Cách đặt lệnh cắt lỗ trong chứng khoán

Sử dụng phân tích kỹ thuật là cách phổ biến khi thiết lập điểm cắt lỗ và chốt lời trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, phân tích cơ bản cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm.

Xác định điểm cắt lỗ và điểm chốt lãi

Điểm cắt lỗ là mức giá mà nhà đầu tư quyết định bán một cổ phiếu vàchịulỗ trong giao dịch. Điều này thường xảy ra khi tình hình cổ phiếu diễn ra không theo ý muốn. Điểm cắt lỗ giúpnhà đầu tưngăn chặn và hạn chế tổn thất trước khi chúng nghiêm trọng hơn.

Ngược lại, điểm chốt lời là mức giá mà tại đó nhà đầu tư bán một cổ phiếu và chốt lời khi giao dịch. Nhà đầu tư nên nghĩ đến việc chốt lời khi cổ phiếu không còn triển vọng tăng giá.

Ví dụ: Nếu một cổ phiếu đã đạt đỉnh sau một đợt tăng giá lớn, các nhà đầu tư cần bán trước khi chúng dần giảm giá.

Khi nào nên cắt lỗ?

Nhà đầu tư nổi tiếng Philip Fisher cho rằng thời điểm bán ra một cổ phiếu là khi nhà đầu tư nhận ra nhận định ban đầu của mình về doanh nghiệp là sai lầm, xu hướng đi xuống ở các yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc khi nhà đầu tư tìm thấy một cổ phiếu tuyệt vời hơn.

Cách cắt lỗ thông dụng và đơn giản nhất là bán ra khi cổ phiếu giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua. Tỉ lệ này tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người cũng như độ biến động (volatility) của từng loại cổ phiếu. Nhiều người giới hạn mức lỗ ở mức 5%-8%. Nên nhớ đừng coi thường các khoản lỗ nhỏ vì nếu chúng liên tiếp xảy ra và dồn lại thì tính "sát thương" rất lớn. Bởi vậy, nếu liên tục phải cắt lỗ thì nhà đầu tư nên nghiêm túc xem lại phương pháp đầu tư của mình.

Cách thứ 2 là cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu. Các vùng hỗ trợ trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline (đường xu hướng), các đường trung bình động (MA) nói chung là những mức giá có lực cầu mạnh.

Cáchxác định điểm cắt lỗ hiệu quả

Đường trung bình động (MA) là cách phổ biến nhất để thiết lập các điểm cắt lỗ. Chúng dễ tính toán và được theo dõi rộng rãi. Các đường trung bình động chính bao gồm: Đường trung bình 5, 9, 20, 50, 100 và 200 ngày. Thông qua đường MA, nhà đầu tưxác định xem giá cổ phiếu đã đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự chưa.

Cách khác để xác định điểm cắt lỗ hay chốt lời là dựa trên đường thể hiện xu hướng (trendline) ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nếu giá thủng các vùng hỗ trợ này, (đặc biệt kèm khối lượng lớn), rất có thể xu hướng của cổ phiếu đã thay đổi và nhà đầu tư nên nhanh chóng đóng vị thế. Lệnh cắt lỗ nên được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.

Cách cắt lỗ này đòi hỏi nhà đầu tư phải xác định được đâu là những hỗ trợ trọng yếu.

Một vài lưu ý khi sử dụng đường trung bình động

Nhà đầu tư nên sử dụng các đường trung bình để phù hợp với phạm vi giá mục tiêu. Ví dụ: Sử dụng đường trung bình động lớn cho các mục tiêu dài hạn để giảm lượng tín hiệu được tạo ra.

Mức cắt lỗ không được quá 1,5 lần phạm vi biến động từ cao đến thấp.

Nếu giá cổ phiếu không biến động quá nhiều, thì các điểm cắt lỗ nên được thắt chặt.

Nhà đầu tư nên tận dụng các sự kiện cơ bản như công bố kết quả kinh doanhlàm khoảng thời gian quan trọng đểmua vào hoặc bán ravì sự biến động và không chắc chắn có thể tăng lên.