Cách làm sạch cá chép giòn

1. Nguyên liệu đầy đủ cho món cá chép giòn

Nguyên liệu tươi ngon là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định trực tiếp đến chất lượng và hương vị thơm ngon của nồi lẩu cá chép giòn. Bởi vậy, trước khi thực hiện món lẩu này, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu cần thiết.

Ở đây chúng tôi sẽ chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu cho 4 - 5 người ăn.

1.1. Nguyên liệu nấu nước lẩu

Xương ống hoặc xương sườn lợn khoảng 700gr.
1 con cá chép khoảng 1,2kg - 1,5kg.
Cà chua: 4 quả.
Hành tím, tỏi, gừng, mẻ, thì là.
Gia vị: mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm.

Cách làm sạch cá chép giòn
Nguyên liệu làm món lẩu cá chép giòn

1.2. Nguyên liệu làm đồ nhúng

Đối với nguyên liệu làm đồ nhúng lẩu, bạn có thể chuẩn bị theo các nguyên liệu sau đây.

Thịt bò: 400gr.
Dạ dày lợn: 1 cái.
Ngao, nghêu: 800gr.
Đậu phụ: 4 - 6 bìa đậu.
Rau: Nên chọn rau cải, rau muống, rau diếp, rau cần, bắp chuối sẽ ngon đúng vị hơn.

1.3. Sơ chế các nguyên liệu

Khi có đầy đủ các nguyên liệu bạn sẽ tiến hành sơ chế. Cụ thể các nguyên liệu sẽ được xử lý như sau:

Xương ống/xương sườn lợn: Rửa sạch, chặt khúc và chần sơ với nước sôi để loại bỏ chất bẩn. Sau đó rửa sạch lại với nước và cho ra rổ để ráo.
Cá chép: Đánh vảy, bỏ mang cá, ruột cá và dùng giấm hoặc chanh cùng một ít muối hạt để làm sạch, khử tanh cho cá. Sau đó bạn cùng dao lọc phần thịt cá và xương cá ra. Xương và đầu bỏ riêng, phần thịt cá, cắt khúc và cho vào tô lớn ướp cùng 1 muỗng hạt nêm, hành tím băm, gừng, ớt.
Ngao/nghêu: Ngâm với nước vo gạo khoảng 20 - 30 phút để cho nhả hết chất bẩn ra ngoài, loại bỏ những con bị há miệng để tránh làm nồi lẩu bị hôi.
Thịt bò: Thái mỏng và ướp với gừng, tỏi.
Đậu phụ: cắt khúc, rán vàng và cho ra đĩa.
Cà chua: rửa sạch, bổ múi cau.

2. Cách làm lẩu cá chép giòn

Khi tất cả các nguyên liệu đã được sơ chế sẵn sàng, chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện cách nấu lẩu cá chép giòn theo thứ tự các quy trình sau.

2.1. Nấu nước dùng

Nấu nước dùng ngon, bạn bắc nồi lên bếp bật lửa to cho 1 muỗng canh dầu ăn vào bên trong đun sôi dầu. Sau đó cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, đổ ½ cà chua vào xào sơ và cho 1,5 lít nước vào đun cùng.

Tiếp đến bạn thả xương lợn và đầu cá, xương cá vào ninh trong khoảng 1 tiếng.Trong quá trình ninh dùng muôi vớt bọt để nước dùng được trong và ngon mắt hơn.

Khi sắp được, bạn cho thêm muối, hạt nêm, bột ngọt vào nêm nếm cho vừa ăn.

Cách làm sạch cá chép giòn
Cách làm lẩu cá chép giòn thơm ngon

2.2. Chuẩn bị lẩu

Sau khi ninh nước dùng xong, bạn sẽ tiến hành setup lẩu bằng cách lấy nồi lẩu hoặc 1 cái chảo, bắc lên bếp cho 1 thìa canh dầu ăn vào và phi thơm tỏi, hành. Sau đó cho thêm ½ cà chua còn lại xào cùng với thịt cá.

Bước tiếp theo, bạn cho hỗn hợp trên vào nồi lẩu, đổ nước dùng đã ninh trước đó, cho thêm giấm hoặc mẻ và đun sôi trở lại là được.

Khi nước sôi trở lại, chỉ cần nhúng thịt, rau vào và thưởng thức. Đừng quên làm kèm theo một bát nước mắm tỏi gừng để chấm cá nữa nhé.

Với cách làm lẩu cá chép giòn chỉ với #3 bước làm vừa đơn giản lại vừa hợp vệ sinh. Vậy còn chần chừ gì nữa, vào bếp cùng Food.com.vn thôi nào. Và hãy nhớ review lại kết quả cho chúng tôi nhé!

>>> Tham khảo video hướng dẫn cách làm lẩu cá chép giòn thơm ngon

3. Một số lưu ý cần nhớ khi nấu lẩu cá chép giòn để không bị tanh

Sau đây là một số lưu ý, nguyên tắc cần nhớ trong cách làm lẩu cá chép giòn ngon vừa thơm mà lại không bị tanh. Bạn nên tham khảo để áp dụng khi chế biến nồi lẩu cá chép để giữ trọn được hương vị thơm ngon của món ăn.

3.1. Chọn cá chép tươi

Khi chọn nguyên liệu cần chọn những con cá chép còn sống. Như vậy khi sơ chế khử tanh sẽ nhanh hơn và đặc biệt là nồi lẩu cũng vì thế mà ngon ngọt hơn.

Cách làm sạch cá chép giòn
Một số lưu ý khi làm lẩu cá chép

3.2. Sơ chế cẩn thận với món cá

Muốn món lẩu cá chép giòn không bị tanh thì bước sơ chế nguyên liệu là quan trọng nhất. Đặc biệt là khi sơ chế cá, bạn nên cẩn trọng xử lý từng bước 1 để khử tanh. Lớp da cá và lớp màng đen bên trong bụng cá là nguyên nhân tạo mùi tanh.

Vậy nên khi sơ chế cá, bạn cần dùng chanh, muối xử lý phần da cá, sau đó bóc sạch lớp màng đen bên trong bụng cá. Cuối cùng rửa sạch lại cá với nước và để ráo.

3.3. Cho đầu cá vào nấu trước

Vì đầu cá lâu chín hơn nếu cho vào sau, sẽ khiến cho nước bị tanh, nhúng rau sẽ có mùi ngai ngái. Do vậy mà khi setup nước lẩu bạn thả luôn đầu cá vào để ninh trước, hoặc có thể cho đầu cá ngay từ lúc ngâm nước dùng, tùy thuộc vào bạn muốn ăn đầu cá mềm hay hơi chắc thịt 1 chút.

Như vậy, chỉ vài bước đơn giản bạn đã có ngay cho mình nồi lẩu thơm ngon. Hy vọng với cách làm lẩu cá chép giòn này sẽ giúp cho gia đình có một bữa ăn cuối tuần thật ngon miệng. Chúc bạn thực hiện thành công.

Đánh giá: 1 2 3 4 5
4.1 / 5 (7 bình chọn)