Cách đầu tư bitcoin ở việt nam

Mục lục bài viết

  • 1. Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo, bitcoin ?
  • 2. Bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không ?
  • 3. Tư vấn về việc mở công ty kinh doanh tiền ảo (bitcoin và cryptocurrency) ?
  • 4. Mua bán tiền ảo trong game có vi phạm pháp luật không ?
  • 5. Dùng tiền ảo vào cá cược và dự đoán trúng thưởng có vi phạm pháp luật ?
  • 6. Có được phép kinh doanh tiền ảo không ?
  • 7. Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác

1. Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo, bitcoin ?

THưa luật sư, Bạn ơi mình được biết là từ 1/1/2018 việc sử dụng Bitcoin ở Việt Nam là bị cấm. Không biết thông tin này có đúng sự thật không? Nếu Việt Nam cấm thì mình mua bán ở nước ngoài được không, với số lượng Bitcoin mà mình đang có thì phải xử lý như thế nào ?

Mình xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tiền ảo, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

K6, K7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặtvề thanh toán không dùng tiền mặt

"6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này."

Như vậy, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm Séc, Lệnh chi, Ủy nhiệm chi, Nhờ thu, Ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN. Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.

Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50-100 triệu đồng:

"6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;

c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

Bên cạnh đó, theo Bộ luật hình sự 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018, người nào thực hiện các hành vi trong đó có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản từ 100 -300 ngàn đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

NHNN cũng đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảođến văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo:

"tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư."

Như vậy tại Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo cũng như Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nếu phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.

2. Bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không ?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: hiện nay, tôi thấy có nhiều đồng tiền ảo như webmoney, perfectmoney, onecoin ...ví dụ như tôi có một trong những đồng tiền ảo trên em bán cho người mua trên mạng để nhận về VND, vậy như thế có phải phạm pháp không ạ? Nếu phạm pháp thì vào tội danh gì ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự tư vấn của các quý luật sư!

Cách đầu tư bitcoin ở việt nam

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Trước hết, bạn cần hiểu rõ như thế nào là tiền ảo? Trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề tiền ảo. Tôi có thể cung cấp một số thông tin về tiền ảo cho bạn như sau:

Hệ thống tiền ảo được chia làm ba loại như sau:

Loại 1: hệ thống tiền ảo dùng trong game online

Loại 2: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm ảo, dịch vụ ảo mà không dùng để mua những sản phẩm thật hay dịch vụ thật.

Loại 3: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm dịch vụ thật và ảo.

Liberty Reserve là một trong các loại tiền ảo, là tiền ảo thuộc loại 3, đã gây rung động thế giới trong thời gian qua với tội danh rửa tiền lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay. Có thể Liberty Reserve không phải là một đồng tiền ảo duy nhất hiện nay, bên cạnh Liberty Reserve còn có các đồng tiền ảo khác như tiền Paypal, Bitcoin,…. Ở Việt Nam thì có Bảo Kim, Ngân Lượng… Liberty Reserve thực chất là công cụ rửa tiền cho thế giới ngầm.

Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Tai Việt Nam thì việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức không cấm cũng không cho. Tiền ảo không phải là không có ưu điểm nhưng cũng không phải không mang bất kỳ rủi ro nào.

Hiện nay, hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không. Hiện tại, người ta đang rất khó xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua Liberty Resever có phải là tiền bất hợp pháp hay không nên cũng không thể xác định các đối tượng kinh doanh "tiền ảo" có rửa tiền hay không. Do đó, bên cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về tội kinh doanh trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền.

Do vậy, với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã có thể xác định nên hay không nên kinh doanh “tiền ảo”. Và do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên tôi chưa thể cung cấp chính xác các văn bản pháp luật mà bạn đang quan tâm.

3. Tư vấn về việc mở công ty kinh doanh tiền ảo (bitcoin và cryptocurrency) ?

Xin chào luật sư. Tôi là một người đang sinh sống và làm việc tai canada. Thông qua các trang mạng, và nhiều sự giới thiệu từ những người bạn, tôi có cơ hội biết đến Công ty Luật minh khuê nên rất mong mỏi được các luật sư tư vấn về một số vấn đề về việc mở công ty ở việt nam.

Tôi có những câu hỏi cần được tư vấn về thủ tục và vấn đề pháp lý liên quan đến mô hình kinh doanh tiền ảo ( bitcoin và cryptocurrency), nếu tôi mở một sàn giao dịch tiền ảo ở Việt Nam. Vấn đề cụ thể như sau:1/ tôi và bạn bè sẽ mở một sàn giao dịch tiền ảo (exchange), giúp người dùng mua và bán coin qua mạng internet thông qua website và những ứng dụng trên điện thoại như nền tảng ios (apple) và androild ( google). Chúng tôi đang dự định sẽ thành lập công ty ở mỹ hoặc canada, sau đó sẻ mở văn phòng ở việt nam nếu các vấn đề pháp lý như thuế, và quyền lợi của công ty được chính phủ và luật pháp việt nam chấp nhận và bảo vệ ?

2. Nếu luật pháp việt nam không chấp nhận kinh doanh tiền ảo một cách chính thống ( mở công ty hoặc văn phòng đại diện). Liệu rằng chúng tôi có thể kinh doanh hoàn toàn online thông qua các ứng dụng điện thoại và website. Bởi vì theo tôi được biết thì ở Việt Nam, hiện tại đang có một sàn giao dịch tên remitano, nơi người mua và người bán được kết nối với nhau, và rất nhiều người việt đã và đang sử dụng ứng dụng này tuy rằng nó chưa có công ty hay văn phòng ở Việt Nam ( trụ sở của nó ở bên úc, theo tôi tìm hiểu), và tôi cũng được biết là họ mua thông qua thẻ của ngân hàng vietcombank ?

3. Nếu luật pháp Việt Nam chấp nhận việc mở một sàn giao dịch tiền ảo, tôi sẽ chọn Công ty Luật Minh Khuê đại diện bảo vệ pháp lý cho công ty chúng tôi ở Việt Nam. Và trong trường hợp như vậy, tôi cũng có một số câu hỏi thêm là: liên kết ngân hàng ở việt nam để thanh toán online có khó khăn về pháp lý và thủ tục hay không?

Xin cảm ơn luật sư.

Best regard,

Cách đầu tư bitcoin ở việt nam

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ- CP quy định:

“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.

Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.

Do vậy, việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp như đồng tiền ảo Bitcoin là hành vi bị cấm, do vậy bạn sẽ không thành lập được doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề này theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp, bạn thành lập một công ty ở nước ngoài kinh doanh ngành nghề trên thì bạn cũng không lập được Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 150 - 200 triệu đồng theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, Ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

2. Bộ Tài chính:

- Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

- Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

3. Bộ Công an:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

4. Bộ Công Thương:

- Phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.

5. Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo. Không đưa các thông tin gây tâm lý bất lợi về tiền ảo, Bitcoin.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao:

- Chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan tới việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo.

4. Mua bán tiền ảo trong game có vi phạm pháp luật không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện nay các game đổi thưởng trá hình rất nhiều, cho em hỏi em mua bán tiền trong các game đó có vi phạm pháp luật không ạ ? Em cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư cảu chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:

Theo điều 3, Thông tư 24/2014/TT-BTTTTbộ thông tin và truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng quy định

Điều 3. Quy định chi tiết những hành vi bị cấm trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP

1. Nhập khẩu, sản xuất, cung cấp, quảng cáo, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử có nội dung thể hiện:

a) Hình ảnh, âm thanh, hành động giết người, tra tấn người tàn ác, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; hành động làm đứt, rời các bộ phận trên cơ thể người; hình ảnh máu me ghê sợ; hình ảnh, âm thanh, hành động khiêu dâm, dung tục, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ;

b) Hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em;

c) Các hành vi vi phạm khác được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

2. Quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

3. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Căn cứ vào khoản 3 điều này thì hoạt động mua bán tiền trông game là bị cấm và vi phạm pháp luật hình sự. Tùy vào mức độ mà có thể bị sử phạt theo quy định tại điều 321,322 của Bộ luật hình sự 2015.

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Dùng tiền ảo vào cá cược và dự đoán trúng thưởng có vi phạm pháp luật ?

Kính chào Luật Minh Khuê, mình có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Theo luật pháp Việt Nam hiện hành thì tiền ảo có các loại sau đây Hệ thống tiền ảo được chia làm ba loại như sau:

- Loại 1: hệ thống tiền ảo dùng trong game online

- Loại 2: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm ảo, dịch vụ ảo mà không dùng để mua những sản phẩm thật hay dịch vụ thật.

- Loại 3: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm dịch vụ thật và ảo.

Mình muốn hỏi là nếu đem hai loại tiền trên dùng để cá cược hoặc dự đoán trúng thưởng có bị coi là phạm pháp không ? Nếu là phạm pháp thì nó nằm ở điểm khoản nào ?

Mình xin chân thành cảm ơn!

Cách đầu tư bitcoin ở việt nam

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo là sự thể hiện giá trị dưới dạng điện tử mà giá trị này có thể giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương thức điện tử và có chức năng trung gian trao đổi, thước đo giá trị và tích luỹ giá trị nhưng không được công nhận là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào. Tiền ảo không được phát hành và đảm bảo bởi bất kỳ quốc gia và thực hiện các chức năng trên chỉ bằng thoả thuận trong nhóm cộng đồng người sử dụng tiền ảo.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo có khả năng chuyển đổi có thể phân thành hai loại tiền là tiền ảo tập trung và tiền ảo phi tập trung, Tiền ảo tập trung là đồng tiền có một tổ chức kiểm soát, quản lý duy nhất, tức là có bên thứ ba kiểm soát hệ thống tiền ảo đó. Tổ chức này phát hành tiền ảo, thiết lập các quy định sử dụng tiền ảo, duy trì một sổ cái ghi chép giao dịch trung tâm và có quyền thu hồi lại tiền ảo.

Tỷ lệ quy đổi của tiền ảo loại này có thể dao động tuỳ theo cung, cầu đối với đồng tiền ảo đó hoặc được tổ chức quản lý hệ thống gắn chặt với một giá trị cố định quy theo tiền pháp định hoặc vật lưu trữ giá trị thực tế như vàng… Hiện nay, phần lớn các giao dịch tiền ảo đều liên quan tới loại tiền ảo tập trung này như E-gold (đã ngừng hoạt động), Liberty Reserve gắn với USD/Euro (đã ngừng hoạt động).

Đáng chú ý, Bitcoin là đồng tiền ảo nổi tiếng nhất nên Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp… Ngân hàng Nhà nước khẳng định, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, có thể coi là trái pháp luật.

Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận dùng tiền ảo để cá cược hoặc dự đoán trúng thưởng có bị coi là phạm pháp hay là không. Tai Việt Nam thì dùng tiền ảo để cá cược hoặc dự đoán trúng thưởng ở mức không cấm cũng không cho. Tiền ảo không phải là không có ưu điểm nhưng cũng không phải không mang bất kỳ rủi ro nào.

Hiện nay, dùng tiền ảo để cá cược hoặc dự đoán trúng thưởng tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không. Hiện tại, người ta đang rất khó xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua Liberty Resever có phải là tiền bất hợp pháp hay không nên cũng không thể xác định các đối tượng khi được nhận giải thì sẽ sử dụng tiền đó như thế nào, có rửa tiền hay không. Do đó, bên cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về việc sử dụng tiền ảo trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền.

Do vậy, với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã có thể xác định nếu đem hai loại tiền trên dùng để cá cược hoặc dự đoán trúng thưởng không thể bị coi là phạm pháp. Và do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên tôi chưa thể cung cấp chính xác các văn bản pháp luật mà bạn đang quan tâm.

6. Có được phép kinh doanh tiền ảo không ?

Kính chào các Quý luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện nay việc kinh doanh trên mạng bùng nổ rất lớn, giao dịch trên mạng đồng nghĩa với việc sử dụng các đồng tiền ảo như Perfect Money hay Webmoney. Hiện nay tôi rất hoang mang về vấn đề này: Pháp luật Việt Nam không có 1 bộ luật nào quy định về việc kinh doanh tiền ảo, vì thế nếu tôi mua bán tiền ảo sẽ bị quy kết vào việc kinh doanh trái phép.
Chính vì thế tôi muốn xin giấy phép kinh doanh về vấn đề này, làm sao để tôi có thể sử dụng đồng tiền ảo được pháp luật công nhận. Không bị cơ quan chức năng phạt hành chính do kinh doanh trái phép.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê.
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư
Người gửi: Van

Cách đầu tư bitcoin ở việt nam


Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Hiện nay loại tiền ảo chưa được cho phép được giao dịch ở việt nam bởi không hề có văn bản pháp luật nào điểu chỉnh vấn đề này. Tiền ảo hay kinh doanh tiền ảo chỉ được ngân hàng nhà nước đề cập đến trong một số khuyến cáo. Vì vậy, việc kinh doanh loại tiền này bị coi là kinh doanh trái phép và đồng nghĩa với việc bạn không thể được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này. Nếu bạn vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh này bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 159 Bộ Luật hình sự năm 1999 ( Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) như sau:

" Điều 159. Tội kinh doanh trái phép

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng."

Bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan đến tiền ảo trên website Công ty Luật Minh Khuê: Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?

7. Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác

Đây là nội dung cơ bản của chị thị 10/CT-TTg ngày 11/04/2018, theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật;

Tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan đến tiền ảo; Bộ Tài chính chỉ đạo công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật; Hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo. Luật Minh Khuê giới thiệu toàn văn văn phản này:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

SỐ 10/CT - TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2018

CHỈ THỊ

Về tăng cường quản lý các hoạt liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác

-----------

Thời gian qua, các cơ quan quan lý đã đưa ra nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo (Sau đây gọi tắt là tiền ảo), cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền,tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo...) vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

a) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Bộ công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

2. Bộ tài chính:

a) Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

b) Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

c) Chủ trì, phố hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu ,quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

3. Bộ công an:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

b) Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của tác tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông quan tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

4. Bộ Công Thương:

a) Phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

b) Chủ trì, phố hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.

5. Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo.

b) Phối hợp với Bộ tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biên pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo. Không đưa các thông tin gây tâm lý bất lợi về tiền ảo, Bitcoin.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh ,thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao:

a) Chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền của các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt độg huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

b) Tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan tới việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo./.

Nơi nhận:

- Ban bí thư trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các phó Thủ tướng CP;

- Các bộ: Tư pháp, Công An, Công Thương, Tài chính, Thông tin & Truyền thông;

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

- UBND Các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- VPCP: BTCN, các CCN, Trợ lý TTg,

các Vụ: TH, TKBT, KGVX, NC, TGĐ Cổng TTĐT

- Lưu: VT, KTTH (3b). M.Cường

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162.

Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật Minh Khuê