Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Canon DPP là phần mềm chuyên chỉnh sửa ảnh RAW. Phần mềm có nhiều ưu điểm như miễn phí, nhẹ và hiểu được thông số ảnh RAW của các máy ảnh Canon. Nên khi xem ảnh RAW trên DPP rất đẹp và giống hệt với ảnh JPG khi bạn chụp. Điều này khác hẳn khi xem trên Lightroom, Photoshop. Ảnh JPG được chuyển đổi từ DPP cũng chi tiết và chất lượng hơn so với ảnh JPG trên camera. Chúng ta cùng tìm hiểu cách chuyển một ảnh và hàng loạt ảnh RAW sang JPG với Canon DPP.

Nội dung bài viết

  • Chuyển hàng loạt ảnh RAW sang JPG
  • Đọc thêm

Chuyển 1 ảnh RAW sang JPG

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Lựa chọn tới thư mục chứa ảnh bạn muốn chuyển và chọn tiếp tới ảnh cần sử dụng. Sau đó nhấn vào File/Convert and Save

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Tại đây bạn có thể chọn lại định dạng muốn lưu, kích thước ảnh, chất lượng ảnh. Thông thường mình chỉ chọn thư mục và nhấn Save. Vì mặc định phần mềm luôn chọn chất lượng ảnh cao nhất có thể.

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Quá trình convert diễn ra khá nhanh, ảnh nhận được có dung lượng lớn và chất lương tốt hơn so với ảnh JPG trong camera. Như vậy là xong cách chuyển với 1 ảnh.

Chuyển hàng loạt ảnh RAW sang JPG

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Chọn tới thư mục cần chuyển và giữ shift để lựa chọn nhiều tấm ảnh. Sau đó chọn File/Batch process…

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Một bảng cài đặt hiện ra, cho biết số ảnh được chọn. Tại đây bạn lựa chọn thưc mục lưu trữ, chất lượng ảnh, độ phân giải muốn lưu. Mình chỉ chọn lại thư mục để tránh trùng với thư mục gốc.

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Bạn có thể chọn định dạng khác ngoài JPG. Sau đó nhấn vào Execute để bắt đầu chuyển đổi…

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Tùy số lượng và máy tính của bạn, thời gian convert có thể rất lâu. Như vậy mình đã chia sẻ cách convert hàng loạt ảnh RAW sang JPG bằng Canon DPP. Tuy mất thêm bước convert, nhưng ảnh JPG nhận được rất tốt. Chúc bạn làm tốt, hẹn gặp trong bài viết sau, cảm ơn.

Hướng dẫn sử dụng Photoshop chuyển đổi hàng loạt ảnh định dạng ảnh thô (RAW/NEF) sang định dạng JPEG thông dụng

Batch convert RAW files to JPEG with Photoshop

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

Để bảo đảm khả năng chỉnh sửa ảnh ở mức độ tối đa, nhiều người thường chụp ảnh KTS cùng lúc ở 2 định dạng ảnh thô RAW và JPEG. Định dạng ảnh thô cho phép tăng cường khả năng hậu chỉnh trên máy tính như chỉnh giá trị phơi sáng (EV), chỉnh nhiệt độ màu (color temperature), chỉnh cân bằng trắng (white balance), và nhiều hiệu ứng khác để khắc phục các sai sót trong quá trình cài đặt máy ảnh khi chụp, tuy nhiên định dạng ảnh thô không sử dụng (xem, in ảnh) được ngay trong nhiều trường hợp. Định dạng JPEG/JPG đã được phần mềm cài cứng trên máy ảnh nén lại với các hiệu ứng do người sử dụng cài đặt ngay trên máy ảnh. Với định dạng JPEG/JPG, ảnh có thể xem và in ảnh ngay.

Chụp ảnh KTS với 2 định dạng cùng lúc là một giải pháp an toàn và tiện lợi, tận dụng được tất cả các ưu điểm của từng định dạng. Tuy vậy, đôi khi việc cài đặt chụp ở cả 2 định dạng cũng có thể gây một số phiền toái, nhất là sẽ chiếm rất nhiều thẻ nhớ do kích cỡ ảnh lớn lại lưu ở 2 định dạng nên càng tốn thẻ nhớ; và nếu tốc độ truy xuất dữ liệu của máy ảnh hạn chế, thẻ nhớ sử dụng có tốc độ truy cập dữ liệu thấp sẽ khiến thời gian chờ đợi quá trình truyền dữ liệu từ bộ nhớ trong trên máy sang thẻ nhớ lâu, ảnh hưởng tới khả năng muốn chụp liên tục nhiều bức ảnh, đặc biệt chụp hàng loạt ảnh ở chế độ gói ảnh (bracketing).

Nhiều người muốn chụp ở định dạng RAW để có thêm cơ hội chỉnh sửa ảnh đẹp hơn nhưng lại rất ngại chuyển đổi từng ảnh từ RAW sang JPEG, nhất là trong trường hợp ảnh gốc đã có ánh sáng đẹp, do phải mất công mở từng ảnh RAW và lưu từng cái theo định dạng JPEG.

Tuy nhiên bạn đừng lo nếu bạn là người thích chụp ở định dạng RAW. Bạn cũng không cần chụp ở 2 định dạng RAW và JPEG cùng lúc mà chỉ cần chụp ở một định dạng RAW duy nhất vì sau đó có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi tất cả ảnh đã chụp sang định dạng JPEG thông dụng bằng chức năng xử lý ảnh hàng loạt có sẵn trên Photoshop. Sau đây là hướng dẫn để làm điều này.

Hướng dẫn chuyển đổi hàng loạt RAW sang JPEG

Đầu tiên, lưu toàn bộ các tệp ảnh RAW muốn chuyển đổi sang JPEG vào một thư mục nhất định. Rất có thể thư mục này chính là thư mục nằm trên thẻ nhớ của bạn khi lấy từ máy ảnh sau một lần đi chụp ảnh.

Sau đó, mở Photoshop (bản hướng dẫn sử dụng Photoshop CS3) và thực hiện các bước sau:

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

1. Mở File
2. Chọn mở Scripts
3. Chọn mở Image Processor…

Cửa sổ xử lý ảnh xuất hiện trên màn hình.

Cách chuyển ảnh raw sang jpg

4. Chọn thư mục chứa ảnh RAW bằng cách nhấn nút Select Folder và tìm tới thư mục lưu ảnh RAW đã xác định
5. Nếu muốn chỉnh sửa ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng cho một ảnh để từ đó làm mẫu cho toàn bộ các ảnh còn lại trong quá trình chuyển đổi, chọn Open first image to apply settings. Nếu đặt lựa chọn này, khi nhấn Run để chuyển đổi toàn bộ thư mục ảnh gốc, Photoshop sẽ mở ảnh đầu tiên để bạn chỉnh sửa ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng và các hiệu ứng khác (thường bằng plugin Camera Raw cài kèm Photoshop hoặc do người sử dụng cài thêm). Sau khi chỉnh sửa ảnh đầu tiên và nhấn Open Image trên cửa sổ Camera Raw, Photoshop sẽ tự động chuyển đổi tất cả các ảnh còn lại đúng theo các chỉnh sửa đã làm với ảnh mẫu đầu tiên. Đây là cách làm rất hữu dụng nếu toàn bộ ảnh trong một đợt chụp ảnh có chung một sai sót nào đó (ví dụ đặt nhầm phơi sáng, đặt sai cân bằng trắng, v.v…) hoặc đơn giản là bạn muốn chỉnh sửa cả loạt ảnh theo cùng một chế độ chỉnh sửa nhất định.
6. Chọn thư mục lưu ảnh sau khi chuyển đổi bằng cách nhấn Select Folder… và tìm tới một thư mục muốn lưu ảnh. Lưu ý: Chú ý kiểm tra dung lượng còn trên ổ cứng chứa thư mục chuyển đổi, bảo đảm quá trình chuyển đổi không bị lỗi do ổ cứng đã đầy. Mỗi tệp ảnh JPEG ở chất lượng cao nhất (với máy ảnh cảm biến cúp nhỏ APS-C) thường vào khoảng 4-6 MB hoặc bằng 1/3 – 1/5 kích cỡ tệp ảnh RAW.
7. Chọn định dạng tệp ảnh mới muốn chuyển đổi, thông thường là JPEG/JPG nhưng cũng có thể lựa chọn định dạng PSD hoặc TIFF tùy theo mong muốn.
8. Chọn chất lượng ảnh bằng cách nhập chỉ số chất lượng vào ô Quality. Đối với ảnh JPEG, chỉ số chất lượng cao nhất là 12 (nên luôn luôn sử dụng chất lượng cao nhất). Lưu ý: Ảnh chất lượng cao hơn có kích cỡ tệp ảnh lớn hơn.
9. Nếu muốn thay đổi kích cỡ ảnh, có thể chọn Resize to fit và nhập kích cỡ chiều ngang (Width) và chiều dọc (Height). Đây là chức năng tiện dụng nếu bạn có ý định sử dụng ảnh để đăng tải lên các trang web. Tuy nhiên, với các trường hợp còn lại, nhất là để sau này in phóng ảnh thì không nên sử dụng chức năng chỉnh sửa kích cỡ này.
10. Có thể lựa chọn các hiệu ứng khác cho quá trình chuyển đổi gồm chạy các hiệu ứng tự động (actions) như chỉnh sửa hiệu ứng tối góc ảnh (vignette), thêm chữ ký (watermark), chuyển ảnh sang đen trắng (grayscale), v.v… và thêm thông số ICC.

Cuối cùng, nhấn nút Run (trên cùng bên phải). Lúc này bạn chỉ còn việc pha một ly cà-phê hay lau chùi lại ống kính và máy ảnh sau một ngày chụp ảnh thú vị và chờ đợi cho Photoshop hoàn tất quá trình chuyển đổi còn lại.