Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của phương pháp kỹ thuật đánh giá Tiếp theo

I. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. TheoThôngtư 22/2016/TT-BGDĐT4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của phương pháp kỹ thuật đánh giá Tiếp theo

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

– Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

– Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh

– Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy

– Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

– Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

– Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

– Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

– Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.

– Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

– Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.

– Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

– Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

– Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học

– Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ của mình.

– Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
2. Tính tin cậy Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
3. Tính công bằng Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
4. Tính chân thực Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
5. Tính thực tế Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
6. Tính tác động Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

1. Giáo dục tiểu học là gì?

Như ở trên đã viết và trong Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định, thì giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông, như vậy, giáo dục tiểu học là một trong ba cấp của giáo dục phổ thông.

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; (điểm a, Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019). Giáo dục tiểu học mang mục tiêu chung của giáo dục phổ thông đó là nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đồng thời hình thành các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân; bên cạnh đó giáo dục tiểu học mang mục tiêu quan trọng khác nữa đó là hình thành nhân cách con người Việt Nam và xây dựng trách nhiệm công dân từ khi các cá nhân còn nhỏ tuổi.

2. Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thì “Đánh giá học sinh tiểu học” là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. (Khoản 1 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).

Như vậy, đánh giá học sinh tiểu học hiểu đơn giản là hoạt động do các giáo viên tiến hành, dựa trên quá trình học tập trên lớp của học sinh, dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,… để đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của học sinh, từ đó hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân.

Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được tiến hành là đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá định kỳ học sinh. Trong đó, đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học. Hoạt động đánh giá thường xuyên giúp cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để học sinh, giáo viên kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Còn đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. (Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).

Như vậy, có thể thấy đánh giá thường xuyên được áp dụng ngay trong các giờ học trên lớp, các giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy, tương tác với học sinh, cũng như việc thực hiện bài tập của học sinh,… để có những đánh giá học sinh kịp thời. Còn hoạt động đánh giá định kỳ được thể hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thi như bài kiểm tra 1 tiết, thi giữa học kỳ, thi cuối kỳ,…

Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của phương pháp, kỹ thuật đánh giá mô đun 3

2 phút trước