Các văn bản về an toàn bức xạ hạt nhâng năm 2024
Viện Nghiên cứu hạt nhân là đơn vị đầu tiên ngoài Cục ATBX&HN được cấp phép đào tạo đầy đủ 14 nội dung an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ. Đến học tại Viện NCHN, học viên không chỉ được học các nội dung theo chương trình quy định mà còn được thực tập trên các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn bức xạ trong các phòng thí nghiệm chuyên về an toàn bức xạ với các loại thiết bị và nguồn phóng xạ khác nhau. Học viên sau khi tham dự khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BKHCN. Chứng nhận là cơ sở để nhân viên bức xạ nộp hồ sơ xin cấp phép tiến hành công việc bức xạ. Chương trình đào tạo được chia thành 14 nội dung cho phù hợp với từng loại hình công việc. Lĩnh vực y tế:
Lĩnh vực chiếu xạ và chụp ảnh phóng xạ:
Lĩnh vực nghiên cứu thăm dò, khai thác và chế biến quặng phóng xạ, chất phóng xạ:
Vận hành, bảo dưỡng thiết bị soi chiếu và phân tích:
Sử dụng các nguồn phóng xạ kín hoặc hở trong các phòng thí nghiệm, hoặc khác các mục đích trên:
Nhân viên bức xạ làm việc trong các cơ sở hạt nhân:
Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ:
Phụ trách an toàn bức xạ tại cơ sở (dành cho người đã hoặc sắp được bổ nhiệm), nội dung chỉ gồm các kiến thức bổ sung về quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở nên người học phải có 1 trong các chứng chỉ thuộc các nội dung từ 1-13 và đang còn hiệu lực. Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (1996) là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam thiết lập cơ chế quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ. Năm 2008, nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình điện hạt nhân, Quốc hội đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử, nội dung của Luật không còn hạn chế ở an toàn bức xạ mà mở rộng sang các vấn đề an ninh và thanh sát hạt nhân. Theo đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật NLNT (sửa đổi). Chính phủ cũng đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa dự án Luật NLNT (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 2026. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 1794/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2023 ban hành Kế hoạch chi tiết lập Đề nghị xây dựng Luật NLNT (sửa đổi). Trong quá trình xây dựng Luật NLNT (sửa đổi), việc tham khảo các hướng dẫn của Cơ quan NLNT quốc tế (IAEA) là hết sức quan trọng. Đặc biệt là tài liệu hướng dẫn - SSG16 “Establishing the safety infrastructure for a nuclear power program - thiết lập cơ sở hạ tầng an toàn cho chương trình điện hạt nhân” với 10 nguyên tắc cơ bản sau:
Các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra nhưng hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn.
Các đơn vị phải luôn chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đối với các sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân.
Đối chiếu với các quy định tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có 3 nguyên tắc (4, 5, 6) liên quan tới bảo vệ chống bức xạ và 2 nguyên tắc (8, 9) liên quan tới phòng ngừa, sẵn sàng và ứng phó sự cố bức xạ là được phản ánh trong Luật NLNT. Còn lại, các nguyên tắc số 1, 2, 3, 7 và 10 chưa được thể hiện rõ hoặc chưa được đề cập tới trong Luật NLNT. Cụ thể: Tại nguyên tắc 1 và 2, các quy định này chưa được phản ánh đầy đủ trách nhiệm, tinh thần, trong đó có yêu cầu: chính phủ phải thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xa, bao gồm cả việc đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý này. Nguyên tắc số 7 chưa được thể hiện trong Luật NLNT vì chưa có những điều khoản liên quan tới quản lý lâu dài các thanh nhiên liệu đã cháy, chưa có chính sách đóng góp tài chính cho việc xử lý nhiên liệu đã cháy và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân nhằm giảm thiểu những khó khăn và bảo đảm an toàn cho thế hệ sau. Đồng thời, chưa có quy định liên quan tới quản lý chất thải NORM (các vật liệu tự nhiên chứa các nguyên tố phóng xạ) và TENORM (các vật liệu tự nhiên chứa các nguyên tố phóng xạ đã được tăng cường nồng độ phóng xạ do quá trình công nghệ). Bên cạnh đó, nguyên tắc số 3 cũng chưa được quy định rõ trong Luật NLNT hiện nay, nguyên tắc số 3 cần thực hiện nhiều vấn đề như: i) thiết lập hệ thống quản lý an toàn hiệu quả và vai trò của lãnh đạo; ii) xây dựng văn hóa an toàn; hệ thống dịch vụ quốc gia; iii) chia sẻ kinh nghiệm thực hành tốt, quản lý sự cố, yếu tố con người và các yếu tố liên quan tới vận hành; iv) quy định đào tạo, giáo dục chuyên môn về trình độ chuyên môn tương xứng và phù hợp với trách nhiệm được giao; v) thường xuyên tiến hành đánh giá thực hành an toàn ở các cấp. Khi các nguyên tắc này chưa được đề cập tới thì cũng có thể nói rằng chúng ta chưa có chính sách về các vấn đề đó. Thiếu những chính sách này hệ thống luật khó bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; đôi khi còn làm cho bức tranh quản lý phức tạp hơn. Đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách phù hợp với bối cảnh hiện nay Như đã nêu ở trên, các nguyên tắc số 1, 2, 3, 7 chưa được thể hiện, đề cập rõ ràng trong Luật NLNT. Trong bối cảnh Luật NLNT đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đưa ra các chính sách phù hợp và có hiệu lực lâu dài, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau: Đối với các nguyên tắc số 1, 2, 3, cần bổ sung các quy định trong Luật NLNT liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, pháp nhân có cơ sở bức xạ, công tác quản lý an toàn tại các cơ sở hoạt động. Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng cơ chế báo cáo trực tiếp của cơ quan pháp quy về an toàn, an ninh hạt nhân cho Chính phủ và Quốc hội bằng cách khi điện hạt nhân bắt đầu đi vào vận hành, cơ quan pháp quy hạt nhân sẽ trực thuộc Thủ tướng và chịu sự giám sát của Quốc hội. Đối với nguyên tắc số 7, Việt Nam cần nghiên cứu và xây dựng những quy định pháp luật liên quan tới vấn đề quản lý chất thải và cơ chế đóng góp tài chính. Cụ thể là: Thứ nhất, Chính phủ cần thành lập cơ quan quản lý chất thải phóng xạ để chuẩn bị địa điểm, nghiên cứu công nghệ xử lý, chôn chất thải phóng xạ; xây dựng cơ chế đóng góp tài chính cho chôn, cất giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, quản lý nhiên liệu đã cháy. Thứ hai, cần có các quy định liên quan quan tới tháo dỡ các cơ sở bức xạ, thiết lập quỹ tháo dỡ lò phản ứng, cơ sở hạt nhân. Quỹ này phải được tích lũy ngay từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất điện. Vì sao phải thành lập quỹ này? Đó là vì chi phí cho việc tháo dỡ lò phản ứng và các thiết bị liên quan rất đắt và tốn kém; việc tạo quỹ tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân là nhằm không tạo ra những gánh nặng cho thế hệ sau. Quỹ này thuộc nhà sản xuất điện và họ phải có nghĩa vụ đóng góp theo sản lượng điện họ sản xuất và chỉ được sử dụng khi tiến hành tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân. Thứ ba, cần có các quy định cụ thể liên quan tới quản lý chất thải NORM và TENORM, quy định cụ thể về quản lý chất thải NORM và TENORM giúp đảm bảo các vật liệu chứa nguyên tố phóng xạ được xử lý và vận chuyển một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc và ngăn chặn sự lan truyền của chất thải phóng xạ trong môi trường. Bên cạnh đó, việc có các quy định cụ thể về quản lý chất thải NORM và TENORM giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế của IAEA liên quan đến an toàn hạt nhân và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, những người làm việc trực tiếp với bức xạ đòi hỏi trách nhiệm cao để giảm thiểu sự cố bức xạ, hạt nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và môi trường thì phải được cấp giấy phép hành nghề đặc biệt. Một số công việc quan trọng như người vận hành lò phản ứng trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề đặc biệt phải trải qua kỳ thi sát hạch quốc gia. Trong chiếu xạ y tế, những người trực tiếp đưa xạ vào con người cũng có trách nhiệm rất lớn liên quan tới bảo đảm an toàn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Có thể khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung chính sách về an toàn bức xạ góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng NLNT, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và người dân về ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như là căn cứ để các cơ quan, tổ chức liên quan ở trung ương và địa phương quản lý an toàn, an ninh, chủ động phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. |