Cách ghép cây sam

Hiện nay, việc ghép cây đang được nhiều người chơi cây cảnh ở nước ta áp dụng. Bởi, nó không chỉ mang lại sự đẹp mắt mà còn thể hiện tính nghệ thuật lẫn phong thủy cao. Tuy nhiên, việc ghép cây đòi hỏi nhiều kỹ thuật nữa. Theo chân, Hoacanhquangvy.com để biết cách ghép cây sanh tuyệt đẹp, đặc biệt là cách ghép rễ cây vào đá.

Kỹ thuật ghép cây là gì?

Thực chất, kỹ thật ghép cây là phương pháp dùng để nhân giống cây trồng hiệu quả ở nước ta. Với phương pháp này sẽ giúp cho cây trồng được tăng khả năng sinh trưởng, độ chống chịu cho cây chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt.

Đồng thời, kỹ thuật này còn khắc phục được sai lầm khi cắt tỉa cây trồng hoặc những loại cây có sự đột biến xấu đi. Sử dụng phương pháp này còn đem lại sự tạo hình cho cây thêm phần đẹp hơn hẳn so với tự nhiên.

Đặc biệt, cây sanh là loại cây bonsai dễ ghép nhất trong số các loại cây cảnh. Vì thế, nhiều người chơi cây cảnh thường áp dụng ghép cây cho loại cây này.

Các cách ghép cây sanh bonsai cực đẹp

Mỗi loại cây sẽ có những cách ghép khác nhau. Dựa vào từng đặc điểm, kích thước, độ chịu đựng, mà sẽ áp dụng cách ghép phù hợp.

Kỹ thuật ghép cây sanh rễ ôm đá cực đẹp

Có lẽ, cách ghép cây sanh theo kiểu ôm đá mới được nhiều người biết đến và sử dụng để tạo bonsai cho cây cảnh. Vậy, cách ghép này có gì đặc biệt?

Cách ghép cây sam
Bộ rễ cây sanh ôm đá cực đẹp

Thực ra, ghép cây sanh rễ ôm đá là phương pháp dùng để rễ cây được bám vào trong đá và dần dần biến vào trong đất. Sau khi rễ bắt đầu tìm nguồn dưỡng chất thì chúng sẽ phát triển quanh đá và tạo ra một kiểu dáng vô cùng đẹp.

Dụng cụ chuẩn bị

Trước tiên, không thể không nhắc đến những hòn đá có hình dáng đẹp để làm điểm tựa cho cây sanh. Thứ hai là, lựa chọn cây sanh có hệ thống rễ dài, rộng đảm bảo chắc chắn trong quá trình ghép cây.

Ngoài ra, một số dụng cụ cần thiết khác để có thể ghép cây sanh ôm đá đẹp như kéo, dao lõm, dây nhựa, Tùy từng người mà có thể chuẩn bị thêm một số dụng cụ khác.

Quy trình thực hiện ghép cây xanh ôm đá

Khi các cây đã đủ rễ thì hãy cắt bỏ phần rễ dư thừa. Sau đó, bạn sử dụng nước để rửa sạch phần rễ và tránh không làm tổn thương các phần rễ còn lại. Tiếp theo, đặt cây xanh đã đã rửa sạch lên trên đá ta chọn trước đó, không nên để rễ dồn về một phía sẽ trông xấu đi.

Các kẻ hở trên đá thì nên đặt các rễ vào và trộn đất, cát và phân chuồng rồi trám lên lớp mỏng để cố định được rễ trên đá. Cuối cùng, sử dụng dây nhựa quấn chặt lại và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Về việc tưới nước thì hạn chế lại, do rễ cây còn yếu và nhỏ nên cần tùy từng thời tiết mà có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Đợi một thời gian sau, khi rễ cây bắt đầu bám chặt vào đá thì bắt đầu tháo lớp dây quấn. Thường, bạn cũng nên tỉa cành và uốn nắn để cho ra những tạo hình đẹp.

Kỹ thuật ghép cành cây sanh bằng ốc vít

Đối với kiểu ghép cây này thường áp dụng cho những cây thân to và xấu. Cách ghép cây sanh này cũng khá đơn giản và dễ làm. Bạn chỉ cần sử dụng những cây sanh to, xấu và dùng cưa để loại bỏ phần xấu đó đi. Lựa chọn cành cây sanh đẹp nối lại thông qua ốc vít là có thể hoàn thiện rồi. Mặc dù, cách ghép nối này không quá khó và cầu kỹ nhưng nó lại để vết sẹo xấu cho cây sau này.

Kỹ thuật ghép mắt cây sanh

Hầu như, cách ghép mắt này được nhiều người sử dụng trong cây cảnh. Ngoài ra, kỹ thuật này khá là đơn giản và dễ dàng thực hiện.

Cách ghép cây sam
Phương pháp ghép mắt cây sanh

Quy trình ghép mắt cây sanh được tiến hành cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, lựa chọn mắt ghép ngang để dễ dàng trong việc ghép cây
  • Hai là, dùng dao tạo một khoảng trống trên cây sanh chọn làm cố định để gắn ghép mắt. Nên tạo khoảng rống hơi rộng để sau này sẽ có những vết sẹo trên cây trông thật đẹp hơn
  • Tiếp theo, sử dụng dây buộc hoặc ni lông buộc chặt mối ghép lại với nhau. Lưu ý, thao tác cần nhanh và chính xác để có thể đảm bảo đạt yêu cầu
  • Cuối cùng, theo dõi vết ghép của cây, nếu cành ghép liền vào phần ghép cây thì có thể tháo dây cố định.

Việc mối ghép liền với nhau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, tình trạng cây, Sau khi tháo dây buộc thì tránh đụng chạm hoặc uốn cây, do cây còn quá yếu.

Kỹ thuật ghép xâu chỉ cây sanh

Về kỹ thuật ghép ghép xâu chỉ ở cây sanh đem lại tỷ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, hạn chế của nó chính là để lại seo sau khi ghép nối thành công.

Quá trình thực hiện cách ghép xâu chỉ cho cây sanh được thực hiện khá phức tạp hơn so với các cách ghép nối khác. Cụ thể, nó được thực hiện như sau:

  • Lựa chọn một nhánh cây sanh dài để có thể xuyên qua thân cây gốc bằng lỗ khoan
  • Sử dụng khoan để khoan một lỗ xuyên qua thân cây. Bạn nên khoan phần ra cao hơn phần vào để sau này vết ghép của cây có sẹo có thể để ở phía sau
  • Phần nhánh cây cần cắt hết lá, tránh tuốt lá sẽ ảnh hưởng đến mầm lá ở nách
  • Cuối cùng thoa lớp keo liền ở đầu ra và đầu vào để có thể tránh nước làm ảnh hưởng đến vết ghép

Quá trình ghép xâu chỉ ở cây sanh được thành công khi phần đầu ra to hơn đầu vào, tức là cành ghép được dính liền với thân ghép.

Kỹ thuật ghép áp cây sanh

Phương pháp ghép áp thường sử dụng ít trong việc ghép cây cảnh. Thông thường, phương pháp này thường áp dụng cho việc tạo thêm cành, chỉnh sửa lại nhánh hoặc tạo ngọn cho có những kiểu dáng thật đẹp.

Về phương pháp ghép áp cây sanh thì thực hiện cũng nhanh và dễ dàng. Cụ thể, các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn cành ghép và gốc ghép khách hàng ưa ý nhất và tạo một vết cắt có kích thước tầm 8 10 cm tương tự nhau.
  • Bước 2: Áp hai vết cắt của cành ghép và gốc ghép lại với nhau và sử dụng dây ni lông cuốn kín và chặt để cố định gốc ghép và cành ghép với nhau.
  • Bước 3: sau khoảng tầm 1 2 tháng thì có thể tháo dây ni lông ra và tiến hành cắt ngọn của gốc ghép lại.
  • Bước 4: Cuối cùng, đợi khoảng tầm 7 10 ngày sau khi tháo dây ni lông cuốn quanh thì có thể tiến hành cắt phần gốc cành ghép để hoàn chính một mẫu ghép cây sanh thật đẹp.

Trên đây là những cách ghép cây sanh để tạo ra mẫu ghép thật đẹp. Hy vọng, mọi người có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp để tạo kiểu cho cây cảnh của mình. Chúc các bạn thành công!