đưa vào máu và hấp thụ được chia theo các đường tiêm là: IV > IM > SC > ID. Bạn có thể thấy tiêm bắp là kỹ thuật giúp thuốc hấp thụ vào cơ thể nhanh chóng, chỉ sau tiêm tĩnh mạch. Vậy ngoài ưu điểm này, kỹ thuật tiêm bắp có những lợi thế nào hơn so với kỹ thuật tiêm còn lại? Hãy cùng tìm hiểu thêm về vị trí tiêm bắp, quy trình tiêm bắp và tai biến tiêm bắp để biết rõ hơn về kỹ thuật tiêm phổ biến này nhé!

Tìm hiểu chung

Kỹ thuật tiêm bắp là gì?

Nhiều người thắc mắc tiêm bắp là gì? Đây là một kỹ thuật được sử dụng để đưa thuốc vào sâu trong cơ bắp thông qua kim tiêm, cho phép thuốc được hấp thụ vào máu một cách nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật phổ biến trong y học nhằm đưa thuốc và vắc-xin vào cơ thể.

Phương pháp này thông thường cần sự trợ giúp của người có kỹ thuật tiêm thuốc, tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh có thể tự tiêm bắp. Ví dụ, người bệnh có thể tự tiêm một số loại thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng hoặc viêm khớp dạng thấp.

Khi nào cần tiến hành tiêm bắp?

Kỹ thuật tiêm bắp được sử dụng khi các hình thức đưa thuốc vào cơ thể khác không mang lại hiệu quả cao. Tiêm bắp có lợi thế hơn các đường tiêm khác ở những điểm sau đây:

• Đường uống (đưa vào dạ dày): Một số loại thuốc có thể bị phá hủy bởi hệ thống tiêu hóa.

• Đường tiêm tĩnh mạch (đưa trực tiếp vào tĩnh mạch): Một số loại thuốc có thể gây kích thích tĩnh mạch hoặc người thực hiện kỹ thuật khó định vị được chỗ tiêm.

• Đường tiêm dưới da (đưa vào mô mỡ ngay dưới lớp da): Thuốc ở dạng tiêm bắp được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da do mô cơ có nguồn cung cấp máu lớn hơn mô dưới da. Bên cạnh đó, mô cơ cũng có thể chứa khối lượng thuốc lớn hơn mô dưới da.

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi tiêm bắp

Trước khi quyết định tiêm, bạn cần xem xét các trường hợp như:

Chỉ định

Các dung dịch thuốc được sử dụng để tiêm bắp thường là những dung dịch đẳng trương (*) bao gồm:

  • Dung dịch thân dầu
  • Thuốc không thể tiêm tĩnh mạch
  • Dung dịch thuốc chậm tan, gây đau
  • Hầu hết các loại thuốc tiêm mô liên kết dưới da trừ cafeine
  • Thuốc dễ kích thích hoặc hiệu quả chậm khi tiêm dưới da

(*) Đẳng trương là môi trường nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào. Nồng độ các chất khuếch tán thụ động vào và ra khỏi tế bào là như nhau nên tế bào không bị tình trạng co rút hoặc vỡ ra.

Chống chỉ định

Những thuốc có khả năng gây hoại tử mô cơ bao gồm calci clorua, ouabain…

Trẻ sơ sinh và trẻ em có độ tuổi từ 2 tuổi trở xuống thường được tiêm ở vùng cơ đùi. Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể chọn tiêm vùng cơ delta hoặc cơ đùi.

Các vị trí tiêm bắp

Tiêm bắp thịt thường được chỉ định ở các vị trí sau:

Cơ delta cánh tay

Cơ delta (deltoid muscle) hay tiêm bắp tay là vị trí tiêm thường được sử dụng nhất cho vắc-xin. Tuy nhiên, vị trí tiêm bắp tay không phổ biến cho người bệnh tự tiêm vì khối lượng cơ delta khá nhỏ khiến khối lượng thuốc có thể được tiêm bị giới hạn (thường không quá 1 ml). Đồng thời, kỹ thuật tiêm bắp tay cũng không dễ dàng cho người bệnh tự thực hiện.

Để xác định vị trí tiêm của cơ delta, bạn cần sờ để cảm nhận vùng xương (mỏm cùng vai – acromion process) nằm ở phía trên của cánh tay. Đặt 2 ngón tay hình chữ V có khoảng cách vừa đủ. Ở dưới cùng của hai ngón tay tạo thành một hình tam giác lộn ngược. Sau đó bạn sẽ cho tiêm vào trung tâm của hình tam giác. Đó là cách tiêm bắp tay đơn giản nhất.

Cơ đùi lớn phía ngoài

Bạn có thể tiêm cơ đùi lớn phía ngoài (vastus lateralis muscle) khi những vùng tiêm khác không thể thực hiện được được hoặc bạn cần tự tiêm. Bạn hãy chia vùng đùi trên thành ba phần bằng nhau, sau đó xác định vị trí giữa của ba phần này. Vị trí tiêm sẽ chọn phần trên cùng bên ngoài của đùi.

Cơ vùng sau ngoài của mông

  • AAA: Apply to affected area (thuốc dùng cho phần bị ảnh hưởng)

  • AD: Right ear (ký hiệu tai trái); AS: left ear (ký hiệu tai phải); AU: each ear (ký hiệu dùng cho cả hai tai)

  • Garg: Gargle (ký hiệu thuốc súc miệng, họng)

  • ID: Intradermal (ký hiệu tiêm trong da)

  • IJ: Injection (ký hiệu thuốc tiêm)

  • IM: Intramuscular (ký hiệu tiêm bắp)

  • IN: Intranasal (ký hiệu thuốc dùng trong mũi)

  • Inf: Infusion (ký hiệu truyền dịch)

  • Instill: Instillation (ký hiệu thuốc dùng nhỏ giọt)

  • IP: Intraperitoneal (ký hiệu thuốc dùng trong màng bụng)

  • IV: Intravenous (ký hiệu tiêm tĩnh mạch)

  • NGT: Nasogastric tube (ký hiệu đường dùng bằng ống thông mũi dạ dày)

  • OD: Right eye (mắt phải); OS: Left eye (mắt trái); OU: both eye (cả hai mắt)

  • Per os/ PO: By mouth or orally (ký hiệu đường uống)

  • PR: Per the rectum (ký hiệu đường trực tràng)

  • PV: Per the vagina (ký hiệu đường âm đạo)

  • SL: Sublingual, under the tongue (ký hiệu đường dưới lưỡi)

  • SQ/SC: Subcutaneously (ký hiệu tiêm dưới da).

Các ký hiệu viết tắt cách dùng thuốc

Trong một y lệnh, ngoài những thông tin về tên thuốc, đường dùng có các thuật ngữ viết tắt thì cách sử dụng thuốc cũng có những cách viết tắt quy ước quốc tế như sau:

  • a.c: Before the meal (dùng trước bữa ăn)
  • b.i.d: Twice a day (dùng hai lần một ngày)
  • gtt: Drops (sử dụng bằng các nhỏ giọt)
  • p.c: After meals (dùng sau bữa ăn)
  • p.o: By mouth, orally (dùng đường uống)
  • q.d: Once a day (dùng một lần mỗi ngày)
  • t.i.d: Three times a day (dùng 3 lần mỗi ngày)
  • q.i.d: Four times a day (dùng 4 lần mỗi ngày)
  • q.h: Every hour (dùng mỗi giờ)
  • q.2h: Every 2 hours (dùng mỗi 2 giờ)
  • q.3h: Every 3 hours (dùng mỗi 3 giờ)
  • q.4h: Every 4 hours (dùng mỗi 4 giờ).

Như vậy có thể thấy rằng sẽ có sự khác nhau cơ bản giữa ký hiệu q và id đó là:

  • q (q.1h. q.2h,...): Là ký hiệu đòi hỏi phải có khoảng cách chính xác về thời gian giữa những lần sử dụng thuốc ví dụ như ở trường hợp q.6h nếu thuốc tiêm lần 1 lúc 6 giờ thì bệnh nhân phải được tiêm lần 2 lúc 12 giờ
  • i.d (b.i.d, t.i.d,...): Là ký hiệu không đòi hỏi khoảng cách chính xác về thời gian mà chỉ cần đủ số lần sử dụng thuốc là được như uống thuốc vào các bữa sáng, trưa, chiều, tối.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Các đường tiêm thuốc vào có thể
  facebook.com/BVNTP

Các đường tiêm thuốc vào có thể
  youtube.com/bvntp

Trước tiên,cần nhận định người bệnh:

+Tri giác, dấu sinh hiệu: chú ý mạch: tần số, nhịp điệu (đều, không đều), biên độ
(mạnh, yếu), huyết áp: chỉ số huyết áp? bình thường, cao huyết áp?

+Tổng trạng: mập, gầy, trung bình (dựa vào chỉ số BMI)

+Tình trạng bệnh lý hiện tại? Lý do sử dụng thuốc qua đường tiêm?

+Tình trạng bệnh lý đi kèm? Các bệnh lý liên quan đến việc dùng thuốc tiêm.

+Da niêm mạc : màu sắc, tính chất? Nhận định lớp mỡ dưới da?

+Các vấn đề bất thường của người bệnh: người bệnh có đau? Ngưỡng chịu đau
(thang điểm đau), những khó chịu khác liên quan đến tình trạng bệnh lý.

+Tình trạng dinh dưỡng: ăn uống tốt, kém? Ăn kiêng? Chế độ ăn có phù hợp tình
trạng bệnh lý và thuốc đang dùng?

+Có rối loạn tiêu hóa liên quan đến thuốc đang dùng?

+Tình trạng vận động? Tay thuận? Tình trạng cơ, bắp thịt, teo cơ, yếu cơ? Người
bệnh có yếu liệt? Chi bên nào?

+Tâm lý: Thoải mái? Hợp tác hay không?

+Nhận định về thuốc đang dùng: Tên thuốc, biệt dược? Tính chất của thuốc? Đường dùng? Hàm lượng? Liều lượng, thời gian tác dụng, thời gian bán hủy? Đường đào thải của thuốc? Chỉ định điều trị? Tương tác thuốc? Tác dụng phụ?

+Nhận định về các xét nghiệm cận lâm sàng về chức năng gan, thận, đông máu,
điện giải đồ, CTM…

+Kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về dùng thuốc?

+Nhận định về tiền sử: Có dị ứng thuốc? Loại gì? Tiền sử hen? Dị ứng thức ăn?
Tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt? Sự lệ thuộc của thuốc hay nghiện thuốc của người bệnh?

+Báo và giải thích cho người bệnh biết công việc sắp làm để hợp tác đồng thời động viên người bệnh an tâm.

+Rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

+Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ lên xe tiêm và đẩy xe đến phòng bệnh.

Cần Vô khuẩn:

+Thuốc ống hoặc thuốc lọ (dung môi pha thuốc nếu cần) theo đúng y lệnh.

+Bơm tiêm (chọn bơm tiêm phù hợp với lượng thuốc cần tiêm, đường tiêm và vị trí tiêm).

+Kim pha thuốc.

+Hộp đựng gòn có dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ).

+Hộp gòn khô và gạc khô.

+Kềm Kelly sát khuẩn da + bình đựng kềm.

+Hộp thuốc chống sốc: đủ cơ số, còn hạn dùng.
Cần sạch các dụng cụ sau:

+Mâm.

+Phiếu thực hiện và công khai thuốc.

+Dây thắt mạch (garrot) nếu tiêm tĩnh mạch.

+Găng tay (đối với tiêm tĩnh mạch)(nếu cần)

+Hộp đựng vật bén nhọn.

+Thùng đựng rác y tế, rác sinh hoạt

+Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Phần chuẩn bị thuốc và kỹ thuật rút thuốc mình sẽ viết ở bài viết sau hoặc các bạn có thể tìm trên mạng.

I.Tiêm trong da: Là tiêm thuốc vào lớp dưới thượng bì.

a).Chỉ định và chống chỉ định:

-Tiêm các loại vacxin phòng bệnh.

-Tìm phản ứng BCG để chẩn đoán lao.

-Thử phản ứng của cơ thể với thuốc.

-Không có chống chỉ định trong trường hợp tiêm trong da.

b).Vùng tiêm:

-1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.

Ngoài ra, còn có thể tiêm ở vùng bả vai,cơ tam giác cánh tay.

Khi tiêm không cần rút nòng thử máu để xác định vì trong đó chỉ có hệ mao mạch.

Các đường tiêm thuốc vào có thể

c).Dụng cụ:

-Bơm tiêm 1 ml có cỡ kim 26 đến 27 G, dài 0,6 đến 1,3 cm.

d).Kỹ thuật tiêm trong da như sau:

-Mang dụng cụ đến giường.Đặt khay ở vị trí thuận lợi.

-Ba tra-5 đối hoặc năm đúng. Phải giải thích và động viên người bệnh để họ hiểu và chấp nhận tiêm thuốc.

Các đường tiêm thuốc vào có thể
3 kiểm tra -5 đối chiếu trong khi tiêm

-Hỏi người bệnh trước đó có bị phản ứng với loại thuốc nào hay không.

-Thay kim rút thuốc.

-Lấy thuốc để tiêm.Lưu ý,cần đọc nhãn thuốc lần 1.

Cách lấy ống thuốc như sau:

+Sát khuẩn cổ ống thuốc (dùng bông cồn).

+Dùng bông khô lau và bẻ ống thuốc.Đọc nhãn thuốc lần 2.

+Rút thuốc vào bơm tiêm.

+Đọc nhãn thuốc lần 3 trước khi bỏ vỏ ống thuốc.

Cách lấy thuốc lọ như sau:

+ Nạy phần trên nút lọ và sát khuẩn nút lọ.

+Rút nước pha (giống như rút thuốc ống).

+Bơm nước pha vào trong lọ thuốc.

+Rút kim ra, lắc cho thuốc tan đều đọc nhãn thuốc lần 2.

+Bơm 1 lượng không khí tương đương lượng thuốc rút ra, rút thuốc vào tiêm.

-Thay kim tiêm,đuổi khí và để vào khay vô khuẩn.

-Chọn vùng tiêm.

-Đặt bệnh nhân nằm tư thế thích hợp, sát khuẩn nơi tiêm.

-Căng da. Cầm bơm tiêm chếch mặt da 10 đến 15 độ. Và đâm kim ngập khỏi mặt vát.Không nên đưa kim theo chiều dọc của cẳng tay hoặc cánh tay mà phải đưa chéo góc để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng.

Các đường tiêm thuốc vào có thể
 Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim, mũi vát của kim ngửa lên trên thẳng với vạch chia ở thân bơm tiêm, khẽ gẩy mũi kim tiêm vào mặt da. Khi mũi kim đã bén vào mặt da thì hạ thấp bơm tiêm xuống gần sát mặt da, chếch khoảng từ 10 – 150 rồi đẩy nhẹ kim cho ngập hết mũi vát của kim.

-Bơm 0,1 ml thuốc và rút kim ra, không sát khuẩn lại vùng tiêm.

-Khoanh tròn lại nơi tiêm (đường kính 1 cm) và dặn người bệnh một số vấn đề cần thiết (nếu thử test).

d). Cách kiểm tra kết quả tiêm trong da .

-Sau khi xong 10 đến 15 phút thì đọc kết quả.Dặn bệnh nhân nếu thấy bất thường như khó chịu trong người hoặc ngứa thì không được gãi mà phải báo cáo ngay.

-Nếu thấy mảng đỏ đường kính trên 1 cm là bị phản ứng với thuốc.Báo ngay cho bác sĩ.Phải ghi vào hồ sơ hoặc phiếu tiêm cho người bệnh (ghi bằng bút đỏ).

II.Tiêm dưới da: Là đưa 1 lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da.

a).Chỉ định:

Khá rộng rãi, chủ yếu là 1 số thuốc mà ta muốn cho thuốc thấm dần vào vào cơ thể để phát huy từ từ.

-Chống chỉ định với 1 số thuốc dầu khó tan: Testosteron…

-Lớp mô dưới da mạng lưới mạch máu rất ít, do vậy việc tiêm vào mô dưới da sẽ có tác dụng chậm hơn là tiêm vào mô bắp cơ.

b).Dụng cụ:

-Cỡ kim 25G, chiều dài kim từ 1 đến 1,6 cm.

-Bơm tiêm 2ml, 3ml, 5 ml.

c).Kỹ thuật tiêm:

Tương tự như trên nhưng cần :

Chọn vùng tiêm:

+Vai: bờ dưới cơ Delta.

+Đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi

+Bụng: Giao điểm đường ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng.

Các đường tiêm thuốc vào có thể
Cơ thẳng bụng

-Véo da (khác với phần tiêm trong da là ta phải căng da).Cầm bơm tiêm chếch mặt da 30 đến 45 độ, đâm kim ngập khoảng 2/3 kim.

Lưu ý:

+Người bệnh trên 80 kg: Góc độ tiêm 90 độ so với mặt da.

+Người bệnh dưới 30 kg: Góc độ tiêm là 15 đến 30 độ so với mặt da.

-Rút nòng bơm tiêm ra xem có máu hay không, nếu không thì bơm thuốc vào từ từ.

Lưu ý:

+Trong khi tiêm thuốc heparin và insulin thì không cần phải rút nòng thử máu vì có thể tạo cục máu đông nơi vùng tiêm.

+Trong tiêm insulin,cần phải thay đổi vị trí tiêm.Nên chọn vùng tiêm đối xứng để giúp duy trì đều lượng thuốc trong cơ thể.Thời gian hấp thu thuốc tùy vào từng vị trí tiêm,nhanh nhất là tiêm ở vùng cơ thẳng bụng rồi đến cơ Delta và cuối cùng là vùng đùi.

-Căng da và rút kim ra, sát khuẩn lại nơi tiêm.

d). Những tai biến có thể xảy ra khi tiêm dưới da:

-Nếu vô khuẩn không tốt sẽ gây:

+Áp xe tại chỗ tiêm.Biểu hiện của nó như: Sưng,đỏ,đau,sốt…Lúc đó,ta cần chườm nóng,dùng kháng sinh, chích rạch nếu áp xe đã mềm hóa mủ rõ rệt.

+Lây nhiễm: HIV,viêm gan siêu vi B…

-Shock:

+Do bơm thuốc quá nhanh, hoặc người bệnh quá sợ hãi, không chịu được đau đớn.

+Như vậy, để tránh xảy ra trường hợp này ta cần: Đâm nhanh, rút nhanh và bơm chậm, đều tay.Đồng thời, cần động viên tư tưởng cho bệnh nhân.

-Do thuốc gây nên như:

+Người bệnh đau,áp xe vô khuẩn.Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc khi tiêm vào không tiêu được hoặc tiêu rất chậm.Biểu hiện của trường hợp này là chỗ tiêm sưng nóng đỏ.

-Khi tiêm Heparin, người bệnh dễ có nguy cơ bị xuất huyết .Do vậy, người tiêm phải lưu ý để giúp phát hiện các tai biến có thể xảy ra như : chảy máu chân răng, dễ bị tạo máu bầm…vv

III.Tiêm bắp: Là đưa một lượng thuốc vào trong bắp thịt.

a). Chỉ định và chống chỉ định:

-Có thể tiêm bắp với nhiều loại dung dịch đẳng trương khác nhau.

-Một số thuốc không nên hoặc không tiêm được tĩnh mạch.Muốn có hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da nên phải tiêm bắp.

-Thuốc dễ kích thích tiêm dưới da lâu ngấm sẽ gây đau và gây nên sự kích thích.

-Da nứt nẻ nên tiêm dưới da không thích hợp.

-Chống chỉ định: Những thuốc gây hoại tử tổ chức như : Canciclorua,Oubain.

b).Dụng cụ tiêm bắp:

-Cỡ kim là 21 đến 23 G,dài 2,5 đến 4 cm (kim dùng cho tiêm bắp có cỡ lớn hơn so với các đường tiêm khác).

-Bơm tiêm 5 ml,10 ml.

c). Vùng tiêm:

-Vai: 1/3 giữa cơ Delta .

Các đường tiêm thuốc vào có thể
Tiêm bắp tại cơ delta. Nguồn: Hellobacsi

-Đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi .

Các đường tiêm thuốc vào có thể
vị trí tiêm đùi khi tiêm bắp.

-Mông :

Có 2 cách chia như sau:

+Cách 1: 1/3 trên ngoài đường nối gai chậu trước trên với mỏm cùng cụt.

Các đường tiêm thuốc vào có thể
vị trí khi tiêm bắp ở mông.

+Cách 2: Một bên mông được tạo bởi 4 đường :

*Phía trên: đường nối 2 mào chậu.

*Phía dưới: nếp lằn mông.

*Phía trong: rãnh liên mông.

*Phía ngoài: bờ ngoài mông.

Chia mông làm 4 phần bằng nhau, tiêm ở 1/4 trên ngoài.

Lưu ý:

-Đối với vùng cơ mông khi người bệnh nằm nghiêng: Đây là vùng cơ bắp sâu và không có mạch máu lớn hay dây thần kinh đi qua.Vị trí này thường được tiêm thuốc dầu hay kích thích mô dưới da cho trẻ nhỏ và cả người lớn.Nói cho kỹ hơn ở phần trên,để xác định được vị trí tiêm, người tiêm đặt gót của bàn tay lên chỏm xương đùi, bàn tay phải để lên mông bên trái, ngón trỏ đặt ở gai chậu trước trên đồng thời kéo dang ngón giữa ra tối đa dọc theo cánh chậu, hình chữ V được tạo bởi ngòn trỏ, ngón giữa và mào chậu, trọng tâm của hình tam giác này là vị trí tiêm

Các đường tiêm thuốc vào có thể
Vị trí ở mông khi nằm nghiêm trong cách tiêm bắp

d). Kỹ thuật tiêm bắp:

Quy trình cũng tương tự như trên

-Đối chiếu đúng người bệnh (3 tra năm đối hoặc năm đúng), báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm.Để lộ vùng tiêm.

-Thay kim rút thuốc và lấy thuốc để tiêm.

-Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

-Đuổi khí và để vào khay vô khuẩn.

-Xác định và nhận định vị trí tiêm.

-Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

-Thời gian sát khuẩn 30 giây để da tự khô hoàn toàn mới tiêm.

-Đặt bệnh nhân nằm với tư thế thích hợp.

Căng da.Cầm bơm tiêm chếch da 60 độ (khi tiêm ở vai,đùi) và 90 độ (khi tiêm ở mông).Đâm kim chừa khoảng 0,5 cm

-Rút nòng bơm tiêm ra xem có máu không, nếu không thì bơm thuốc vào từ từ.

-Căng da và rút kim ra,sát khuẩn lại nơi tiêm.

Lưu ý :

-ống canxi mà tiêm bắp sẽ bị hoại tử ngay tại vị trí tiêm.

-Trước khi tiêm, nên dùng ngón trỏ và ngón cái véo vùng da để ước lượng độ dày của lớp mô dưới da.Lượng thuốc dùng để tiêm bắp có thể khoảng 5 ml đối với bắp sâu như cơ rộng bên của đùi.Còn đối với trẻ nhỏ lượng thuốc ít hơn có thể từ 1 đến 2 ml, trẻ lớn có thể từ 3 đến 5 ml tùy vào trọng lượng của cơ thể.

-Kỹ thuật tiêm Z track có thể được sử dụng để tiêm bắp, có tác dụng làm giảm nguy cơ rò thuốc vào mô dưới da và giảm đau khi tiêm, thường chọn vùng cơ bắp sâu để tiêm như cơ mông.Sau khi tiêm xong, để im kim trong mô cơ chờ 10 giây để thuốc hấp thu vào mô cơ, rút kim ra và thả tay không thuận cho mô cơ dưới da trở về vị trí cũ, thuốc sẽ không rò vào đường tiêm cũ giúp người bệnh dỡ đau.

-Khi tiêm vùng mông phải để người bệnh nằm sấp và lộ ra vùng tiêm để tiêm cho chính xác.Còn khi tiêm vào cơ Delta, người tiêm có thể hướng dẫn bệnh nhân làm tư thế chống tay vào hông để cho cơ Delta được thả lỏng.

e).Những tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp:

-Đâm phải dây thần kinh hông (có thể gây liệt chi cho bệnh nhân) do một số nguyên nhân sau:

+Xác định vị trí tiêm bị sai.

+Đâm kim sai kỹ thuật.

+Người bệnh nằm không đúng tư thế (như đã đề cập trên).

-Gãy kim,quằn kim.

-Tắc mạch: Do tiêm thuốc dầu hoặc thuốc sữa vào mạch máu.

-Áp xe nhiễm khuẩn hoặc áp xe vô khuẩn.

-Shock do sợ,do phản ứng thuốc.

-Gây mảng mục do tiêm những chất hoại tử mô (như đã đề cập trên).

IV.Tiêm tĩnh mạch: Là đưa thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch.

a). Chỉ định và chống chỉ định:

-Những thuốc có tác dụng nhanh như thuốc gây tê, gây mê, chống xuất huyết.

-Những thuốc có tác dụng toàn thân.

-Những thuốc ăn mòn các mô và gây hoại tử như Ouabain,canciclorua…

-Máu, huyết tương, dung dịch keo.

-Natrisalixylat, những thuốc có màu hoặc nhuộm màu.

-Chống chỉ định :

*Những thuốc gây kích thích hệ tim mạch.

*Thuốc dầu.Nếu tiêm thuốc dầu có thể gây tắc mạch tại vị trí tiêm.

b).Dụng cụ:

-Cỡ kim tù 19 đến 21 G.Dài 2,5 đến 4 cm.

-Bơm tiêm 5 ml,10 ml.

c). Chọn vùng tiêm:

Chọn ở những tĩnh mạch lớn,ít di động và dễ tiêm,không gần khớp.Nói chung là các tĩnh mạch ngoại biên

Kinh nghiệm: Động mạch là nơi máu trào ra nhiều hơn.

d).Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch:

Kỹ thuật chung cũng tương tự như trên nhưng có khác nhau như sau:

-Căng da.Cầm bơm tiêm chếch mặt da 15 đến 30 độ. Đâm kim qua khỏi da và hạ thấp bơm tiêm cho song song với mặt da. Đưa kim vào tĩnh mạch ngập khoảng 2/3 kim.

-Rút nòng bơm tiêm ra xem có máu hay không, nếu có thì bơm thuốc vào từ từ.Vừa bơm và vừa quan sát nét mặt người bệnh.

-Căng da và rút kim ra, sát khuẩn và ấn mạnh nơi tiêm.

e).Tai biến có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch:

-Tắc kim: Thay kim khác.

-Phồng nơi tiêm: điều chỉnh kim hoặc tiêm chỗ khác.

-Shock do sợ hoặc phản ứng thuốc.

-Đâm nhầm động mạch: rút kim ra ngay.

IV.Điểm chung cần lưu ý khi thực hiện tất cả các kỹ thuật kim nêu trên

-Bơm thuốc chậm để giảm bớt kích thích cho người bệnh.Lúc đấy,phải quan sát sắc mặt của người bệnh để phát hiện sớm các phản ứng bất thường.Rút kim nhanh để hạn chế tổn thương mô và mạch máu.Phải rút nhanh theo chiều kim đâm vào

-Khi viêm nhiễm vị trí tiêm.Khắc phục bằng cách:

*Đảm bảo kỹ thuật tiêm vô khuẩn.

*Tránh tiêm lại vị trí cũ, những vị trí bị thâm nhiễm, vùng da bị bầm tím, những tĩnh mạch xơ cứng hoặc những tĩnh mạch bị viêm.

*Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh đúng qui định.

-Xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh.Khắc phục bằng cách:

*Chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thương, không có sẹo lồi lõm.

*Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp.

*Xác định đúng vị trí tiêm.

*Tiêm đúng góc độ và độ sâu.

Các đường tiêm thuốc vào có thể
Hình ảnh cụ thể về các góc độ khi thực hiện các kỹ thuật tiêm thuốc

*Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định.

*Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh.

-Dịch thoát ra ngoài tĩnh mạch do kim xuyên mạch.Khắc phục bằng cách:

*Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động, tránh khớp.

*Tiêm đúng góc độ.

*Cố định người bệnh chắc chắn trong khi tiêm đối với người bệnh hay giãy giụa.

-Sốc phản vệ.Xử lý bằng cách:

*Hỏi kỹ tiền sử dùng thuốc của người bệnh.

*Theo dõi sát sắc diện của người bệnh trong khi tiêm.

*Luôn mang theo hộp thuốc chống sốc khi tiêm thuốc.

*Cần biết, thực hành đúng phác đồ chống sốc phản vệ.

1.Tài liệu tham khảo: giáo trình kỹ thuật điều dưỡng trường CĐYT Bình Định

2.Người viết và tổng hợp:

*Facebook: https://www.facebook.com/NguyenCongTrinh113/

*Zalo: 0834 0309 28