Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

/* custom css */ .tdi_10.td-a-rec{ text-align: center; }.tdi_10 .td-element-style{ z-index: -1; }.tdi_10.td-a-rec-img{ text-align: left; }.tdi_10.td-a-rec-img img{ margin: 0 auto 0 0; }@media (max-width: 767px) { .tdi_10.td-a-rec-img { text-align: center; } }

Bánh tiêu là món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Cho đến ngày nay loại bánh này được biến tấu thành nhiều hương vị khác nhau nhưng vị bánh truyền thống vẫn rất được ưa chuộng. Cùng vào bếp học cách làm bánh tiêu đặc ruột để đãi gia đình cũng như gợi nhớ hương vị tuổi thơ qua hướng dẫn dưới đây.

Contents

  • 1 Nguyên liệu làm bánh tiêu đặc ruột
  • 2 Cách làm bánh tiêu đặc ruột
  • 2.1 Kích hoạt men nở
  • 2.2 Trộn bột
  • 2.3 Ủ bột
  • 2.4 Tạo hình cho bánh tiêu
  • 2.5 Chiên bánh tiêu
  • 2.6 Yêu cầu thành phẩm

Nguyên liệu làm bánh tiêu đặc ruột

Theo như công thức chia sẻ thì cách làm bánh tiêu đặc ruột không đòi hỏi quá nhiều thời gian, dễ thực hiện. Chính vì thế bạn không cần phải nấu ăn giỏi hay khéo tay mới có thể làm được món bánh này. Để làm bánh tiêu đặc ruột bạn hãy lựa chọn kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu, gồm có:

  • Bột mì đa dụng: 300g;
  • Sữa tươi không đường: 180g;
  • Đường: 100g;
  • Mè: tùy ý;
  • Men khô: 7g;
  • Muối: ¼ muỗng cafe;
  • Trứng gà: 1 quả;
  • Bột vani: 7g;
  • Sữa bột: 10g;
Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Nguyên liệu làm bánh tiêu đặc ruột   /* custom css */ .tdi_9.td-a-rec{ text-align: center; }.tdi_9 .td-element-style{ z-index: -1; }.tdi_9.td-a-rec-img{ text-align: left; }.tdi_9.td-a-rec-img img{ margin: 0 auto 0 0; }@media (max-width: 767px) { .tdi_9.td-a-rec-img { text-align: center; } }

Tùy thuộc vào số lượng người ăn mà bạn tăng nguyên liệu cho phù hợp. Tuy nhiên tất cả nguyên liệu đều phải đảm bảo chất lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và độ ngon của bánh.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết có thể tiến hành làm bánh tiêu ngay. Chỉ một vài giờ đồng hồ là bạn đã có món ngon chiêu đãi cả gia đình rồi đấy.

Kích hoạt men nở

Loại men sử dụng để làm bánh tiêu đặc ruột trong bài viết này là loại không cần ủ. Tuy nhiên mình vẫn sẽ hướng dẫn các bạn cách ủ men. Đầu tiên bạn cho 1 muỗng canh đường vào 30ml nước ấm (35-40 độ C) rồi khuấy cho tan đều.

Tiếp đến thêm 7g men nở vào hỗn hợp, khuấy đều và bọc kín bằng màng thực phẩm. Để men nghỉ từ 5  10 phút và nếu thấy có lớp váng nổi lên như gạch chua là men đã được kích hoạt thành công.

Trộn bột

Ở đây bài viết trộn bột bằng máy, nếu không có bạn hoàn toàn có thể nhào bột bằng tay theo kiểu kéo và đè bột. Thực hiện thao tác này lặp lại bột sẽ dẻo mịn, không dính tay, bánh chiên sẽ phồng rất ngon.

Cho tất cả các nguyên liệu gồm sữa tươi không đường, đường, sữa bột, trứng gà, bột vani và men vào cối. Dùng phới lồng khuấy cho tan đường và đồng thời các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau.

Lưu ý phần sữa sử dụng nếu để trong tủ lạnh thì nên để ở nhiệt độ phòng cho bớt lạnh rồi mới sử dụng. Vì khi sữa quá lạnh việc kích hoạt men nở sẽ không được tốt, bột lâu nở bởi men hoạt động tốt ở nhiệt độ 20  37 độ C.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Trộn bột thật đều bằng máy sẽ hiệu quả hơn

Sau khi trộn đều, bạn cho 300g bột mì vào cối, thêm muối rồi trộn sơ qua trước khi đánh. Nếu thấy bột hơi nhão bạn có thể cho thêm một ít bột mì khô và ngược lại. Tuy nhiên bột bánh tiêu cũng không nên quá khô như bột bánh mì.

Cho cối vào máy để nhồi bột. Ban đầu bột được đánh ở tốc độ nhẹ và tăng dần. Bột trộn trong thời gian 15 phút là được.

Ủ bột

Dùng màng thực phẩm bọc kín miệng cối và ủ ở nhiệt độ 1  2h. Thời gian ủ phụ thuộc lớn vào thời tiết. Nếu thời tiết ấm men hoạt động tốt, bột ủ 1h sẽ dậy nhanh hơn so với khi ủ ở thời tiết lạnh.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Ủ bột từ 1  2h đồng hồ để bột nở phồng

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nóng lò vi sóng rồi để lò về khoảng 35 độ C là cho bột vào bên trong lò để ủ. Cách này vô cùng hiệu quả, men vừa nở nhanh lại rút ngắn được thời gian ủ bột.

Tạo hình cho bánh tiêu

Bột bánh tiêu sau khi ủ đủ thời gian thì nhồi sơ lại một lần nữa. Tiếp đến bạn cho bột khô ra mặt phẳng, có thể là mặt bàn, thớt rồi đặt bột bánh tiêu lên trên để nhồi và chia bột dễ dàng hơn.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Chia bột thành các phần bằng nhau

Với 300g bột mì này bạn sẽ chia được 9 phần bột đều nhau với trọng lượng 1 phần bột là 70g. Túm bột lại cho tròn, cho mặt ướt ra bên ngoài để thấm mè sẽ tốt hơn. Sau đó dùng cây cán bột cán dẹp phần bột là hoàn thành. Bạn cán không quá mỏng với lực cán vừa đủ, độ dày của bột sau khi cán khoảng 0.5cm.

Chiên bánh tiêu

Trong thời gian cán bột bạn bắt chảo sâu lòng lên bếp, cho ngập dầu và đun sôi. Bánh tiêu được chiên ở lửa vừa, trung bình một bánh sẽ chiên từ 2  3 phút là chín.

Sau khi lăn cục bột qua mè, cán dẹp là cho trực tiếp vào chảo để chiên. Không nên cán hết một lượt mới chiên vì như vậy bột bị khô, bánh sẽ không đạt chuẩn hương vị.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Chiên bánh ở dầu sôi, lửa mức trung bình và trở các mặt liên tục

Trong khi chiên nên trở các mặt liên tục để vàng đều, không bị cháy. Bánh chiên khoảng 1 phút là nổi lên bề mặt dầu. Lưu ý nếu bạn cho bánh vào khi dầu quá nóng bánh sẽ bị chai ngược lại cho bánh vào lúc dầu chưa đủ độ nóng bánh sẽ không nở.

Yêu cầu thành phẩm

Bánh tiêu đặc ruột phải có màu vàng nâu, gần như chuyển sang màu cánh gián. Ruột bánh mềm,, có độ xốp và phần vỏ bên ngoài có độ giòn nhất định. Muốn phần ruột bánh nhiều bạn không nên cán bánh quá mỏng.

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Ruột bánh đặc, phồng, xốp với vỏ bánh vàng đều

Trên đây là hướng dẫn cách làm bánh tiêu đặc ruột mà bài viết này muốn chia sẻ đến các bạn. Đây là món ăn tuổi thơ với hương vị dân giã, mềm và thơm mùi sữa. Chúc các bạn thành công với món bánh tiêu này nhé!   /* custom css */ .tdi_11.td-a-rec{ text-align: center; }.tdi_11 .td-element-style{ z-index: -1; }.tdi_11.td-a-rec-img{ text-align: left; }.tdi_11.td-a-rec-img img{ margin: 0 auto 0 0; }@media (max-width: 767px) { .tdi_11.td-a-rec-img { text-align: center; } }