Cách bảo quản ngó khoai

Nếu dùng mỡ động vật để xào rau, tốt nhất ta nên cho vào chảo trước rồi mới xào rau, làm như vậy sẽ có thể giảm bớt lượng hữu cơ có hại cho sức khỏe con người còn rớt lại trong mỡ. Nếu dùng dầu lạc để xào, ta cũng phải cho muối trước rồi mới cho rau, bởi vì trong dầu lạc có thể có loại mốc hoành khúc mà muối có thể diệt được các loại mốc có hại này. Để làm cho rau xào hợp khẩu vị, lúc đầu chỉ nên cho một ít muối, sau khi rau chín mới cho thêm. Nếu dùng dầu đậu, dầu trà hay dầu cải, thì phải cho rau trước rồi mới cho muối thì thành phần dinh dưỡng có trong rau mới khỏi bị mất đi.

Mùa hè ta thường hay thích ăn nộm, khi làm nộm nếu ta cho một lượng bia vừa phải vào trộn đều với nộm, món nộm của chúng ta sẽ thơm ngon hơn.

Các loại rau xanh như rau chân vịt, rau cải, rau muống... nếu có lá hơi bị vàng nhưng vẫn còn ăn được, khi luộc ta cho thêm ít muối, lá rau sẽ xanh trở lại.

Khi xào súp lơ, nếu ta cho một thìa sữa bò vào để xào cùng thì súp lơ sẽ trắng ngần mà mùi vị lại thơm ngon.

Khi làm nộm có cà chua, ngoài việc cho đường vào nộm ta không nên quên cho thêm một ít muối vào cà chua, như vậy vị chua trong cà chua sẽ được giảm bớt mà món nộm lại đậm đà dễ ăn.

Sau khi đã bật nắp rượu nho, nếu để quá lâu rượu sẽ thành giấm có hương thơm của nho. Nếu ta dùng rượu này để làm salad, món salad sẽ rất thơm ngon, hấp dẫn.

Tất cả các món ăn nóng nếu cần cho giấm, trước khi bắc nồi xuống, ta nên để giấm chảy dọc theo thành nồi xuống thì hương vị món ăn sẽ đậm đà hơn so với đổ giấm trực tiếp vào thức ăn.

Đậu cô ve muối là món ăn hàng ngày quen thuộc của người dân Trung Quốc. Món ăn này cũng tương tự như món dưa, cà muối của chúng ta vậy, chỉ khác là không dùng nước mà trực tiếp dùng muối để muối mà thôi. Khi muối món đậu quả này, ta cần phải làm theo các bước sau:

- Chọn đậu hái vào buổi sáng sớm còn tươi non.

- Cho muối vào bóp nhẹ đậu, đợi khi thấy bắt đầu ướt tay thì cho đậu vào vại (chú ý không được cho lẫn vào với quả đậu bị dập vỡ hoặc bị sâu cắn).

- Nén chặt đậu thành từng lớp và rắc lên trên cùng một ít muối (nén như muối dưa , cà), cuối cùng đậy kín vại lại.

Cách này là trực tiếp dùng nước tiết ra từ đậu để muối, chứ không dùng nước gì khác để tránh đậu bị ngâm trong nước, dẫn đến nhanh hỏng. Món đậu sau khi muối thành phẩm sẽ vàng ruộm, giòn, có thể để trong một năm dùng dần mà không sợ bị hỏng.

Bất kể làm món chua ngọt gì, ta chỉ cần dựa theo tỉ lệ 2 phần đường, 1 phần giấm, như vậy nước chua ngọt sẽ đạt được độ chua ngọt thích hợp.

Khi muối dưa, dưa rất dễ có váng mà váng chính là một loại mốc có hại cho sức khỏe con người. Để khử hết váng trong vại dưa, ta lấy 250g đậu tằm khô, rang chín để nguội, dùng vải thưa đùm đậu tằm lại rồi cho vào vại dưa, ngày hôm sau khi lấy ra, bạn sẽ thấy váng trong vại dưa sẽ không còn nữa.

Khi thái ớt, hành thường bị cay mắt, nếu trước khi thái, ta cho ớt hoặc hành vào ngăn đá tủ lạnh để một lúc hoặc nhúng dao vào nước lạnh, cũng có thể để một chậu nước lạnh bên cạnh vừa thái vừa nhúng dao, như vậy sẽ giảm bớt được bị cay ở hành và ớt.

Xào ớt rất dễ bị cay, sau khi cắt ớt xong ta nên dùng dầu và muối đảo qua ớt rồi đập vào chảo một quả trứng làm thành món trứng bọc ớt, vị cay sẽ bớt đi rõ rệt.

Nếu ta đem ớt tươi vùi vào trong tro bếp (tro đốt bằng vỏ cây), ớt sẽ giữ được lâu mà không bị hỏng, cho dù vào giữa mùa đông giá rét ta cũng có ớt tươi để ăn. Hoặc cho ớt tươi vào ngăn đông tủ lạnh bảo quản, ớt vẫn giữ được độ tươi mà không bị héo.

- Nếu canh nấu bị mặn, ta có thể dùng vải thưa hoặc vải xô bọc một ít cơm chín thả vào nồi canh, cơm sẽ hút đi các phần tử muối có trong canh, làm giảm bớt vị mặn của canh.

- Canh quá mặn, ta cho thể thái vài lát khoai tây cho vào nồi đun cùng, canh chín vớt khoai tây ra ngay. canh sẽ bớt mặn.

- Với canh bị mặn, ta có thể cho vài miếng đậu phụ hoặc cà chua vào cùng nấu, hiệu quả giảm mặn cũng không kém gì so với khoai tây.

Khi canh quá nhiều mỡ hoặc dầu, ta có thể rắc một ít tảo tía (hay còn gọi là tảo cao hay rau cao) đã được nướng qua vào canh, canh sẽ không còn béo nữa.

- Thức ăn bị mặn, ta có thể cho vào thức ăn một lượng đường vừa phải, thì thức ăn sẽ đỡ mặn hơn, vì đường sẽ có tác dụng làm giảm độ mặn của muối.

- Khi thức ăn mặn quá, ta cũng có thể cho vào thức ăn một ít giấm, vị mặn cũng sẽ giảm đi nhiều.

- Ngoài 2 cách trên, ta còn có thể cho thức ăn vào ngâm trong nước có pha với một chút rượu trắng, thức ăn cũng giảm được vị mặn một cách đáng kể.

Nếu thức ăn bị chua quá, ta có thể cho vào thức ăn một ít rượu gạo, vị chua sẽ được giảm bớt một cách rõ rệt.

Nếu dưa bị quá mặn hoặc quá cay, ta nên thái nhỏ dưa, rồi ngâm vào nước pha với rượu theo tỉ lệ 50%, vị mặn và cay của dưa sẽ giảm bớt, mùi vị lại hấp dẫn hơn.

Củ cải, mướp đắng là các loại rau có vị chát và đắng, bởi vậy sau khi thái xong, ta nên cho một ít muối vào để ngâm một lúc, sau đó vắt nước rồi mới xào nấu, như vậy vị đắng, chát sẽ giảm đi. Ngay cả đối với rau chân vịt, trước khi nấu cũng nên chần qua, như vậy rau sẽ ngọt hơn khi xào nấu.

Củ cải sau khi thái để vào ngăn làm đá ở tủ lạnh làm đông lạnh một thời gian, sau đó đem ra nơi có ánh nắng phơi khô. Làm cách này, món củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn, mùi vị lại độc đáo.

Trước khi hấp hay luộc củ cải, ta nên thái nhỏ củ cải ra, rồi theo tỉ lệ 300:1 để cho giấm vào cùng với củ cải, sau đó mới cho lên nồi luộc hoặc hấp, như vậy mùi trong củ cải sẽ không còn nữa.

- Bảo quản trong hố đất: Bỏ ra tất cả củ cải bị sâu đục, sứt sát, những củ bị nứt và những củ quá nhỏ, số còn lại cắt bỏ đầu đuôi. Đào một hố sâu 1m, rộng 1m, xếp nghiêng củ cải theo thành hố, đầu hướng xuống dưới, đuôi hướng lên trên. Xếp lần lượt, cứ 1 tầng củ cải, 1 tầng đất dày khoảng 10cm (chú ý tìm loại đất sạch), tổng cộng xếp tất cả 4 tầng. Nếu hố đất quá khô, ta có thể tưới lên trên một ít nước. Sau khi tầng trên cùng được xếp xong, ta cần phải dựa theo sự thay đổi của thời tiết để tăng dần độ dày của lớp đất trên cùng. Thời tiết ấm áp lấp ít đất, trời giá rét lấp nhiều đất, đảm bảo đến khoảng trước hoặc sau tiểu hàn thì lấp xong đất, đất tổng cộng dày 1m. Những củ cải đảm bảo chất lượng, trước khi cho xuống hố đất không bị chịu nóng, sau khi cho vào hố không bị chịu lạnh thì có thể cất giữ đến tận thượng tuần tháng 3 năm sau cũng không bị hỏng.

- Cách bảo quản bằng bùn: Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn vàng nhão 1 vòng, đảm bảo dính được 1 lớp bùn ở bên ngoài củ cải. sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ. Nếu đắp thêm 1 lớp đất ẩm ở bên ngoài đống củ cải thì càng tốt.

- Bảo quản bằng cách xếp củ cải xung quanh thùng (chum) đựng nước: để 1 thùng (chum) đựng nước trong phòng, trong thùng đổ đầy nước, đưa củ cải xếp đống xung quanh thùng, đắp thêm 1 lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên của cải là được.

Cà rốt sau khi đã gọt vỏ, ta cho vào nồi đựng khô ráo, đậy lên trên một mảnh khăn ướt, như vậy có thể giữ tươi được trong vòng khoảng 3 tiếng.

Nếu hành tây bị đông lạnh, ta đem hành ngâm vào nước lạnh, cho vài hạt muối, một lúc sau hành sẽ tươi trở lại.

Nếu rau xanh ta mua về ăn một bữa không hết còn lại một ít, trong trường hợp không có tủ lạnh, ta có thể cho rau vào trong lá bắp cải già khô bọc kín buộc lại, để nơi râm mát, chú ý không được phun nước hoặc để nước dây vào, như vậy rau cũng có thể tươi thêm được 1 thời gian.

Hành tây sau khi thái xong nếu ta trộn thêm 1 ít bột mỳ, khi xào xong hành sẽ có màu vàng ruộm rất hấp dẫn, khi ăn lại giòn. Còn nếu ta cho một ít rượu nho trắng vào khi xào hành tây, hành sẽ không bị sợ cháy.

Khi cạo vỏ khoai sọ hoặc khoai môn, da tay thường hay bị ngứa. Khi gặp phải trường hợp này, ta có thể đưa tay lên bếp lửa hơ một lúc, hoặc cho vài giọt giấm vào chậu nước sôi rồi rửa, một lúc sau tay sẽ hết ngứa. Nếu không, ta xoa một ít dầu gió vào tay hiệu quả cũng tốt bằng 2 phương pháp trên.

Khi xào ngó sen, ngó sen thường hay bị thâm đen, nếu chúng ta vừa xào, vừa cho ít nước lã vào, thì ngó sen khi xào xong sẽ giữ được nguyên màu sắc trắng ngần ban đầu.

Khi thái cà để nấu, chúng ta phải chú ý thái xong cho cà vào nước để ngâm ngay, nếu không cà bị oxi hóa thâm đen lại.

Trước khi gọt vỏ khoai tây, ta đem khoai tây ngâm vào nước nóng một lúc, rồi lại cho vào nước lạnh, khi vớt ra khoai sẽ rất dễ cạo vỏ.

Lượng dinh dưỡng có trong vỏ khoai tây rất phong phú, bởi vậy khi gọt vỏ khoai tây chú ý gọt càng mỏng càng tốt. Để gọt được vỏ mỏng, ta cần làm theo cách nói trên. Còn nếu muốn cho khoai được trắng, gọt xong vỏ khoai tây phải cho ngay vào trong nước, sau đó cho vào trong nước vài giọt giấm, như vậy khoai sẽ trắng ra.

Khi luộc khoai tây, nếu ta cho thêm vào nước một ít sữa bò, khoai tây sẽ rất thơm mà khi luộc xong khoai lại không bị vàng.

Khi xào khoai tây, ta phải đợi cho khoai tây chuyển màu rồi mới được cho muối và bật lửa to, nếu không lớp bên ngoài xung quanh miếng khoai sẽ bị cứng, nước khoai chảy ra dính với dầu, khi xào xong khoai dễ nát, ảnh hưởng đến hương vị và thẩm mỹ của món ăn.

Trước hết đem khoai tây đông lạnh ngâm vào trong nước lạnh, tiếp đó cho khoai vào nước sôi có pha với một thìa giấm để ngâm cho đến lúc nước nguội thì vớt ra để chế biến. Làm như vậy khoai tây sau khi xào sẽ không bị có mùi.

Nếu để khoai tây cùng với khoai lang, nếu khoai lang không bị cứng ruột thì khoai tây cũng bị nảy mầm, mà khoai tây đã nảy mầm thì rất có hại cho sức khỏe không thể ăn được.

Khi nấu rong biển, nếu ta cho vào một ít kiềm ăn, natri cacbonat (NaHCO3) hay một ít giấm thì rong biển sẽ mềm nhanh, cũng có thể cho vào cọng rau chân vịt, rong biển cũng sẽ nhanh nhừ.

Dùng nước gạo ngâm các loại đồ ăn khô như rong biển khô, măng khô,... thì sẽ làm cho nhanh nở, khi nấu lại chóng nhừ.

Trước khi chế biến rong biển khô, ta nên cho rong biển khô vào đun cách thủy nữa tiếng, sau khi vớt ra dùng bột kiềm ăn bóp một lượt, bóp xong dùng nước lã ngâm 2-3 tiếng, sau đó đưa lên nấu, như vậy bất kể là xào hay nấu canh, rong biển đều giòn và không có mùi tanh.

- Dùng nước gạo đun sôi ngâm mộc nhĩ sẽ nở to, mềm, mùi vị thơm ngon.

- Dùng nước lã ngâm mộc nhĩ sẽ rất giòn.

Mộc nhĩ đen dễ dính đất, cát, và mạt gỗ, để rửa mộc nhỉ cho sạch, ta có thể dùng nước muối (trọng lượng nước nước muối bằng 1/10 trọng lượng mộc nhĩ) để rửa, khi rửa vò đều nhẹ tay, chờ nước chuyển đục thì dùng nước sạch rửa lại cho đến khi nước trắng là được.

Cho nấm đã được rửa sạch và thái xong vào ngâm trong nước ấm pha với đường trong vòng 12 giờ (nước và đường có tỉ lệ như sau: 1kg nước ấm hòa với 25g đường). Nấm được ngâm vào nước có cho đường vừa hấp thụ nước nhanh, giữ được hương vị, mà sau khi nấu nấm lại ngọt và thơm.

Chúng ta cần lưu ý đặc trưng của nấm độc là: Màu sắc sặc sỡ đẹp mắt, khi hái về đổi màu, bóp nước ra đục như sữa bò. Nấm không độc đa số có màu trắng, màu nâu nhạt, màu giấy cũ, bóp nước ra nước trong như nước lọc.

Trong rau kim châm tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể sau quá trình oxy hóa sẽ trở thành một loại độc tố mạnh, do vậy khi chế biến rau kim châm cần phải chú ý trước khi ngâm phải dùng nước sôi trần qua, bỏ nước ngâm rau đi, khi nấu phải nấu cho thật chín mới được ăn.

Trước tiên ta cho măng khô vào nồi (các loại nồi kim loại) đổ đầy nước đun sôi 30 phút, sau đó chuyển sang lửa nhỏ để đun tiếp một lúc nữa rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Tiếp đó dùng nước gạo hoặc nước sôi để ngâm ăn dần, 2 - 3 ngày thay nước 1 lần, đến khi nấu thái thành miếng, miếng ăn sẽ rất mềm và thơm ngon.

Tổng hợp mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày.