Cách giâm cành xoài

Các kỹ thuật

  • Chăn nuôi (567)
  • Trồng trọt (1182)
  • Nuôi trồng thủy, hải sản (488)
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (141)
  • Môi trường nông thôn (34)
  • Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (395)
  • Tri thức khoa học khác (118)
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến :120
Tổng truy cập :133,641
Cách giâm cành xoài
Cách giâm cành xoài
Cách giâm cành xoài
Cách giâm cành xoài
Cách giâm cành xoài
Cách giâm cành xoài

Trồng trọt

Kỹ thuật nhân giống cây xoài

Để nhân giống cây xoài cần tiến hành một số bước sau: chọn trái, xử lý hạt, gieo hạt, bầu dưỡng, trồng, ghép gốc, giâm cành. Một số phương pháp nhân giống vô tính điển hình cho phép nâng cao hệ số nhân giống xoài tỷ lệ thành công cao: ghép bo, ghép mắt chữ H (mắt ghép có gổ), ghép cành treo bầu cải tiến


Để nhân giống cây xoài bà con có thể tiến hành một số thao tác sau:

Đầu tiên chọn trái tốt và đạt độ già trên cây xoài cho trái ổn định, đạt năng suất cao phẩm tốt. Hạt sau khi đã rữa sạch, dùng dao tách phần vỏ hạt, gở lớp vỏ lụa bên trong, xử lý bằng dung dịch thuốc trừ nấm Benlate C, Copper B trong 5 phút. Hạt gieo ngay trên mặt líp ươm cách nhau 10 cm, đặt nằm nghiêng, phần lưng quay lên trên, sau 2-3 tuần cây cao chừng 10 cm và lá đủ già tách ra để lấy được nhiều cây, loại bỏ cây yếu (cây hữu tính). Sau đó vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi đem trồng. Nếu dùng làm gốc ghép giâm với khoảng cách 30 x 60 cm ngoài liếp ươm.

Nhân giống bằng cây tháp: Tháp mắt và tháp cành được sử dụng rộng rãi. Một số phương pháp nhân giống vô tính điển hình cho phép nâng cao hệ số nhân giống và tỷ lệ thành công cao:

- Ghép bo: (bo: mắt ghép là miếng vỏ của cành giống chỉ mang 1 mầm duy nhất và không có gổ dính kèm) là phương ghép mắt phổ biến ở miền Nam. Gốc ghép: có đường kính khoảng 1,2 cm.Vỏ có màu xám và tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép có thể là dạng chữ U hay U ngược. Gốc ghép trong vòng 1 năm tuổi là vừa vặn. Mắt ghép: cách tách bo chiếm vị trí quan trọng nhất trong cách ghép này.Tránh làm bo bị dập, xây xát. Kích thước chữ U trên gốc ghép chỉ nên lớn hơn kích thước mắt ghép 1 chút. DâyPE quấn mối ghép được mở ra sau khi ghép 25-30 ngày. Kích thích mắt nẩy mầm bằng cách cắt ngọn gốc ghép ở ngày thứ 35 sau ghép.

- Ghép mắt chữ H (mắt ghép có gổ): Gốc ghép: đường kính gốc ghép phải lớn hơn hoặc bằng 1,2 cm và vỏ gốc ghép phải tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép tạo hình chữ H cách cổ rễ 22-25 cm, chiều rộng nên bằng bằng chiều rộng của mắt ghép. Mắt ghép: mắt ghép lấy trên cành có thân gổ chưa tròn, vỏ còn xanh, có thể ghép mắt còn phần lớn gổ hoặc chỉ còn ít gổ dính kèm. Cách này dễ làm và dễ thành công hơn ghép bo. Mối liên kết chắc chắn do tượng tầng mắt ghép tiếp được ở 3 mặt cắt vớt tượng tầng mắt ghép.

- Ghép cành treo bầu cải tiến: Gốc ghép: được ươm ở luống ươm từ 3-4 tháng tuổi. Nhổ gốc ghép lên cẩn thận, cắt bớt rễ cọc (có thể nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ), cho vào bầu PE (5x12cm) đã được nén chặt bằng xơ dừa hoặc đất mùn,các vật liệu nuôi rễ gốc ghép chỉ nên đủ ẩm. Cột bọc lại cách cổ rễ về phía lên trên 10cm, vạt gốc ghép thành hình vạt nêm dài 1-2 cm. Cành ghép: chọn cành vỏ còn xanh, đỉnh chồi nguyên vẹn, lá vừa qua giai đoạn non nhưng chưa trưởng thành sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Đường kính gốc và cành tương đương, cành dài 15-20 cm. Đường cắt xiên thân sâu 1/3 và dài hơn chiều dài vạt nêm trên gốc ghép một chút, quấn bằng dây PE. Khi cắt cành xuống (6-8 tuần sau ghép), nên xén bớt 1/2 chiều dài các lá, chuyển sang bầu đất lớn hơn, dưỡng trong nhà bóng râm mát

66159-ntm.00512_ky-thuat-nhan-giong-xoai.pdf


Võ Xuân Tân

Về trang chủ
Các tin liên quan
  • Phòng trừ một số sâu bệnh hại chủ yếu cho cây bưởi giai đoạn phát triển quả (18/08)
  • Kỹ thuật trồng Xoan ta (16/08)
  • Biện pháp phòng trừ cỏ tranh (16/08)
  • Phòng trừ ruồi đục quả Bưởi theo IPM (16/08)
  • Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh cho năng suất cao (16/08)
  • Chăm sóc bưởi thời kỳ ra hoa, đậu quả non (16/08)