Cách huấn luyện chó chiến đấu

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Tại sao cần huấn luyện chó?

Show

Chó là loài vật thông minh nhưng không phải vì thế mà chúng tự dưng biết làm mọi khẩu lệnh mà bạn muốn. Bạn đang sở hữu một chú chó? Hẳn là ngay lúc đầu khi mới nuôi chúng bạn đã rất khổ sở vì phải dọn dẹp phòng do chú chó của bạn vệ sinh bừa bãi trong nhà. Hay thậm chí không ít lần bạn bực tức vì đôi giày mới mua chưa kịp cho lên kệ đã bị chúng nhai sạch sẽ

Để chú chó có thể hiểu và làm theo những yêu cầu mà bạn muốn, tất nhiên, bạn cần biết cách dạy chó của mình đúng cách.

Bài viết sau đây, Trường huấn luyện chó Sài Gòn 125 sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những Tip dạy chó hiệu quả nhất. Tất cả đều được tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc và dạy hàng ngàn chú chó thuộc nhiều loại giống khác nhau của Trường huấn luyện chó Sài Gòn 125.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Nên bắt đầu dạy chó từ đâu?

Nhiều bạn băn khoăn điều này nhưng suy cho cùng chỉ có bạn mới hiểu chú chó của mình nhất và hiểu được bạn cần gì nhất. Nếu theo bài bản như một cuốn sách tất nhiên là tốt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng kiên nhẫn theo trình tự như vậy. Chúng tôi chỉ mong rằng bạn hãy dạy chó từ dễ đến khó, còn các khẩu lệnh trong phần dễ ấy thì bạn cứ:

Ưu tiên bắt đầu với những khẩu lệnh mà bạn cho rằng cần được ưu tiên trước.

Contents

  • 1. Điểm cần lưu ý trước khi huấn luyện chó
    • 1.1. Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện chó
    • 1.2. Địa điểm giúp chó dễ tiếp thu khẩu lệnh hơn
    • 1.3. Nguyên tắc cần nắm trước khi dạy chú chó của bạn
  • 2. 5 lệnh cơ bản nhất cần ưu tiên huấn luyện cho chú chó của bạn trước
    • 2.1. Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ tại nhà
      • 2.1.1. Huấn luyện chó đi vệ sinh vào WC (bồn cầu)
      • 2.1.2. Dạy chó đi vệ sinh vào khay
      • 2.1.3. Dạy chó đi vệ sinh bên ngoài
    • 2.2. Huấn luyện chó ngoan ngoãn ở trong chuồng hoặc ở một nơi cố định
    • 2.3. Huấn luyện chó đi cạnh chủ khi đi dạo ở bên ngoài
    • 2.4. Huấn luyện chó tại nhà các động tác cơ bản: Ngồi, nằm, bò, dạy chó bắt tay
      • 2.4.1. Cách dạy chó ngồi
      • 2.4.2. Cách dạy chó nằm
      • 2.4.3. Cách dạy chó bò tại nhà
      • 2.4.4. Dạy chó biết bắt tay
    • 2.5. Huấn luyện chó ngừng cắn, gặm, phá đồ đạc
  • 3. Huấn luyện chó với các khẩu lệnh phù hợp tại Việt Nam
    • 3.1. Bài 1. Cách dạy chó biết ngồi xe máy
    • 3.2. Bài 2. Huấn luyện chó leo cầu thang
    • 3.3. Bài 3. Dạy chó không đuổi theo xe máy, xe hơi, xe đạp ngoài đường
    • 3.4. Huấn luyện chó vứt rác vào thùng
  • 4. Cách huấn luyện chó theo một số giống chó nổi bật tại Việt Nam
    • 4.1. Huấn luyện chó cỏ (chó ta) giống chó phổ biến tại Việt Nam
    • 4.2. Huấn luyện chó Becgie
    • 4.3. Huấn luyện chó Rottweiler
    • 4.4. Huấn luyện chó pitbull
    • 4.5. Huấn luyện chó doberman
    • 4.6. Cách dạy chó phú quốc
    • 4.7. Huấn luyện chó poodle
    • 4.8. Cách dạy chó Akita
    • 4.9. Cách dạy chó Husky, Alaska
  • 5. Những khẩu lệnh nâng cao nên dạy chó của bạn
    • 5.1. Cách dạy chó tha đồ vật
    • 5.2. Dạy chó vượt chướng ngại vật dễ dàng
    • 5.3. Huấn luyện chó tấn công kẻ thù, bảo vệ chủ
  • 6. Có nên chọn trung tâm huấn luyện chó hay nên tự dạy chó tại nhà?
    • 6.1. Lý do
    • 6.2. Nơi huấn luyện chó tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh
    • Có thể bạn quan tâm:

1. Điểm cần lưu ý trước khi huấn luyện chó

Được rồi! Trước khi bắt tay vào dạy chú cún cưng của mình, bạn hãy đọc qua những điểm lưu ý dưới đây để tránh rơi vào những sai lầm khi huấn luyện chó tại nhà nhé!

1.1. Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện chó

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Tất nhiên bạn nên dạy chó của mình càng sớm càng tốt, nhất là khi chúng còn nhỏ tuổi, cái mà người ta thường nói là độ tuổi dễ sai dễ bảo. Hãy tập những khẩu lệnh dễ cho bé cún từ 2-3 tháng tuổi bạn nhé!

Còn nếu bạn mới nhận nuôi một chú bé, hãy tập làm quen trước với chúng để thiết lập mối quan hệ, sau vài ngày, khi chúng đã cởi mở và chào đón bạn thì hãy bắt tay huấn luyện chú chó của bạn ngay thôi nào.

Lưu ý: Những điều lệnh nâng cao như bảo vệ chủ, tấn công kẻ thù không chỉ tùy vào độ tuổi mà còn tùy vào giống chó.

1.2. Địa điểm giúp chó dễ tiếp thu khẩu lệnh hơn

Địa điểm huấn luyện chó cực kỳ quan trọng, bạn có để ý không, khi chó ở nhà chúng thường tiếp thu nhanh những lời nói của bạn hơn, còn khi ra ngoài nhất là nơi đông người có khi chúng chả quan tâm đến bạn nữa, và cứ mặc bạn dựt dây, đuổi theo nó.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Vì vậy, khi bắt đầu dạy cún, hãy chọn một địa điểm rộng rãi, yên tĩnh và càng ít sự vật khiến chó phân tâm càng tốt. Nếu có điều kiện hãy đưa chúng tới một khoảng sân, bãi đất rộng. Còn nếu không hãy tạo 1 chút không gian thoáng trong nhà, gắng cất hết những vật dụng không liên quan đến bài học cho chó. Và gắng hạn chế tối đa tiếng người hay tiếng xe cộ ồn ào nữa nha.

Ngoài ra, khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc huấn luyện chó tại nhà. Các yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, lực gió đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện. Đặc biệt là khả năng phát hiện và phân biệt mùi hương của chó. Hướng gió cũng có thể giúp đỡ hoặc cản trở việc truyền âm khi ra khẩu lệnh. Nên hãy cân nhắc cả thời điểm trong ngày khi dạy cún cưng của mình.

1.3. Nguyên tắc cần nắm trước khi dạy chú chó của bạn

Huấn luyện và sử dụng chó là công việc nghiêm túc, khoa học và còn là một nghệ thuật. Nếu không thiết lập những nguyên tắc huấn luyện chó và nắm vững các yêu cầu cơ bản ngay từ đầu bạn sẽ rất dễ nản chí thậm chí mắc sai lầm dẫn đến kết quả huấn luyện chó thất bại.

Cho nên, hãy đọc kỹ những nguyên tắc, yêu cầu dưới đây:

  • Sức khỏe, giống chó của bạn có phù hợp để huấn luyện không?

Trước khi đưa cún cưng của mình vào thời gian huấn luyện, người chủ phải đảm chú cún có sức khỏe tốt, không bị những khuyết tật về sức khỏe ảnh hưởng xấu đến công tác huấn luyện (Ví dụ: chó đang ốm, đang bị thương, hoặc có khiếm khuyết về nghe, nhìn,)

Đồng thời, trước khi huấn luyện bạn hãy để chú chóởtrạng thái hưng phấn cần thiết, tránh bịức chế về tâm lý có thể dung cách âu yếm, vuốt ve chúng một chút,

  • Tông giọng và thời gian huấn luyện chó

+ Dạy chó cần đổi tông giọng khi cần thiết: Khi cún có những biểu hiện đúng với khẩu lệnh, bạn cần sử dụng giọng cao, vui mừng, phấn khích để khen bé của mình. Nhờ vậy, chó con sẽ cảm nhận được niềm vui và hứng thú hơn vào những lần huấn luyện tới. Ngược lại, khi chó không vâng lời, bạn nên dùng tông giọng thấp, trầm và nghiêm khắc để khiển trách chúng. Điều này giúp chó con phân biệt rõ ràng được hành động như thế nào là đúng, sai rõ ràng và rút kinh nghiệm vào những lần tiếp theo.

+ Thời gian huấn luyện chó tại nhà nên chia như sau:

Chó dưới 4 tháng tuổi: Tập 3 lần mỗi ngày, thời gian mỗi lần tập là 5 phút.

Chó từ 4 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi: Tập 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần tập từ 5 -1 5 phút (khoảng 10 phút).

Thời gian dạy chó từ 8 tháng tuổi trở lên, nên tập 2 lần mỗi ngày và dành 15 phút mỗi lần.

Việc huấn luyện những lệnh cơ bản thời gian có thể áp dụng như trên dễ dàng, tuy vậy, huấn luyện lệnh nâng cao bạn cần dành nhiều thời gian hơn, tùy thể trạng của từng chú chó để điều chỉnh phù hợp.

Hơn nữa, việc nhắc lại các bài tập là một phần lớn của quá trình huấn luyện chó tại nhà. Một lệnh không phải chỉ cần 1 hay 2 lần tập là nhớ, mà bạn cần tập nhiều lần, nhiều ngày cho đến khi điều lệnh trở thành hiển nhiên với chú chó của mình.

  • Thể hiện rõ ưu thế của một người chủ trước cún cưng của mình

Ngay từ khi còn nhỏ, hãy dạy chó biết cách phục tùng bạn. Bằng cách nào? Bạn hãy nhìn thẳng vào mắt nó một hồi lâu cho tới khi nó nhìn đi nơi khác.

Bạn là chủ thì cần phải tự tin khi huấn luyện chó tại nhà. Nếu bạn ngại ngùng, hoặc bản thân tỏ ra không mạnh mẽ, các cử chỉ của bạn, ngữ điệu của bạn và cách bạn cầm xích sẽ phản ánh tới chú chó và khiến chúng muốn chiếm ưu thế trước bạn. Điều này sẽ khiến chúng không nghe lời.

Biểu hiện khi chú cún chiếm ưu thế trước bạn:

+ Không chịu tuân lệnh, dù là các lệnh cơ bản mà cún đã biết rõ như ngồi, đứng yên, lại gần.

+ Thể hiện sự sở hữu đối với thức ăn và đồ chơi của cún, khi bạn tiếp cận

cún thì cún sẽ nhìn bạn chằm chằm và gầm gừ.

+ Khi đi dạo, cún hay chắn đường bạn, thích cắn dây xích và chạy trước bạn, kéo bạn đi theo hướng mà nó muốn.

+ Luôn đi trước bạn khi ra ngoài và vào nhà, thích ngồi hoặc nằm lên người bạn.

+ Hay nhảy chồm lên người bạn, cắn sủa, dáng đi rất hiên ngang, đầu ngẩng cao.

Thể hiện ưu thế trước chú chó của bạn bằng cách:

+ Không cho phép chú chó của bạn bỏ qua bất cứ mệnh lệnh nào.

+ Chú chó của bạn sẽ học được một số điều từ chính bạn khi bạn chơi với chúng, do đó hãy lưu ý rằng bạn cũng phải thực hiện những hành động gương mẫu.

+ Bạn cần giúp cún cưng của mình phân biệt lúc nào là học lúc nào là chơi, tuyệt đối không giỡn với chúng khi chúng đang trong thời gian huấn luyện vì như vậy dễ khiễn tạo thành thói quen không nghiêm túc nghe lời.

+ Phạt ở một mình, khi cún hư, đặt cún vào chuồng. Hoặc một căn phòng trống để cún ở một mình khoảng một vài phút. Sau vài lần cún sẽ hiểu ra là khi hư thì sẽ không có ai chơi cùng. Và vì chó rất thích ở gần người nên nó sẽ không tái phạm nữa.

+ Túm lấy phần da dưới tai và lắc nhẹ, không được túm phần da ở cổ vì có thể làm tổn thương cún.

  • Nắm bắt đặc điểm, tính cách của thú cưng để khen thưởng, phạt chính đáng

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Các chú cún đặc biệt cún con nếu xét theo tuổi thì chúng vẫn còn là những đứa trẻ con. Bởi vậy, chúng chắc hẳn là rất thích thức ăn hoặc được tặng cho một thứ gì đó. Bạn cần phải chuẩn bị một số món quà thưởng cho cún cưng của mình khi huấn luyện.Phần thưởng là thức ăn, hoặc thức ăn vặt, bạn chỉ nên thưởng phần nhỏ, hoặc miếng thức ăn hằng ngày của chúng cũng được!

Lưu ý: Khen Tốt trước khi thưởng cho chó ăn hoặc trong khi cho thức ăn vào mồm chó. Không khen sau khi chúng đã ngậm được thức ăn.

  • Phần thưởng sẽ phát triển các thói quen, hành vi tốt.
  • Trừng phạt sẽ hạn chế sự phát triển trong các bài huấn luyện chó tại nhà.
  • Đừng bao giờ gọi chú chó đến chỗ bạn để sau đó trừng phạt nó.
  • Không trừng phạt chú chó khi bạn không trực tiếp thấy nó làm những việc không đúng.
  • Không sử dụng các câu lệnh một cách mâu thuẫn, như bảo chú chó làm một việc bạn không muốn, hoặc quát mắng khi chú chó làm một việc đúng.
  • Việc phạt giúp kiểm soát các hành vi xấu của chú chó dễ hơn là sửa những hành vi. Thêm nữa, chú chó không hiểu đâu là hành động tốt hay xấu. Nó chỉ hiểu được hành động nhất thời và hậu quả ngay tức khắc sau đó.
  • Mỗi khi chú chó làm được một việc tốt, tiếp theo cần phải hạn chế dần các phần thưởng. Khi đó chú chó sẽ phải làm nhiều hơn, hoặc tốt hơn mới được thưởng, nếu không sẽ chỉ được phần thưởng ít hơn.
  • Kiên trì cho chó tập luyện theo từng bước

Bạn thường xem những video về những chú cún cực kỳ nghe lời, hiểu chuyện trên facebook, youtube hay tiktok, dễ khiến bạn hiểu nhầm rằng việc dạy chó cực kỳ dễ dàng, nhưng bạn có biết, đằng sau những video ấy là cả một quá trình huấn luyện vất vả hay không? Nếu bạn không kiên nhẫn tập luyện cho cún cưng của mình thì sẽ không đạt được hiệu quả tốt.

Nếu bạn cứ muốn đẩy nhanh tiến trình dạy chó mà vô tình bỏ qua hoặc không huấn luyện kỹ càng các điều lệnh cơ bản, thì chú chó của bạn chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng, lúc thì cún con nghe lời, lúc thì dửng dưng như không.

  • Sai lầm thường gặp nhất khi dạy chó tại nhà mà bạn cần tránh

Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người chủ thường mắc phải khi dạy chó tại nhà, bạn lưu ý để không đi vào vết xe đổ ấy nhé:

  • Không gọi tên chú chó của bạn khi huấn luyện, câu lệnh không rõ ràng hoặc quá dài. Thay vì chỉ nói Ngồi, đứng, nằm, bạn lại nói theo kiểu ngồi đi, nằm thôi nào,
  • Không chỉ mình bạn huấn luyện mà còn kêu thêm bạn bè, người thân vào nêu câu lệnh cùng lúc.
  • Tập luyện ngay khi chó bạn vừa ăn xong.
  • Bài học không phù hợp với đặc điểm chú chó của bạn, ví dụ nhiều người chủ gọi điện cho chúng tôi yêu cầu dạy chó Golden, Toy Poodle, cách bảo vệ chủ. Muốn biết chó của bạn nên và không nên, có thể hay không học được điều lệnh nào thì trước hết, google để xem đặc điểm cún cưng nhà bạn nhé.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại bài: 9 lý do khiến bạn huấn luyện chó tại nhà thất bại.

2. 5 lệnh cơ bản nhất cần ưu tiên huấn luyện cho chú chó của bạn trước

2.1. Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ tại nhà

Việc khủng hoảng đầu tiên mà người nuôi chó thường gặp đó là phải dọn bãi thải của cún cưng. Vậy nên, để nhanh chóng chấm dứt công việc này bạn hãy ưu tiên dạy cún đi vệ sinh đúng chỗ trước nhé.

Lưu ý quan trọng:

  • Ghi nhớ thời gian đi vệ sinh của chó. Chó con nói chung chỉ có thể nhịn đi vệ sinh trong khoảng thời gian tương ứng với số tháng tuổi của chúng. Nếu cún con được bốn tháng tuổi, chúng chỉ có thể nhịn tối đa 4 tiếng đồng hồ. Chó thường đi vệ sinh vào thời gian sau: Sau khi ăn xong, vừa ngủ dậy, vừa được tháo khỏi xích hoặc mở khỏi lồng. Một số dấu hiệu chó muốn đi vệ sinh phổ biến bao gồm đánh hơi, chạy vòng quanh, kêu rền rĩ, rời khỏi phòng và đi tới đi lui. Khi nhận thấy những hành vi này, bạn cần dắt chó con ra ngoài nhanh nhất có thể.
  • Khi chó mới về nhà, đừng nên mua chuồng quá to, vì nếu quá thoải mái chúng sẽ ăn một góc và vệ sinh một góc khác trong chuồng.
  • Lên lịch thời gian cho ăn. Chó thường đi vệ sinh sau bữa ăn chính, vì thế đừng tùy tiện cho chó ăn một cách tự do.
  • Thời gian dạy chó đi vệ sinh: Hãy chủ động sắp xếp thời gian để giành khoảng 30-45 phút, vì thời gian đầu không phải bạn cứ dẫn chó ra ngoài là chúng tự động đi vệ sinh ngay đâu, hãy kiên nhẫn chờ đợi chúng.

Để ý kỹ 1 vài dấu hiệu chó cần đi vệ sinh: Xử lý khi chó đi vệ sinh trong nhà: Nếu thấy chúng chuẩn bị giải quyết nỗi buồn ngay trong nhà đừng đánh đập chúng, hãy vỗ tay thật mạnh khiến nó giật mình, rồi kéo chúng ra ngoài ngay lập tức. Còn nếu chúng lỡ cho ra rồi, hãy cẩn thận dọn dẹp bãi thải ngay, dùng xà phòng, chất khử mùi chà thật kỹ để chúng không thể ngửi được mùi chất thải đó nữa, có như vậy lần sau chúng không tái diễn tại nơi cũ.

2.1.1. Huấn luyện chó đi vệ sinh vào WC (bồn cầu)

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Bước 1:Để ý khu vực chó thường đi vệ sinh. Bạn lấy giấy vệ sinh thấm nước tiểu của cún rồi để vào bồn cầu. Mục đích đánh dấu khu vực, làm cho thú cưng nhận biết mùi và hiểu nơi chúng cần đi vệ sinh.

Bước 2:Dắt chó vào và cho chúng ngửi khu vực bồn cầu có chứa nước tiểu và giải thích bằng lời. Có thể hô tè hoặc ị.

Bước 3:Đến thời điểm cún buồn đi vệ sinh, mang thú cưng vào WC rồi hô khẩu lệnh, sau đó để cún ở trong đó khoảng 10 phút.Nếu chúng đi đúng bồn cầu thì xoa đầu khen tốt ngay.

Bạn nên thực hiện việc này đều đặn để tạo cho cún một thói quen sinh hoạt. Cứ khi nào chó buồn đi vệ sinh lại dắt vào bồn cầu, sau khoảng 1 tuần cún sẽ thành thục. Nếu sau 1 tuần cún chưa thực hiện được, bạn hãy kiên trì thực hiện thêm 1 tuần nữa.

2.1.2. Dạy chó đi vệ sinh vào khay

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Trước hết, bạn hãy mua khay vệ sinh tùy thuộc vào độ tuổi và chiều cao thú cưng mà lựa chọn khay cho phù hợp. Nên chọn khay có thành thấp và không quá chật chội để thú cưng dễ đi vào và thao tác nhanh hơn.

Tiếp theo, lấy giấy vệ sinh thấm nước tiểu của chó và đặt vào lớp lót trong khay vệ sinh.Theo dõi cún sau ăn. Nếu có biểu hiện ngửi dấu nhanh chóng chó cún đi vào trong khay vệ sinh hô lệnh tè hoặc Ị, nếu bé làm theo thì xoa đầu khen tốt.

Bạn yên tâm, 90% chó con sẽ đi vì trong khay có mùi nước tiểu sẵn rồi. Nếu chó con đi ra ngoài mà bạn không canh được thì lại thấm chỗ nc tiểu đó và bỏ vào khay cho thêm mùi.

2.1.3. Dạy chó đi vệ sinh bên ngoài

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Cách này lại càng cực kỳ đơn giản, thích hợp với gia đình có sân vườn, bạn cần chọn một vị trí cố định bên ngoài mà bạn muốn cún mình đi vệ sinh. Dùng giấy thấm nước tiểu của chúng đặt tại vị trí bạn chọn đó, thường xuyên dắt chó dạo bên ngoài, nếu chúng vệ sinh bên ngoài bạn khen giỏi và thưởng cho chúng ngay.

Lần sau để ý dấu hiệu chó muốn đi vệ sinh, rồi dắt chúng ra vị trí cũ kiên nhẫn chờ đợi chúng sẽ đánh hơi được mùi và đi tại nơi cũ.

2.2. Huấn luyện chó ngoan ngoãn ở trong chuồng hoặc ở một nơi cố định

Việc này tưởng chừng đơn giản nhất nhưng nhiều chú chó không chịu và thể hiện sự phản kháng bằng cách sủa, cào cấu, nhảy dựng lên khi bị nhốt chuồng hoặc bị xích tại một nơi cố định.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Lưu ý: Hãy biến chuồng chó hay nơi xích chó trở thành nơi mời gọi hấp dẫn

Đừng cô lập chó trong chuồng bằng cách ngay lập tức khóa cửa trong lần đầu tiên chó vào chuồng. Bạn muốn chó có cảm giác tích cực với chuồng, để chó có thể thoải mái ở trong đó. Trải chăn mềm và đặt đồ chơi chó thích bên trong chuồng.

Một khi bạn đã tạo được không gian mời gọi trong chuồng, dùng đồ ăn để dụ chó vào.

  • Đặt ít thức ăn ở ngoài cửa để chó có thể tự khám phá không gian bên trong.
  • Sau đó, đặt thức ăn bên trong cửa, để chó sẽ thò đầu vào ăn.
  • Khi cún thoải mái dần rồi, cho thức ăn sâu và sâu dần vào trong chuồng. Lặp lại cho đến khi chó tự vào chuồng không ngần ngại.
  • Bắt đầu đóng cửa vào giờ cho ăn, khi chó bị thức ăn làm phân tâm và không để ý chuyện xung quanh. Đóng cửa trong các khoảng ngắn, dần kéo dài thời gian khi chó bắt đầu quen.

Không thưởng khi chó rên rỉ. Nếu cún rên rỉ khi ở 1 mình hãy đem chuồng vào phòng ngủ của bạn vào ban đêm để chúng không sợ hãi.

2.3. Huấn luyện chó đi cạnh chủ khi đi dạo ở bên ngoài

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Mục đích dạy lệnh này để dễ dàng kiểm soát khi dắt chó đi dạo. Đồng thời, dạy nó làm những bài học khác kết hợp theo hành động của chủ. Trong bài hướng dẫn này, đầu tiên chú chó sẽ đứng ở trước mặt chủ, sau đó được dạy ngồi bên phía chân trái sát chủ. Bài học này khá dễ dàng áp dụng với tất cả chú chó ở các độ tuổi khác nhau.

  • Cho chó đứng đối diện với bạn: Chú ý 2 chân bạn đặt song song, người đứng thẳng. Tay cầm thức ăn để phía trước ngay sát mũi của cún.
  • Thực hiện và thưởng: Đưa tay cầm mồi vòng chậm ra ngoài, bên trái về phía sau hông tạo thành một hình vòng cung. Sau đó từ từ đưa về cạp quần, rồi đưa mồi lên cao. Chú chó sẽ di mũi đi sau và sẽ ngồi vào đúng vị trí bạn khen tốt và thưởng cho nó ngay.

Lặp đi lặp lại động tác trên cho đến khi nó thuần thục: Chú ý khi vòng về đến cạp quần, tay trái cầm mồi phải song song với chân và đưa lên cao để nó sẽ theo phải xạ ngồi xuống. Khi thấy cún đã hiểu thì hô lệnh Sát chân rồi mới thưởng đồ ăn.

2.4. Huấn luyện chó tại nhà các động tác cơ bản: Ngồi, nằm, bò, dạy chó bắt tay

2.4.1. Cách dạy chó ngồi

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Để chó đứng phía trước đối diện với bạn để thu hút sự chú ý của chó, nếu có đeo dây xích thì tay trái của bạn nắm dây xích kéo chó ngẩng lên.

  • Tay phải cầm phần thưởng (có thể là miếng thịt) và cho chó thấy phần thưởng đó.
  • Giữ phần thưởng thật gần trước mũi chó, sau đó từ từ đưa cao hơn đầu. Mắt và mũi chó sẽ hướng theo phần thưởng, nhìn lên trên rồi từ từ ngồi xuống sàn.
  • Bạn cần giữ phần thưởng cách đầu chó đủ gần để nó không nhảy lên vồ lấy đồ ăn. Giữ vừa đủ thấp so với sàn để chó có thể ngồi.
  • Nếu chó cố lùi lại để nhìn theo phần thưởng thay vì ngẩng đầu và ngồi xuống, hãy thử bắt đầu bằng cách nhử phần thưởng trong góc phòng. Điều này sẽ hạn chế khả năng lùi về sau, và giúp chó dễ ngồi

Khi đuôi chó ngồi hẳn xuống sàn, hãy nói ngồi với giọng kiên quyết, sau đó ngay lập tức thưởng cho nó vì đã ngồi. Cứ làm như vậy nhiều lần chó của bạn sẽ quen dần.

2.4.2. Cách dạy chó nằm

Cách huấn luyện chó chiến đấu
  • Để chó ngồi xuống bên trái của bạn. Khi chó của bạn đang ở tư thế ngồi, hãy cầm vào mũi chúng.
  • Đặt phần thưởng xuống giữa hai bàn chân trước của chó. Theo phản xạ chúng sẽ cúi đầu xuống.
  • Tiếp tục di chuyển đồ ăn dọc theo mặt đất ra xa khỏi chú cún cưng của bạn và hô nằm.Về cơ bản, bạn đang tạo hình chữ L.Chú chó sẽ đưa mũi di chuyển theo tay cầm đồ ăn của bạn và chúng nằm xuống.
  • Ngay khi chó con của bạn nằm xuống, khen tốt ngay và cho nó phần thưởng trong tay bạn.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi cún của bạn quen hẳn với lệnh nằm.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại bài viết: 6 bước đơn giản dạy chó nằm tại nhà

2.4.3. Cách dạy chó bò tại nhà

Huấn luyện chó bò trườn trên mặt đất là một trong những bài học cơ bản trong các trung tâm huấn luyện chó mèo. Thường đào tạo cho các chú chó nghiệp vụ, phục vụ cho công việc trinh sát. Tuy nhiên, với các bước hướng dẫn dưới đây bạn cũng có thể huấn luyện chú chó bò trườn ngay tại nhà.

  • Lệnh cho chú chó của bạn nằm xuống. Chủ nhân có thể quỳ hoặc ngồi bên cạnh chú chó của bạn với một mồi là thức ăn.
  • Cầm đai cổ kéo nhẹ. Hô lệnh bò và kéo thức ăn trước mặt chó trên sàn nhà. Giữ tay của bạn trên lưng chó để giúp đỡ nó nằm nguyên vị trí trên sàn nhà.
  • Lặp lại cho đến khi nếu bạn không cần phải dùng tay giúp đỡ nó nằm và trườn trên sàn nữa, hãy thử đặt mồi cách chó một vài bước chân và kéo ngón tay của bạn trên sàn nhà từ từ để chó bò theo .

Ngay khi chú chó thực hiện bò các bạn áp dụng ngay lệnh Bò. Lặp lại các bước nhiều lần cho đến khi chó hiểu lệnh. Hãy kiên nhẫn trong khi lặp đi lặp lại điều này một vài lần (10 lần). Cố gắng dạy nó trong khoảng thời gian 5 10 phút đến vài lần một ngày.

2.4.4. Dạy chó biết bắt tay

Cách huấn luyện chó chiến đấu
  • Bước 1:Dùng lệnh ngồi để khiến cún của bạn ngồi xuống. Giữ thức ăn trong lòng bàn tay, đưa ra trước mặt chó. Thu hút sự chú ý của nó rồi nắm tay lại. Đừng để cún lấy được thức ăn trong tay bạn nhé.
  • Bước 2:Theo phản xạ tự nhiên, cún sẽ đưa tay khều lấy thức ăn có trong tay của bạn. Lúc này chó mới được ăn.Hãy cố gắng phớt lờ mọi hành động khác dụ dỗ như liếm tay hoặc ngửi tay bạn để đòi thức ăn. Chỉ để chúng tập trung vào một điều duy nhất đưa tay thì mới có thể có thức ăn. Chúng sẽ tự nhận thức được hành vi nào có lợi cho mình.
  • Bước 3:Khi chó đã bắt đầu biết nên đưa tay lấy đồ ăn trong tay bạn. Bạn hô bắt tay. Lệnh cần phải được ra ngay khi chó bắt đầu muốn khều tay bạn và nắm lấy tay chó.
  • Bước 4:Tập như thế trong vòng 2-3 ngày khi chó đã hiểu lệnh. Bạn sẽ bắt đầu chuyển sang ra lệnh trước. Cầm thức ăn trong tay và hô lệnh Bắt tay. Nếu chó tiếp thu được, chúng sẽ hiểu ngay rằng đó là lệnh để lấy thức ăn. Sau khi bắt tay xong, bạn mới có thể cho chó ăn như một phần thưởng xứng đáng.

Lưu ý: Nếu sau khoảng 15 mà chưa có hiệu quả, bạn nên dành cho chó thời gian nghỉ ngơi rồi tiếp tục vào ngày hôm sau. Không nên ép chó tập luyện quá nhiều, vì sẽ làm quá tải, khó tiếp thu, hoang mang và chán nản ở chó.

  • Bước 5:Khi chó đã có thể phản xạ nhanh, đưa tay ra lập tức ngay lúc nghe hiệu lệnh thì bạn có thể dần dần bỏ đi các hành động thưởng. Tập lệnh với chó mỗi ngày, kèm theo những lời khen ngợi hoặc chơi đùa thay cho thức ăn. Cún cưng sẽ cảm thấy đó làm một niềm vui, giải trí hằng ngày mà bạn dành ra để quan tâm nó và thích thú hơn.

2.5. Huấn luyện chó ngừng cắn, gặm, phá đồ đạc

Ai nuôi chó cũng sẽ trải qua giai đoạn vất vả này. Thường Chó con mọc răng tầm 3 7 tháng tuổi và chúng phải tìm một vật gì đó để cắn. Thậm chí một số chó con hay cắn tay chủ, lâu dần thành thói quen. Thời kì này chúng không thể khống chế được ham muốn gặm cắn. Cắn gặm giúp chó con mài răng, việc này có lợi cho việc thay răng cũ, mọc răng mới.

Hoặc có những chú chó không thích ở một mình, khi ở 1 mình chúng thường lấy đồ đạc cắn để giải tỏa.

Vậy làm cách nào để chó thôi cắn phá đồ đạc?

Trước hết hãy thử một trong những cách sau:

Cách 1. Cho chó của bạn vận động thường xuyên để tiêu hao bớt năng lượng. Tin chúng tôi đi, nếu bạn cho chó chạy bộ, chơi đùa đến mệt thì lúc ở nhà chúng sẽ chỉ nằm thở hoặc đi đi lại lại mà chả thèm cắn đồ vật nữa. Tất nhiên cách này tốn thời gian của bạn hơn rồi.

Cách 2. Nếu bạn có quá ít thời gian để chơi đùa với chó. Hãy để chúng cắn đồ chơi của giành cho chó. Dùng những đồ chơi có chất liệu bền như cao su, hay vật cứng không dễ cắn vỡ, và cho chúng cắn thoải mái khi chúng có dấu hiệu ngứa rằng. Mỗi lần chúng cắn đồ chơi ấy bạn hãy khen giỏi.

Cách 3. Dạy chó không cắn đồ. Chó không thể tự phân biệt được cái nào nên cắn cái nào không nên hãy dạy cho chúng cách phân biệt. Bạn lấy 2 nhóm đồ chơi:

+ Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở.

+ Một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng.

Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết không. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích.

Thực hiện như vậy vài lần thì cún sẽ quen dần.

Lưu ý cách điều tiết lực cắn của chú chó nhà bạn: Khi thấy chú chó hay cắn xé đồ chơi một cách mãnh liệt, hãy giúp chúng điều tiết bằng mệnh lện dừng lại. Hoặc khi bạn chơi với chó con, hãy để chúng cắn đùa bàn tay bạn.

Tiếp tục chơi đùa như vậy cho đến khi chú cún cắn bạn quá mạnh. Lúc này ngay lập tức bạn hãy kêu lên với một tông giọng cao, như thể bạn đang bị thương. Điều này thường sẽ làm cho cún của bạn giật mình và ngừng cắn. Hãy khen ngợi nếu chú cún dừng lại hay liếm tay bạn.

Tránh tạo hành vi kích thích chó hay cắn gặm như giật mạnh tay hoặc chân của bạn khi cún cưng đang cắn, gặm. Hoặc đánh mạnh, tát cún khi chúng chơi trò cắn gặm. Nó sẽ làm cho chúng cắn mạnh hơn. Chúng nhảy tới và vồ tiếp lấy. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn thả lỏng tay hoặc chân để cún thấy chẳng còn gì thú vị để chơi nữa.

Nếu bạn thường xuyên vắng nhà, hãy để chó của bạn trong lồng, hoặc nếu thả hãy cất các đồ đạc mà chúng có thể với tới, chỉ để đồ chơi có thể cắn trước mặt chúng bạn nhé.

3. Huấn luyện chó với các khẩu lệnh phù hợp tại Việt Nam

3.1. Bài 1. Cách dạy chó biết ngồi xe máy

Việt Nam mình hiện tại xe máy vẫn chiếm đa số, cho nên việc huấn luyện chó ngồi xe máy sẽ giúp bạn mang chú cho của mình ra ngoài bất cứ khi nào bạn muốn trên chiếc xe máy thân yêu (nhớ là vẫn phải tuân thủ pháp luật nữa bạn nhé).

Việc đầu tiên trước khi huấn luyện cho cún cưng ngồi ngoan ngoãn trên xe máy chính là việc chọn xe phù hợp với kích thước của từng giống chó.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Những giống chó có kích thước lớn bạn bên chọn xe tay ga. Bởi những loại xe này có phần để chân rộng hoặc phía yên sau kích thước lớn phù hợp cho cún cưng ngồi.

Những giống chó có kích thước nhỏ bạn có thể lựa chọn xe số hoặc xe ga có dung tích nhỏ, xe đạp điện.

  • Bước 1. Tập cách giữ thăng bằng cho chú cún.

Trước khi huấn luyện cún cưng ngồi xe máy bạn cần dạy chúng cách ngồi thăng bằng khi ngồi trên xe máy. Đồng thời bước này giúp chú chó làm quen dần và không sợ hãi khi ngồi trên xe.

Dựng đứng chiếc xe máy lên và ngồi lên yên xe đồng thời cho cún cưng đứng hoặc ngồi trên yên xe máy ở ngay trước mặt mình. Cố gắng giữ chó ngồi cố định 5-10 phút, khi thấy chúng bắt đầu thoải mãi hơn, bạn đề máy để cún làm quen với tiếng máy nổ (vẫn giữ nguyên vị trí xe chưa chạy).

Bạn nên ở sát chú chó của mình, bất cứ khi nào chúng sợ hãi có dấu hiệu mất thăng bằng hãy xoa đầu, vuốt ve chúng ngay. Nếu chúng giữ thăng bằng lại hãy khen giỏi và có thể thưởng đồ ăn.

Lưu ý: Đừng cho cún cưng lên xe máy và chạy xe luôn bởi việc này sẽ khiến cún cưng cảm thấy sợ hãi, dễ khiến chúng nhảy khỏi xe gây nguy hiểm cho cả hai.

  • Bước 2. Dạy chó tự leo lên xe

Những lần đầu bạn có thể phải tự bế cún của mình lên, nhưng khi chúng quen ngồi trên xe rồi hãy để chúng tự leo lên bằng cách: Đưa chó lại gần xe, đập đập nhẹ tay lên yên xe, giật dây xích hướng lên phía trên xe đồng thời hô khẩu lệnh lên xe. Ngay khi chúng lên hãy thưởng đồ ăn và khen tốt. Lặp lại cho đến khi chúng thuần thục.

  • Bước 3. Tập cho chó ngồi yên khi di chuyển xe máy

Khi chó của bạn thuần thục những bước trên, hãy hạ chống xe xuống và dùng chân di chuyển từ từ trước, khoan nổ máy xe vội, đi một quãng đường vừa đủ để thấy chó của bạn vẫn có thể giữ thăng bằng tốt. Lúc này bắt đầu nổ máy xe, chạy thật chậm. Cần chọn tuyến đường bằng phẳng, ít xe cộ qua lại trước, nếu chó của bạn sợ hãi hãy bắt đầu vuốt ve, xoa nhẹ đầu và cổ chúng để chó yên tâm trở lại.

Sau khi chó bạn đã quen bước trên hãy tập chạy nơi đông người.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho cún cưng hãy sử dụng vòng cổ và dây dắt chó để giữ an toàn, tránh tình trạng chó bị kích động mạnh có thể lao và chạy ra khỏi xe, thấy vật lạ mắt, thấy những chú chó khác trên đường hoặc tự động leo xuống khi dừng đèn đỏ, dừng xe nghe điện thoại,

Bạn yên tâm, nếu bạn thường xuyên giữ chó ở nhà, và ngồi xe máy là cách giúp chúng được ra ngoài đi chơi thì mỗi lần bạn kêu lên xe chúng sẽ rất hào hứng bởi hầu như chú chó nào cũng rất thích được đi chơi.

3.2. Bài 2. Huấn luyện chó leo cầu thang

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Nếu ở trung tâm huấn luyện thì việc dạy chó leo cầu thang được tập song song với các động tác vượt các chướng ngại vật khác nhau.

Phương pháp phổ biến nhất là bạn cùng đi với chó trên cầu thang.

  • Bước 1. Nên cho chó tập trên những cầu thang thoải có bậc rộng. Bạn cho chó đi dạo chơi dọc cầu thang. Sau đó dắt chó đi bên cạnh bằng dây dắt ngắn, đến gần cầu thang và giữ chó cẩn thận bằng dây dắt, bước lên cầu thang đồng thời ra lệnh tiến.Khi đến bệ cầu thang, cho chó ăn mồi để động viên nó.
  • Bước 2. Dắt chó đi xuống cầu thang khó hơn khi đi lên, vì vậy bạn phải đi trước chó một bước và chú ý theo dõi để chó không sợ. Bạn giữ chó bằng dây dắt và ra lệnh chậm thôi, khi chó bước chậm phải kịp thời động viên chó bằng giọng nói nhẹ nhàng chậm thôi, tốt và thưởng cho chó mồi.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Lưu ý: Nếu chó không chịu leo cầu thang, có thể dạy chó bằng một trong những phương pháp sau đây:

  • Dùng đồ chơi mà chó của bạn thích, nhất là đồ mà chúng thích chụp bắt, ngoạm, kéo chú chó lại cầu thang và tung đồ chơi lên bậc cầu thang cao nhất và thúc chó đi theo.
  • Đặt khay thức ăn của cún trên bậc trên của cầu thang và để chúng tự lên ăn.

3.3. Bài 3. Dạy chó không đuổi theo xe máy, xe hơi, xe đạp ngoài đường

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Nhiều con chó có sở thích đuổi theo những thứ di chuyển như người đi bộ, xe ô tô, xe máy, xe đạp..chúng sẽ lập tức đuổi theo khi nhìn thấy 1 chiếc xe chạy gần chúng Nếu chủ chó đang dắt bộ con chó đó, nếu là con chó khỏe việc đuổi theo xe sẽ lôi kéo theo mối nguy hiểm cho cả chủ. Và chính chú chó đó cũng nguy hiểm nếu bị xe cộ va vào người. Vậy nên việc dạy chó không đuổi theo xe cộ là rất quan trọng.

  • Bước 1. Ngăn chặn hành động chó đuổi theo xe

Nếu bạn phát hiện chó con bắt đầu có hứng thú với xe cộ, bạn cần chuyển hướng chú ý của nó lên người bạn. Ví dụ, bạn có thể mang ra một vài đồ chơi thức ăn vặt, khi nó đang nhìn vào xe, gọi tên nó. Sau đó, cho nó ăn đồ ăn vặt. Nếu gọi nó mà không thấy phản ứng gì, lấy đồ chơi hoặc đồ ăn vặt lắc lắc thu hút nó. Khi cún có phản ứng với những thứ đó, làm liên tục như vậy, đến khi nó không còn hứng thú với ô tô nữa.

  • Bước 2. Xóa bỏ thói quen đuổi theo xe của chó

Để xóa bỏ thói quen này bạn cần huấn luyện chó của mình các điều lệnh sau:

Huấn luyện chó lại gần chủ khi được chủ gọi tên. Đầu tiên huấn luyện trong phạm khi xa đường giao thông qua lại và có xích, khi nó đã quen lệnh mới chuyển ra gần đường, rồi dần dần luyện tập khi tháo xích chó.

Dạy chó cách ngồi yên một chỗ. Khi chó của bạn đuổi theo xe, bạn giật xích lại đồng thời ra lệnh cho chó Ngồi Yên/ Đứng Yên.

Huấn luyện chó luôn đi ngang cạnh chủ. Có như vậy chúng mới bớt tập trung vào những thứ trên đường.

3.4. Huấn luyện chó vứt rác vào thùng

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Bạn đã thấy rất nhiều video về các chú chó có khả năng nhặt rác vào thùng rác. Vậy tại sao bạn không thử huấn luyện chú chó của mình thực hiện theo nhỉ?

Huấn luyện chó Sài Gòn 125 sẽ hướng dẫn bạn khẩu lệnh này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị rác và thùng rác: Lấy các tờ giấy vò lại thành cục tròn để xuống bên dưới sàn nhà cạnh ngay thùng rác. Và bạn gọi con chó lại, hướng đầu của chú cún vào cục rác và nói Nhặt. Ngay khi chúng nhặt lên, lấy dây xích hướng kéo con chó trước thùng rác bên cạnh và nói Thôi. Con chó nhả cục giấy ra, bạn khen giỏi và thưởng đồ ăn ngay cho cún.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Bước 2: Lặp lại bước 1 từ 10 đến 20 lần thay vì bạn kéo nó về sọt rác thì bạn hãy dùng ngôn ngữ cơ thể, ở đây bạn dùng tay để chỉ nó tới sọt rác, và bảo nó Nhả hoặc Thôi và thưởng. Nếu chú chó không làm theo ý bạn, hãy bỏ mặc, không thưởng thức ăn nữa và lặp lại bước đầu tiên.

Bước 3: Tiếp tục làm điều này cho đến khi nó làm tất cả 2lệnh trên thuần thục. Khi thuần thục chúng ta sẽ có hai lệnh đó là: Nhặt và Sọt rác. Nó sẽ biết chính xác nó phải làm gì. Sau đó bạn bắt đầu thử với các đồ bất kỳ khác ví dụ như túi nilon, vỏ bánh kẹo v.v.v

4. Cách huấn luyện chó theo một số giống chó nổi bật tại Việt Nam

4.1. Huấn luyện chó cỏ (chó ta) giống chó phổ biến tại Việt Nam

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Chó ta hay còn gọi là chó cỏ có mặt ở hầu hết trên đất nước ta, đặc biệt là ở các làng quê và chúng thường được thả rông cho nên bản tính khá hoang dã. Hơn nữa chúng còn rất thông minh, cho nên việc dạy chó ta không phải quá khó như nhiều người thường nghĩ.

Để tìm hiểu kỹ hơn cách dạy chó ta, bạn có thể đọc kỹ tại bài viết sau:

Dạy chó cỏ dễ dàng với 5 lệnh cơ bản

4.2. Huấn luyện chó Becgie

Chó Becgie nổi tiếng là loài chó thông minh trên thế giới, hiện nay, Becgie cũng là giống chó nổi bật được nuôi tại Việt Nam.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Becgie không chỉ thông minh, chúng còn có thân hình to lớn (40-50 kg chó trưởng thành), đặc tính bảo vệ chủ, không thích người lạ, cho nên để huấn luyện một chú chó becgie cần có những lưu ý riêng.

Nếu bạn đang sở hữu một chú chó becgie và muốn dạy chó becgie tại nhà hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé:

Cách huấn luyện chó becgie tại nhà hiệu quả

4.3. Huấn luyện chó Rottweiler

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Giống chó Rottweiler dũng mãnhsở hữu cho mình một cơ thể đầy cơ bắp bẩm sinh, nuôi chó Rottweiler bạn cần phát triển cơ thể của Rottweilermột cách toàn diện bằng những bài luyện tập phát triển cơ bắp riêng như: Cắn và kéo vật nặng, nhảy cao, đuổi bắt bóng,

Tương tự Begie, chóRottweiler rất thông minh, trung thành và đôi khi những chú cún này thông minh đến mức nhận ra được bạn đang cố áp đặt mệnh lệnh lên chúng. Bên cạnh đó đặc tính kiêu kì, không thích bị áp đặt nên sẽ có lúc Rottweiler chống đối mệnh lệnh của chủ nhân. Chính vì thế việchuấn luyện chó Rottweilerngay từ khi còn nhỏ là một việc nên làm. Các bạn chủ nên để các chúcún Rottweilerquen dần với việc nghe mệnh lệnh từ chính bạn, các bài luyện tập từ nhỏ. Khi các chú cún Rott 2 hay 3 tháng tuổi bơ vơ mới về, các bạn nên cho các chú cún này biết ai là chủ để các chú Rottweiler khi lớn lên sẽ nghe lời chủ nhân hơn.

Việc huấn luyện chó Rottweiler được chúng tôi thông tin chi tiết hơn tại đây:

Huấn luyện chó Rottweiler tại nhà chớ nên bỏ qua những phương pháp sau.

4.4. Huấn luyện chó pitbull

Pitbull là một giống chó có dễ gây nguy hiểm cho con người nếu không được huấn luyện đúng mực. Hãy bắt đầuhuấn luyện chó Pitbullngay khi chúng 2 tháng tuổi đồng thời cần xây dựng hình ảnh thị uy đi kèm sự nghiêm khắc.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Đây là giống chó dữ, hiếu chiến, bền bỉ, gan lỳ được mệnh danh làsát thủ máu lạnhhay còn được gọi làchó chiến binh vì vậy chúng tôi không khuyến khích bạn tự huấn luyện một chú chó pitbull khi chưa có kinh nghiệm dạy chó nào. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ đặc điểm, tính cách của chú pitbull mình đang nuôi và tự tin có thể huấn luyện chó pitbull tại nhà thì có thể đọc bài viết sau đây của trường để tham khảo nhé:

Phương pháp huấn luyện chó pitbull tại nhà không gây nguy hiểm

4.5. Huấn luyện chó doberman

Doberman cũng là loài chó dữ nhưng nó không hung hăng như nhiều người vẫn tưởng. Nếu biết huấn luyện doberman bạn sẽ có một chú chó tốt bụng, biết yêu thương và cực kỳ trung thành.

Để chú chó doberman thực hiện thuần nhuyễn các thói quen tốt và nghe lời răm rắp bạn cần phải kiên trì. Trước khi thực hiện các cách huấn luyện chó Doberman tại nhà, bạn cần tìm hiểu qua các nguyên tắc cơ bản cũng như cách thức huấn luyện chó Doberman tại đây:

Huấn luyện chó doberman tại nhà hiệu quả

4.6. Cách dạy chó phú quốc

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Chó Phú Quốc là một trong những giống chó quý hiếm được xem là quốc khuyển của Việt Nam. Chúng không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Một chú chó Phú Quốc nếu được nuôi dưỡng, huấn luyện bài bản sẽ trở nên cực kỳ hữu ích trong đời sống mỗi gian đình.

Để huấn luyện chó phú quốc hiệu quả bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại bài viết sau: Cách huấn luyện chó phú quốc tại nhà đơn giản và hiệu quả.

4.7. Huấn luyện chó poodle

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Chó poodle được biết đến là một chú chó săn vịt lông dài, xoăn vô cùng đáng yêu. Ngay từ lần đầu tiên Poodle đã thu hút người khác bởi ngoại hình xinh xắn và sự sang chảnh của mình. Cộng thêm đặc tính thân thiện và yêu thích con người, cho nên ngày càng có nhiều gia đình nuôi poodle.

Poodle là một trong những giống chó thông minh nhất, nhưng để chúng bộc lộ được khả năng của mình bạn cần phải dạy chó poodle đúng cách. Với dòng chó này chúng tôi cũng có bài tập riêng tại đây: Dạy chó poodle đúng cách để tối ưu hóa sự thông minh của chúng.

4.8. Cách dạy chó Akita

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Akita Inu là giống chó có nguồn gốc từ vùng núi phía Bắc Nhật Bản, chúng cũng được coi là quốc khuyển của quốc gia này. Đây là giống chó nổi tiếng qua nhiều bộ phim với sự thông minh, lanh lợi và trung thành tuyệt đối với chủ nhân của mình.

Hiện cũng có nhiều gia đình ở Việt Nam sở hữu giống chó Akita Inu. Tuy đây là giống chó thông minh nhưng chúng có phần dễ nóng nảy và hơi cứng đầu, vì vậy, nếu không huấn luyện Akita đúng cách bạn sẽ dễ khiến chúng trốn tránh các bài tập.

Để dạy chó Akita thành công bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé: Huấn luyện Akita Inu và những lưu ý không thể bỏ qua.

4.9. Cách dạy chó Husky, Alaska

Husky là giống chó có nguồn gốc ở Siberia, Nga, nơi mà họ thường dúng chúng để kéo xe. Giống chó husky cực kỳ nổi tiếng ở Việt Nam và được nhiều gia đình nhất là các bạn trẻ yêu thích bởi đặc điểm bề ngoài của chúng. Chúng có những đặc tính như hiếu động mà bạn trẻ hay gọi tên khác là ngáo. Tuy vậy chúng không hề ngáo thật đâu nha!

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Vì vẻ ngoài có vẻ to khỏe, đôi mắt sắc sảo lại thường hú như chó sói nên nhiều người tưởng nhầm chúng rất hung dữ. Thật ra, husky cực kỳ hiền lành, dễ làm quen, đặc biệt, chúng có những khả năng cực giỏi như săn mồi, đào tẩu, tha đồ vật, Cũng vì điều này mà nếu không biết cách dạy husky thì chú chó nhà bạn rất dễ vì quá ham đuổi theo con mồi mà đi lạc hoặc cắn phá sạch mọi thứ trong nhà.

Chó Alaska và husky khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn. Alaska được kế thừa bộ gen của dòng chó sói tuyết hoang dã và được thuần hoá bởi tộc Malamute,chúng trông rất đẹp cho nênnhanh chóng trở thành một trong những giống chó được nhiều người yêu thích nhất.

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Alaska cũng rất thông minh, thân thiện và cực kỳ có khả năng chăm sóc trẻ em nên nếu được nuôi dạy tốt bạn sẽ sở hữu một chú chó đa năng lắm đấy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về Husky và chó Alaska bạn có thể tham khảo bài viết sau: Đặc tính và cách nuôi dạy chó Husky và Alaska.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm: Những quy tắc huấn luyện chó golden mà bạn cần nắm

5. Những khẩu lệnh nâng cao nên dạy chó của bạn

5.1. Cách dạy chó tha đồ vật

Cách huấn luyện chó chiến đấu
Huấn luyện chó tha đồ vật tại trường huấn luyện chó Sài Gòn 125

Đầu tiên bạn phải có 1 khoảng sân, một bãi đất rộng rãi hoặc một địa điểm quen thuộc để có đủ không gian luyện tập, chuẩn bị thêm một ít thức ăn làm phần thưởng cho chó cưng. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng các vật dụng nhỏ gọn và nhẹ như đồ chơi của chó, bóng tennis, khúc xương giả những thứ mà chú cún của bạn yêu thích.

  • Một, bạn phải giữ cún bằng dây xích trong phạm vi cún có thể di chuyển ngắn, để tránh trường hợp chú chó của bạn sẽ không tập trung và chạy lung tung trong quá trình dạy. Sau đó, bạn để cún chơi với đồ chơi trong khoảng 10s đến 1 phút. Tiếp theo, bạn cướp đồ vật và để cún tìm cách đòi lại. Lặp lại việc này vài lần để chú chó của bạn làm quen và có sự chú ý đến đồ vật.
  • Sau khi làm quen xong với bước 1, bạn sẽ cầm đồ vật ném ra xa khoảng 2m, rồi chạy theo cướp lại để tạo cho cún có phản xạ chạy ra cướp đồ trước. Nếu chú chó của bạn chạy theo thì bạn có thể thưởng cho chúng một ít thức ăn.
  • Khi cún đã nhặt được đồ vật, bạn hãy dùng một tay giữ đồ vậy và hô Nhả, tay còn lại bóp nhẹ vào hàm dưới của nó, khi bị đau chú cún sẽ có phải nhả đồ vật ra. Khi chúng nhả đồ vật bạn khen tốt và thưởng đồ ăn. Lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi chú cún của bạn có thể nhả đồ vật ra mà không cần phải bóp miệng

Ngoài ra để tìm hiểu thêm cách dạy chó nhặt dây xích, dạy chó nhặt bát ăn cơm mang lại cho chủ, dạy chó nhặt bóng, bạn hãy đọc bài viết này nhé: Tất tần tật cách dạy chó nhặt đồ hiệu quả!

5.2. Dạy chó vượt chướng ngại vật dễ dàng

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Sau những lệnh cơ bản như nằm, bò, đi, đứng, thì bạn có thể tăng cướng thể lực cho chó bằng cách huấn luyện vượt chướng ngại vật.

Chuẩn bị:1 cái que (gậy) nhỏ, dài và cứng khoảng 80 100 cm hoặc vòng nhựa dẻo

  • Bước 1.Ngồi xuống đất, đặt dụng cụ sát xuống đất. Gọi chó đến bên cạnh. Tay trái cầm thức ăn nhử chó đi qua dụng cụ đó. Nếu nó bước qua hãy khen tốt và thưởng đồ ăn nhé.
  • Bước 2.Lặp đi lặp lại cho đến khi chó đi qua dễ dàng, bạn cho dụng cụ cao lên, cao từ từ thôi nhé, khi đó chó của bạn sẽ đi qua, nó không đi qua được nó sẽ nhảy, vì khi đó nó quen đi qua thì mới đc ăn.
  • Bước 3.Lặp lại nhiều lần, chó đã chịu nhảy qua rồi thì các bạn hô kèm lệnh Nhảy.

Nếu có điều kiện hãy đưa chó ra bãi tập rộng và chuẩn bị chướng ngại vật phức tạp hơn bạn nhé. Với những giống chó như becgie, pitbull, doberman, thì việc tập những bài này cực kỳ cần thiết, không chỉ tăng thể lực mà còn hữu ích để tới các bài tập như tấn công, truy đuổi kẻ thù

5.3. Huấn luyện chó tấn công kẻ thù, bảo vệ chủ

Cách huấn luyện chó chiến đấu

Đây là lệnh tương đối khó và cần có cả kinh nghiệm nữa. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng tìm hiểu chi tiết đặc điểm giống chó mình nuôi, tính cách và khả năng của chúng bạn cũng có thể huấn luyện chó tấn công bảo vệ chủ tại nhà.

Để dạy được lệnh này, ngoài đảm bảo chó nắm chắc các lệnh cơ bản và nghe lời bạn, bạn cần phải dạy chó theo các lệnh trình tự như sau:

  • Dạy chó sủa báo động để chó biết phân biệt lúc nào nên sủa.
  • Dạy chó hiệu lệnh im lặng để chó ngừng sủa và giữ yên
  • Huấn luyện chó cắn và nhả

Lưu ý: Nếu bạn huấn luyện sai sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng quá mức ở chó, tạo ham muốn tấn công mọi lúc gây nguy hiểm hay sủa vô tội vạ

Vì vậy, để huấn luyện chó tấn công bảo vệ chủ tại nhà, hãy đọc kỹ những lưu ý cũng như phương pháp tại bài viết sau của chúng tôi: Huấn luyện chó bảo vệ chủ tại nhà Lưu ý và phương pháp hiệu quả nhất!

6. Có nên chọn trung tâm huấn luyện chó hay nên tự dạy chó tại nhà?

6.1. Lý do

Nếu bạn có thời gian rảnh khá nhiều và sẵn sàng tìm hiểu kỹ năng cũng như kinh nghiệm nuôi dạy chó, tất nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn tự dạy chú cún cưng của mình tại nhà rồi. Việc dạy chó mỗi ngày không chỉ giúp chó đi vào nề nếp, phát huy tính thông minh mà còn tăng khả năng kết nối giữa bạn và chú chó của mình đấy.

Tuy nhiên, việc dạy chó tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn cực kỳ cao từ bạn, sẽ có những lúc bạn phát bực và chỉ muốn đánh chó của mình, như vậy lại dễ khiến chúng sợ hãi, lo lắng và không nghe theo lệnh của bạn nữa. Nhiều chú chó còn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, buồn, nhút nhát.

Thêm nữa, với những lệnh cơ bản, bạn có thể dễ dàng dạy chó của mình nhưng với lệnh nâng cao nếu không dạy chó đúng cách rất dễ xảy ra thương tật cho cả bạn và chú chó của bạn.

Vậy nên, nếu bạn sở hữu một chú chó có thân hình to lớn, có khả năng học các lệnh nâng cao, hay đơn giản là bạn không có thời gian nhưng vẫn mong muốn chó của mình trở nên hữu ích với gia đình thì đưa chó đến trung tâm huấn luyện chó là một lựa chọn tốt.

Lý do bạn nên chọn trung tâm huấn luyện chó:

  • Tạo tính xã hội hóa ngay từ đầu cho chú chó của bạn. Cũng như con người nếu được đưa đến trường lớp, chó của bạn được tiếp xúc với nhiều chú chó khác, chúng sẽ dễ làm quen, ít cắn nhau, Nếu bạn luôn để chó mình ở nhà, hãy để ý cứ hễ thấy con chó khác là chúng chạy tới ngay để tìm hiểu, cắn nhau hay thậm chí đuổi đi,

Hơn nữa, chó ở trường huấn luyện dễ học hỏi từ những người bạn của mình, và kể cả chủ nhân của chúng, cũng như học tập trong môi trường mang tính giải trí cao hơn.

  • Tiếp xúc với huấn luyện viên chó chuyên nghiệp thì bạn yên tâm là chó của bạn sẽ được đào tạo bài bản, phương pháp phù hợp và thành công nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, nếu muốn biến chó của mình có khả năng bảo vệ , tấn công, tốt nhất là bạn nên để các chuyên gia dạy chó kỹ thuật tấn công; hẳn là bạn không muốn huấn luyện sai và kết quả là chú chó của bạn trở nên hung hãn quá mức.

6.2. Nơi huấn luyện chó tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cách huấn luyện chó chiến đấu
Lễ tốt nghiệp tại trường huấn luyện chó Sài Gòn 125

Những năm gần đây, các trung tâm huấn luyện chó mọc lên như nấm, rất nhiều trung tâm đầu tư quảng cáo này nọ nhưng thực tế lại không đúng như vậy.

Để lựa chọn một trung tâm huấn luyện chó tốt, trước hết, bạn cần nhìn vào cơ sở vật chất của nơi đó như: Chuồng trại nuôi nhốt có chắc chắn không, sạch sẽ không, bãi tập có rộng không, dụng cụ tập có đầy đủ không,

Thứ hai là chế độ ăn uống khi bạn gửi chó như thế nào?

Tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp khi bạn liên hệ gửi chó tại Trường huấn luyện chó Sài Gòn.

  • Chúng tôi sẵn sàng để bạn tham quan cơ sở vật chất của trường
  • Chúng tôi công khai chế độ ăn hàng ngày của chó để bạn yên tâm
  • Trường huấn luyện chó Sài Gòn 125 luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mỗi chú chó và có lịch tiêm phòng định kỳ cho chó nếu bạn yêu cầu.
  • Đội ngũ huấn luyện viên của chúng tôi dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng quay video huấn luyện để gửi cho bạn khi bạn yêu cầu.
  • Chúng tôi cũng sẵn sàng đưa đón chó tận nhà nếu bạn không thể chở chó đến trung tâm huấn luyện.

Rất nhiều những ưu điểm khác mà bạn hoàn toàn có thể tự tin khi giao chó tới trường huấn luyện chó sài gòn 125.

Để liên hệ hoặc cần giải đáp thắc mắc bạn có thể:

Gọi/ Zalo/ SMS qua: 0979 311 827

Gửi Email qua:

Facebook: https://www.facebook.com/huanluyenchosaigon125

Có thể bạn quan tâm:

3 lưu ý không thể bỏ qua trước khi quyết định nuôi chó trong nhà
Huấn luyện chó tại nhà Bài 1: Chuẩn bị
Huấn luyện chó Rottweiler đúng cách tại nhà
Huấn luyện chó Becgie như thế nào cho đúng?
Cách dạy chó ngồi tại nhà thành công chỉ với 4 bước đơn giản
9 lời khuyên để huấn luyện chó pitbull thành công
Tweet Pin It