Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu khoa học

Mời các bạn xem ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC. Bộ đề cương này gồm 5 câu lý thuyết và 6 câu thực hành. bộ đề cương này được đánh giá rất chi tiết và đấy đủ ý. Nếu các bạn muốn lấy được điểm tối đa là 10 trong môn này thì hoàn toàn có thể, còn 8-9 điểm thì đó là điều đơn giản, nếu các bạn làm được như những gì mà đề cương đã trình bày. Chúc các bạn  tham khảo và vận dụng thật đúng những gì đề cương đã trình bày và đầu tư thời gian học hợp lý để có một kết quả thật tốt trong môn học này.

Xin mời click vào link bên dưới để download:

https://drive.google.com/file/d/0B2FwCAolEjUMbWNmTXV3NWpMdnc/view?usp=sharing

Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu khoa học

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

I . Lý thyết

Câu 1. Các quan điểm tiếp cận trong NCKHGD?

1.1       Quan điểm duy vật biện chứng.

v   Nội dung

-        Phép DVBC là sự thống nhất hữu cơ giữa phép duy vật và phép biện chứng trong nhận thức thế giới.

-        Phép DVBC bao gồm 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản, chúng vừa là cơ sở lí luận, vừa là phương pháp nhận thức thế giới.

v   Cách thực hiện

-        NCKH phải quán triệt tính hệ thống và toàn diện trong nghiên cứu các hiện tượng của thế giới.

-        NCKH đòi hỏi phải xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động phát triển và biến đổi không ngừng của chúng.

-        NCKH phải nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về các hiện tượng của thế giới.

-        NCKH cần tìm ra nguồn gốc, động lực, con đường và xu hướng phát triển của thế giới.

v   Ý nghĩa

-        Đây là quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

-        Quan điểm này có tác dụng chỉ đạo, là kim chi nam hướng dẫn con đường tìm tòi NCKH. Vì vậy, đòi hỏi các nhà khoa học, những người làm công tác NCKH phải nắm vững quan điểm DVBC và có kĩ năng vận dụng các quan điểm này.

1.2  Quan điểm hệ thống - cấu trúc.

v   Nội dung.

·      Đây là quan điểm quan trọng nhất của logic biện chứng, yêu cầu xem xét đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển với việc phân tích điều kiện nhất định, để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng.

-        Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử, nhiều bộ phận tác động qua lại lẫn nhau được xem như một thực thể nhất định đứng trước một môi trường, môi trường là tất cả những gì bên ngoài hệ thống vừa tác động vừa chịu sự tác động qua lại của hệ thống.

-        Tính hệ thống là một thuộc tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là thông số quan trọng để đánh giá đối tượng.

-        Phương pháp hệ thống là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối tượng hình thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng.

-        Quan điểm hệ thống – cấu trúc là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu phức tạp, là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống.

v   Cách thực hiện quan điểm hệ thống - cấu trúc trong NCKHGD.

-        Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể.

-        Xác định mqh hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển từng mặt và toàn bộ hệ thống giáo dục

-        Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hóa xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển.

-        Trình bày kết quả khoa học phải rõ ràng, khúc triết, theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao.

v   Ý nghĩa

-        Cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện, khách quan về hiện tượng giáo dục, thấy được mqh của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được các con đường tổng hợp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.

1. 3 Quan điểm lịch sử - logic.

Nội dung

-        Quan điểm lịch sử logic trong NCKH giáo dục chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử.Tìm hiểu phát hiện sự nảy sinh phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể để phát triển cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm.

v   Cách thực hiện quan điểm lịch sử - logic.

-        Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa, chứng minh, làm sang tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lí sư phạm hay kết quả công trình NCKH giáo dục.

-        Dùng tài liệu lịch sử theo chuẩn mực, để đánh giá những kết luận sư phạm, đánh giá chân lí khoa học.

-        Dựa vào kết luận lịch sử, vopwis các yếu tố, các logic khách quan mà xây dựng các giả thuyết khoa học giáo dục và chứng minh các giả thuyết đó.

-        Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng giáo dục.

-        Dựa vào lịch sử, thiết kế mô hình các biện pháp các hình thức giáo dục mới, thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục

-        Sưu tập, xử lí thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai.

v   Ý nghĩa

-        Giúp cho người nghiên cứu gắn việc nghiên cứu lí luận với nghiên cứu thực tiễn.

-        Giúp cho nhà nghiên cứu tìm thấy hoàn cảnh của sự xuất hiện, sự phát triển và diễn biến quá trình của đối tượng. Mặt khác, giúp người nghiên cứu phát hiện tính quy luật tất yếu của sự phát triển và đề xuất các biện pháp để cải tạo thực trạng.

1.4 Quan điểm thực tiễn.

v   Nội dung.

Quan điểm này đòi hỏi NCKHGD phải bám sát thực tiễn phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Nghiên cứu giáo dục là nghiên cứu khám phá các hiện tượng giáo dục, tìm ra bản chất, quy luật phát triển của chúng, để cải tạo chúng, phục vụ cho mục đích giáo dục con người.

v   Cách thực hiện.

-        Phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, những cản trở trong thực tiễn giáo dục và lựa chọn trong số đó những vấn đề cấp thiết làm đề tài nghiên cứu.

-        Phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn giáo dục, tìm được bản chất của chúng.

-        Luôn bám sát thực tiễn với giáo dục làm sao cho lí luận và thực tiễn luôn gắn bó với nhau. Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm những lí thuyết khoa học giáo dục để kiểm nghiệm lí thuyết, từ đó mà ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.

-        Lí luận giáo dục và thực tiễn giáo dục phải song hành.

v   Ý nghĩa

-        Quán triệt quan điểm này giúp cho người nghiên cứu thấy rõ thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, động lực, là tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình NCKHGD.

-        Quan điểm này chỉ rõ nghiên cứu và ứng dụng là hai mắt xích của chu trình NCKH- nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

-        Quán triệt quan điểm này vừa có lợi cho khoa học, vừa có lợi cho thực tiễn.

II. Đề tài

Đề tài 1. : Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên Khoa Ngoại Ngữ- ĐHTN?

v   Lí do chọn đề tài.

Học tập là cách thức mà con người tiếp nhận tri thức, lĩnh hội tinh hoa văn hóa của các thế hệ đi trước một cách có chọn lọc, để làm giàu tri thức cho bản thân mình và áp dụng những thành tựu của ông cha vào cuộc sống. Học tập giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách con người, hướng con người tới cái chân- thiện – mĩ. Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói “ học tập là một việc suốt đời” và “trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Tri thức chính là chìa khóa vạn năng của cuộc sống. Chúng ta muốn học tập tốt phải đề ra những giải pháp, những cách học mới hiệu quả. Trên thực tế văn hóa học tập của chúng ta còn rất kém, nhất là học sinh, sinh viên. Họ thường thiếu ý thức tích cực trong học tập, chủ yếu là học vẹt, học thuộc lòng, học chống chế. Đặc biệt đối với sinh viên KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN, sinh viên cần phải tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức để hình thành những kĩ năng kĩ xảo. Tuy nhiên văn hóa học tập của sinh viên KNN- ĐHTN còn nhiều hạn chế, đa số sinh viên còn thụ động trong việc học tập, đến lớp thường hay làm việc riêng hoặc ngủ gật, sinh viên chỉ nắm vững được kiến thức lí thuyết, còn yếu kém về mặt ứng dụng thực hành. Xuât phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên khoa ngoại ngữ- ĐHTN”.

v   Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng văn hóa học tập của sinh viên khoa ngoại ngữ- ĐHTN từ đó đề xuất một số các biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cũng như chất lượng đào tạo giáo dục.

v   Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

-        Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên.

-        Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên khoa ngoại ngữ- ĐHTN.

v   Giả thuyết khoa học.

Giáo dục văn hóa học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong việc học tập của sinh viên. Hiện nay văn hóa học tập của sinh viên còn yếu kém ở nhiều mặt, nhiều phương diện, chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp giáo dục văn hóa học tập phù hợp với sinh viên khoa ngoại ngữ- ĐHTN thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng của việc giáo dục văn hóa học tập toàn diện cho sinh viên.

v   Nhiệm vụ nghiên cứu.

-        Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề “ biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên”.

-        Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng về văn hóa học tập của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN.

-        Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao văn hóa học tập cho sinh viên KNN-ĐHTN.

v   Giới hạn đề tài.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ở 3 lớp chuyên ngành: Sư phạm anh, cử nhân anh, sư phạm trung- anh k36 của KNN-ĐHTN.

v   Phương pháp nghiên cứu.

-        Nhóm phương pháp lí luận: phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài nhằm xây dựng được hệ thống lý luận về văn hóa học tập.

-        Nhóm phương pháp thực tiễn:

üPhương pháp quan sát: chúng tôi tiến hành tham dự buổi sinh hoạt, thực hành môn khẩu ngữ- bút ngữ để quan sát biểu hiện văn hóa học tập của sinh viên.

üPhương pháp điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra bằng anket với hệ thống câu hỏi đóng, mở để khảo sát thực trạng văn hóa học tập của sinh viên.

üPhương pháp đàm thoại: chúng tôi tiến hành phỏng vấn trao đổi với sinh viên, giáo viên về thực trạng của văn hóa học tập

ü Lấy ý kiến chuyên gia:

-        Nhóm phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu, nhằm kiểm chứng mức độ tin cậy của đề tài.