Cách chăm lần như thế nào

  • Đời sống
  • Nội trợ

Thứ hai, 24/9/2012, 12:56 (GMT+7)

Chậu phong lan đặt trong phòng nên để ở nơi râm mát, không tưới quá nhiều nước. Hãy dùng rong rêu đã làm ẩm để phủ quanh gốc sẽ giúp chậu lan phát triển và cho nhiều hoa.

Nhiều người than rằng dù rất yêu hoa nhưng lại không thể nuôi được một chậu lan trong nhà vì không biết chăm nó thế nào. “Ôi tôi không thể trồng được cây trong nhà vì tôi không biết cách. Tôi có thể làm chúng chết mất”, đó là nỗi lo chung. Tuy nhiên trồng cây trong nhà không phải là việc khó khăn, chẳng hạn như chăm sóc chậu lan hồ điệp - một loài hoa tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái.

Sau đây, chuyên gia làm vườn P. Allen Smith (Mỹ) sẽ giúp bạn trồng một chậu lan hồ điệp trong nhà cho thật tươi tốt và có nhiều bông.

Cách chăm lần như thế nào

Một chậu lan hồ điệp trong nhà sẽ làm tổ ấm của bạn thêm sang trọng. Ảnh: Giongcaytrong.

Lan hồ điệp có nguồn gốc phương Đông, tên tiếng Anh là Phalaenopsis hay Moth orchird. Loài lan này cho hoa nhiều màu sắc khác nhau: trắng, tím, vàng, hồng... màu từ nhạt tới đậm. Hoa lan có đến hơn 35.000 chủng loại. Khi đặt trong nhà, những nhánh lan thanh mảnh sẽ góp phần làm cho mái ấm của bạn trở nên sang trọng hơn.

Khi bạn mua những lan từ cửa hàng, chúng thường được trồng sẵn trong chậu. Bạn sẽ thấy cây có những cái rễ nhỏ màu trắng, mập mạp và chắc khỏe. Trước hết phải đảm bảo cho thân cây được nương vào một chiếc que dựng đứng để cây không bị gãy. Chỉ nên tưới nước một tuần một lần là đủ, cũng có thể dùng những viên nước đá nhỏ đặt dưới rễ cây để giữ nước và đảm bảo đủ độ ẩm cho thân lan cũng như toàn bộ rễ.

Đầu tiên, bạn phải nghĩ bố trí đặt hoa ở đâu trong nhà để luôn đảm bảo đủ ánh sáng. Không nên để chậu lan hướng trực tiếp ra ánh sáng mặt trời, bởi nếu bị ánh mặt trời hướng tây chiếu trực tiếp, chúng sẽ không thể sống lâu được. Lan chỉ thích hợp với bóng râm để hoa luôn giữ được màu sắc tươi tắn và sống lâu hơn.

Tiếp theo, cho hoa vào chậu mới. Nếu cứ để lan trong chiếc chậu nhựa như lúc mua về trông sẽ không hấp dẫn. Vì thế nên "biến tấu" cho hoa vào một chiếc chậu gốm có màu sắc hài hòa với căn nhà của bạn.

Trước tiên, hãy lấy mấy cây lan ra khỏi chậu cũ, rồi cẩn thận đặt chúng vào chiếc túi nhựa rộng và cho vào trong chậu gốm. Lưu ý luôn giữ cho thân cây đứng thẳng trong quá trình di chuyển. Khi cho cây lan vào chậu, có thể dùng giấy báo để cố định thân cây. Khi trồng, sắp xếp để các cành hoa cùng hướng về một phía như thể đàn cá cùng bơi về một hướng, vậy mới đẹp.

Điều quan trọng nữa mà bạn cần để ý là giữ nhiệt độ cho cây. Hãy nhớ nhiệt độ nào làm cho bạn cảm thấy thoải mái thì cây hoa lan cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Hoa không thích nóng mà cũng chẳng ưa lạnh một chút nào. Đồng thời phải đảm bảo là bên trong chậu hoa luôn đủ độ ẩm.

Sau khi mọi công việc trồng cây hoàn tất, bạn mới tiến hành tháo những chiếc que chống ra khỏi thân cây lan. Nếu thấy thân cây nghiêng ngả không vững, bạn có thể lấy cành cây kiwi khô có đầu xoăn và dùng sợi dây điện để buộc thân lan vào cây kiwi để giữ dáng tự nhiên. Cuối cùng, hãy dùng rong rêu đã làm ẩm phủ quanh gốc của chậu lan rồi đặt chậu hoa trong phòng là được.

Xem clip hướng dẫn trồng, chăm sóc hoa lan hồ điệp trong nhà.

 Thoại Hà - Thi Ngoan

Quy trình chăm sóc lan sau khi ra hoa mới nhất

Mang vẻ đẹp thanh cao, thoát tục, hoa lan vốn được xem là nữ hoàng của các loài hoa. Thế nhưng sau mỗi lần cho hoa, cây lan sẽ bị kiệt sức, nếu không được chăm sóc đúng cách, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cây sẽ bị suy yếu dần mà chết.

Cách chăm lần như thế nào

Bạn có muốn biết cách chăm sóc lan sau khi ra hoa đúng kỹ thuật không? Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.

1. Vì sao phải chăm sóc lan sau khi ra hoa

Cũng như nhiều loài hoa khác, cây lan sẽ mất rất nhiều dinh dưỡng cho sự ra hoa, sau mỗi đợt hoa và nuôi hoa, khi hoa tàn là thời điểm lan rơi vào tình trạng kiệt sức trầm trọng và cần được chăm sóc, phục hồi.

Nếu bạn không chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng kịp thời, cây sẽ bị suy yếu, thiếu dinh dưỡng, phát triển kém sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công, mất sức và khó cho hoa lần sau hay tệ nhất là có thể dẫn đến tình trạng chết cây.

Cách chăm lần như thế nào

Để phục hồi cho lan thì bộ rễ chính là điều bạn cần quan tâm đầu tiên, vì rễ có khỏe mạnh thì cây mới sinh trưởng tốt được. Sau khi rễ được phục hồi thì cây có thể hấp thu, hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Vậy sau khi ra hoa, bạn phải chăm sóc cây lan như thế nào, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay nhé.

2. Cách chăm sóc lan sau khi ra hoa

Sau khi hoa lan đã tàn, điều bạn cần làm đó là theo dõi sự phát triển rễ mới, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, phân bón, nước tưới và phòng bệnh.

a. Xử lý cây lan

Đầu tiên, bạn cần cắt bỏ cành hoa lan đi, sau đó loại bỏ những lá mắc bệnh hoặc héo úa. Nếu lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa không quá 1/3 thì bạn giữ lại lá, chỉ dùng dao sắc cắt bỏ phần bị lá bị hỏng. Với các lá bị bệnh nhiều, vết bệnh đã loang rộng thì nên cắt bỏ hoàn toàn.

Cách chăm lần như thế nào

Tiếp theo, bạn xử lý bộ rễ của cây lan. Dùng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ tất cả các rễ thối, giữ lại các rễ còn khỏe, tươi xanh. Sau đó bạn sử dụng keo liền da Mỹ Tiến hoặc keo liền da Tree Seal bôi vào tất cả các vết cắt.

Rồi bạn đặt cây vào chậu lại, nếu giá thể đã cũ và mục nát bạn có thể tiến hành thay giá thể cho lan. Bạn có thể sử dụng một số loại giá thể như vỏ thông, hỗn hợp giá thể trồng lan

Cách chăm lần như thế nào

Lưu ý rằng bạn cần cố định gốc cây lan không cho lung lay bằng dây đồng hay dây thép bọc nhựa. Cuối cùng, phủ dớn cọng hay rêu rừng vào xung quanh chậu và vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để có thể quan sát sự phát triển của rễ cây.

b. Ánh sáng, nhiệt độ thích hợp và tưới nước

Nếu bạn đặt chậu trong nhà thì nên đưa cây ra ngoài chỗ thoáng mát, có nắng sáng, phù hợp nhất là có ánh sáng tới 9 giờ sáng, sau thời gian đó thì nên qua lưới che.

Không được để chậu quá ẩm ướt, bạn cần phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước trở lại để tránh nấm bệnh phát triển hại cây lan.

Cách chăm lần như thế nào

Thông thường vào mùa nắng thì bạn tưới nước 1 - 2  lần/ ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tưới phun sương nhẹ đên khi nước thấm vào toàn bộ chậu lan, và chỉ tưới nước lại khi thấy khô đáy chậu hoặc rễ lan khô trắng bề mặt.

Nếu mùa mưa thì sau khi khô chậu mới tưới lại. Tùy thuộc vào vị trí đặt chậu lan, có thể 2 - 3 ngày/ lần, hoặc có khi cả tuần mới khô chậu.

c. Phân bón phục hồi lan sau khi ra hoa

Sau khi lan ra hoa cần được cung cấp dinh dưỡng từ những loại phân bón nào để được phục hồi nhanh chóng? Vì giai đoạn này cây lan khá yếu, vì vậy phân bón hữu cơ chính là giải pháp cứu cánh tuyệt vời.

Để phục hồi bộ rễ đang bị kiệt sức, bạn tiến hành pha các loại với liều lượng như sau: 0,5ml ORG Hum + 1ml AcRoots + 4 giọt Dekamon với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể trồng. Phun đều đặn 5 - 7 ngày/ lần cho đến khi thấy rễ nhú đầu xanh thì ngừng lại.

Khi rễ đã nhú đầu xanh chính là lúc rễ đã dần phục hồi trở lại và có khả năng hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây. Lúc này bạn sẽ tiến hành cho cây ăn phân nhưng tuyệt đối không được sử dụng phân hóa học vào thời điểm này mà phải sử dụng phân hữu cơ. Vì bộ rễ cây mới phục hồi chưa đủ cứng cáp nếu sử dụng phân hóa học sẽ dễ làm xót rễ, rễ bị tổn thương.

Cách chăm lần như thế nào

Phân hữu cơ cần được cung cấp cho cây lúc này sẽ bao gồm: 1ml Powerfeed + 1ml Seaweed + 1ml Super Roots Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể. Mỗi tuần phun một lần giúp cây bung nhánh rễ, tạo mầm, nuôi dưỡng cây xanh tốt.

Với thời gian nuôi hoa khá dài, có nhiều cây bị rối loại sinh lý, dù đã được phục hồi nhưng mầm gốc lại bị chai cứng không bung được mầm. Để khắc phục tình trạng này bạn nên kết hợp dùng chế phẩm sinh học Ami Green giúp giải stress, phá vỡ miên trạng cho cây, nhanh chóng bung mầm, bật chồi.

⫸ Bạn mua combo dinh dưỡng phục hồi cho lan sau khi hoa tàn TẠI ĐÂY.

3. Cách chăm sóc lan sau khi cây đã hồi phục

Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, thì bạn có thể yên tâm chăm sóc cây như bình thường, bạn bắt đầu đưa cây lan ra nơi có thêm ánh sáng hay lưới che lan 60% ánh sáng để cây hoa lan có thể sinh trưởng và phát triển.

Bạn cần cung cấp dinh dưỡng cho cây lan đầy đủ và đa dạng từ nhiều loại phân hữu cơ khác nhau, điển hình là phân dê, phân dơi hay phân trùn quế viên nén...

Cách chăm lần như thế nào

Ngoài ra, bạn cần sử dụng kết hợp phân bón lá để giúp cây hấp thu dinh dưỡng toàn diện, phát triển đồng đều bằng Vitamin B1, dịch chuối, Seasol

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cung cấp dinh dưỡng cho lan qua các phân bón tan chậm như phân chì Nhật Bản Hi-Control, phân bón tan chậm Rynan

Cuối cùng, bạn cũng cần quan sát cây lan và thường xuyên phòng ngừa nấm bệnh để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, chuẩn bị ra hoa lần sau.

⫸ Xem thêm: Phân bón cho lan ở từng giai đoạn phát triển

⫸ Xem thêm: Top 5 phân bón hữu cơ tốt nhất cho lan

⫸ Xem thêm: Phân bón hữu cơ cho lan từ phụ phẩm nhà bếp

Hy vọng bài viết quy trình chăm sóc lan sau khi ra hoa sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phục hồi lan sau khi ra hoa cũng như lựa chọn phân bón phù hợp cho giò lan nhà bạn.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086