Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing quốc tế

Hoạt động marketing của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, mỗi ngành nghề đặc thù marketing sẽ khác nhau chưa kể với những môi trường quốc tế với văn hóa tiêu dùng khác. Trong khi có một số những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của các doanh nghiệp thì cũng có những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ cần phải tự mình thích ứng để nhằm mục đích tránh bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của các yếu tố này. Các yếu tố bên ngoài và bên trong này kết hợp lại với nhau và nó sẽ tạo thành một môi trường marketing. Có nhiều loại môi trường Marketing, một trong số đó là môi trường Marketing quốc tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu môi trường Marketing quốc tế là gì cũng như đặc điểm và phân loại môi trường maketing?

Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing quốc tế

Tư vấn luật trực tuyếnmiễn phí qua tổng đài điện thoại:1900.6568

1. Tìm hiểu về môi trường Marketing:

Ta hiểu về maketing như sau:

Ta thấy rằng định nghĩa marketing rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, marketing giống như một cầu nối kết nối giữa người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người có nhu cầu.

Marketing hiện nay bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu. Bên cạnh đó giúp duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị.

Ta hiểu về môi trường Marketing như sau:

Môi trường marketing bao gồm các yếu tố bên trong (nhân viên, khách hàng, cổ đông, các nhà bán lẻ và phân phối cùng các yếu tố khác) và các yếu tố bên ngoài (chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, kinh tế cùng các yếu tố khác) xung quanh việc kinh doanh và nó có ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

Theo Philip Kotler định nghĩa như sau: Môi trường marketing của công ty bao gồm các tác nhân và lực lượng bên ngoài hoạt động tiếp thị ảnh hưởng đến khả năng quản lý tiếp thị để xây dựng và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu.

Lý do marketing quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp:

Xem thêm: Dịch vụ đi kèm là gì? Quyết định marketing về dịch vụ kèm theo sản phẩm?

Marketing hiện nay đóng vai trò trụ cột trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không thực hiện marketing có nghĩa doanh số bán hàng của bạn khó mà cao bằng đối thủ.

Marketing có vai trò giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp:

Nếu các doanh nghiệp không triển khai khâu marketing, khách hàng khó mà tiếp cận được thông tin của doanh nghiệp. Hay nói chung là tất cả hàng hóa dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp.

Các chiến lược marketing cũng giống như cầu nối cung cấp đến khách hàng thông tin liên quan đến mọi sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, tiếp thị hay marketing chính và giải pháp hiệu quả nhất để mỗi doanh nghiệp truyền tải thông tin đến với khách hàng. Từ đó giúp hỗ trợ tốt cho quá trình xây dựng thương hiệu, định hình chỗ đứng trên thị trường.

Marketing có vai trò mở rộng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp:

Môi trường kinh doanh ngày một có sự cạnh tranh quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó để để tạo thế ngang bằng với doanh nghiệp lớn nếu không có chiến lược marketing phù hợp.

Trong thời đại công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mễ như hiện nay, đơn vị kinh doanh nhỏ hoàn toàn có thể tạo thế cân bằng nhờ một chiến lược marketing tốt.

Xem thêm: Kiểm tra, đánh giá và điều khiển marketing là gì? Đặc điểm

Bởi marketing hiệu quả hay không sẽ không quyết định hết bởi việc các chủ thể có thể chi ra bao nhiêu tiền. Nhưng thay vào đó điểm cốt yếu của các chiến lược hiệu quả sẽ nằm ở cách vận dụng chiến lược tiếp thị.

Như vậy rõ ràng, marketing đã giúp mở rộng cơ hội cạnh tranh công bằng cho mọi nghiệp. Và người hưởng lợi nhất vẫn là khách hàng.

Vì khi đó, mỗi bên cung cấp phải không ngừng nâng cao chất lượng mặt hàng, thiết lập hệ thống phân phối để người mua dễ tiếp cận nhất.

Marketing có vai trò giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng khi làm marketing:

Để nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, marketing chính là cầu nối liên kết hai bên lại với nhau. Trong trường hợp này, marketing giữ nhiệm vụ duy trì mối quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu.

Khâu tiếp thị cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm dịch vụ. Mặc dù hiện tại họ chưa có nhu cầu với mặt hàng các doanh nghiệp cung cấp nhưng đến một thời điểm nào đó, họ sẽ tìm lại sản phẩm của thương hiệu quen thuộc.

Khi đã tạo tự lực mối quan hệ vững chắc giữa bên mua và bên bán, doanh số bán hàng của doanh nghiệp đương nhiên sẽ tăng.

Mặt khác, tỷ lệ chuyển khách hàng tiềm năng thành thành khách hàng chính thức chắc chắn cao hơn khi không triển khai marketing.

Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? Đặc điểm và các hình thức marketing trực tiếp

Marketing có vai trò giúp các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn:

Với các hình thức tiếp thị truyền thống, doanh nghiệp hiện nay cũng rất khó để có thể tương tác trực tiếp với khách hàng.

Tuy nhiên với marketing ở thời đại hiện nay, người mua và bên cung cấp sẽ tương tác với nhau khá thuận lợi. Chính nhờ sự tương tác kịp thời đã giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách nhanh hơn đối tượng khách hàng tiềm năng.

Trong đó việc kết hợp giữa truyền thống trên các công cụ tìm kiếm và hệ thống mạng xã hội đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận một lượng người dùng khổng lồ. Và rất nhiều trong số này có khả năng trở thành khách hàng chính thức.

Làm marketing giúp nâng cao doanh số bán hàng:

Mọi hoạt động kinh doanh đều là để hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm được điều đó, doanh số bán hàng đương nhiên cần phải cao.

Các hoạt động marketing là giải pháp hiệu quả nhất để để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Marketing có vai trò giúp doanh nghiệp tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp:

Xem thêm: Môi trường marketing vĩ mô là gì? Đặc điểm và phân loại

Thương hiệu hay chính là danh tiếng của doanh nghiệp tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động. Để xây dựng một thương hiệu mạnh đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp trong đó không thể thiếu đi khâu marketing.

Marketing có vai trò giúp tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn:

Hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi biết kết hợp với marketing. Nhờ có hoạt động marketing mà danh sách khách hàng mới sẽ ngày càng được mở rộng động.

Làm marketing không nhất thiết phải thực hiện các chiến dịch rầm rộ, hao tiền tốn của. Tiếp thị trong thời đại 4.0 hướng đến đối tượng người dùng trên các nền tảng số.

2. Tìm hiểu về môi trường Marketing quốc tế:

Môi trường Marketing quốc tế được hiểu như sau:

Môi trường Marketing quốc tế được hiểu là tập hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.

Môi trường Marketing quốc tếtrong tiếng Anh là gì?

Môi trường Marketing quốc tếtrong tiếng Anh làInternational Marketing Environment.

Xem thêm: Mô hình Maxi Marketing là gì? Các bước trong mô hình Maxi Marketing

Phân loại môi trường Marketing quốc tế:

Thứ nhất: Phân chia môi trường Marketing quốc tế căn cứ vào phạm vi doanh nghiệp:

+ Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:

Môi trường tài chính doanh nghiệp (Financial environment).

Môi trường nhân sự (Personal environment).

Môi trường công nghệ (Technical environment).

Môi trường văn hoá doanh nghiệp (Enterprise Culture).

+ Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các yếu tố doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát và khống chế. Với các yếu tố này, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời và xây dựng các chính sách Marketing cho phù hợp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:

Kinh tế (Economic enviroment).

Nhân khẩu học (Demographic enviroment).

Tự nhiên (Natural enviroment).

Văn hoá (Cultural enviroment).

Chính trị luật pháp (Political & Legal enviroment).

Công nghệ (Technological enviroment).

Cạnh tranh (Competitive enviroment).

Thứ hai: Phân chia môi trường Marketing quốc tế căn cứ vào khả năng kiểm soát của doanh nghiệp có thể chia thành các yếu tố sau:

+ Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được (Controlable Environment).

+ Các yếu tố môi trường quốc gia doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được (Domestic Uncontrolable Environment).

+ Các yếu tố môi trường quốc tế doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được (For Uncontrolable Environment).

Thứ ba: Phân chia môi trường Marketing quốc tế dựa trên khả năng và phạm vi tác động, môi trường marketing quốc tế có thể được phân chia thành các yếu tố sau:

+ Các yếu tố tác động trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.

+ Các yếu tố môi trường quốc gia có tác động vi mô.

+ Các yếu tố môi trường quốc gia có tác động vĩ mô.

+ Các yếu tố môi trường có tác động trên phạm vi nhiều quốc gia.

Ngoài những cách trên, hiện nay cũng có một số cách phân chia môi trường khác.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường marketing quốc tế:

Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động vào doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định hợp thành môi trường ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chính vì có tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên việc nghiên cứu môi trường là rất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Khác với các tổ chức xã hội khác, hoạt động của doanh nghiệp, xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, không mang tính độc lập. Mỗi một doanh nghiệp như là một khâu quan trọng trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Ranh giới và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường cũng rất linh hoạt theo mô hình hệ thống mở.

Các doanh nghiệp sẽ cần sử dụng, thu hút các nguồn lực bên ngoài với tư cách là các yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp cần đưa các yếu tố đó vào quá trình sản xuất, dưới tác động của các yếu tố nội tại của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra các sản phẩm đầu ra thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội.