Cách làm tay hết nổi gân

Người tư vấn: Đại tá - TS.BS. Nguyễn Huy Thọ (ảnh), nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện TW Quân đội 108, Uỷ viên Hội đồng Khoa học Sở Y tế Hà Nội.

Kính thưa bác sĩ, em năm nay 29 tuổi, hiện là nhân viên văn phòng. Tay và chân em luôn nổi gân xanh rất to, mặc dù thân hình em rất bình thường (không gầy). Em rất mong bác sĩ tư vấn cho em cách chữa trị để em có thể tự tin trong giao tiếp cũng như công việc hàng ngày. Em xin cảm ơn!

(thuyviet…gmail.com)

Qua câu hỏi của bạn, tôi nghĩ da bạn thuộc loại mỏng. Bình thường, ai cũng có lớp mỡ dưới da, nhưng độ mỏng/dày khác nhau. Những người có lớp mỡ dưới da dày sẽ chịu rét tốt hơn. Người có lớp mỡ dưới da mỏng (như trường hợp của bạn) sẽ nổi rõ những đường tĩnh mạch ở tay, chân. Tĩnh mạch nổi rõ còn do màu sắc của da quyết định, da của bạn hẳn là trắng nên càng dễ lộ gân xanh. Đây là vấn đề sinh lý bình thường, mang yếu tố di truyền, không có chỉ định chữa trị. Tôi nghĩ bạn không việc gì phải mặc cảm với chuyện này.

Tuy nhiên, xin cung cấp thêm thông tin cho bạn là người da mỏng dễ thể hiện sự lão hóa sớm như xuất hiện nếp nhăn trên mặt, cổ, mu bàn tay. Hiện nay trên thế giới có Hội những người da mỏng, họ đã đúc kết lại nhiều phương thức để phòng tránh các biến chứng của người có làn da mỏng, như bổ sung nước thường xuyên, tắm rửa bằng nước nóng hàng ngày, tăng cường tập thể dục để làm tổ chức mỡ dưới da phát triển, cách dùng mỹ phẩm phù hợp... Nếu muốn học hỏi kinh nghiệm, bạn nên tìm website của Hội, đăng ký thành viên. Chúc bạn chăm sóc tốt làn da mỏng manh của mình và tự tin trong giao tiếp!

Trên đây là toàn bộ thông tin nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc về trường hợp tay bị nổi gân xanh. Bàn tay nổi gân xanh mặc dù chưa phải là trường hợp đáng lo ngại, tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng và cẩn thận với sức khỏe của bản thân, tránh để mắc phải các căn bệnh không mong muốn.

ai chân tôi cũng bị giãn tĩnh mạch hiển cấp độ 3. Xin hỏi chi phí chích xơ là bao nhiêu? Hoàn cảnh khó khăn và ở xa nên tôi muốn biết chi phí để chuẩn bị. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Hoa).

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn miêu tả bị nổi nhiều gân xanh ở tay, đó chính là những tĩnh mạch. Tình trạng này có thể không phải là bệnh lý bởi ở những người gầy, gân xanh có thể nổi rõ trên tay. Trước tiên bạn nên đến khám ở chuyên khoa Phẫu thuật Mạch máu để biết có phải mình bị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay không, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, phương pháp chích xơ được áp dụng với mục đích làm cho tĩnh mạch bệnh bị xơ hóa, không còn dòng chảy do tắc mạch nên không còn gây đau. Chi phí chích xơ hiện nay tại Bệnh viện Đại học Y Dược khoảng 650.000 đồng cho một lần làm thủ thuật.

Chích xơ tĩnh mạch là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, ít tốn kém nếu áp dụng cho những bệnh nhân phù hợp. Ví dụ trong trường hợp giãn tĩnh mạch có kích thước nhỏ, thường gặp trong suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, có triệu chứng đau nhức. Cũng có thể áp dụng cho các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch hiển ở chân, tuy nhiên kết quả điều trị không tốt bằng các phương pháp phẫu thuật. Theo miêu tả, các tĩnh mạch hiển lớn ở chân chị đã bị giãn to thì phẫu thuật sẽ phù hợp hơn chích xơ. 

Cách làm tay hết nổi gân

Chân của một bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch trước và sau khi được chích xơ. Ảnh: Lê Thanh Phong.

Trong khi đó các tĩnh mạch ở tay nổi to lại là chuyện khác. Các tĩnh mạch ở tay rất cần thiết để tiêm thuốc và truyền dịch mỗi khi bạn bị một bệnh nào đó. Tưởng tượng, khi cần tiêm thuốc mà không tìm được tĩnh mạch ở tay thì phải tiêm vào tĩnh mạch ở chân, cổ hoặc tĩnh mạch dưới đòn nằm sâu trong ngực. Việc này sẽ khó khăn và gây đau hơn nhiều. Nếu như bạn bỏ tĩnh mạch ở tay và ở chân nữa thì việc tiêm truyền thuốc còn khó khăn hơn. Đặc biệt trường hợp cần tiêm truyền gấp mà không có tĩnh mạch ở tay hay chân thì vô cùng nguy hiểm.

Hơn nữa đối với các tĩnh mạch to như ở tay, sau khi chích xơ chúng sẽ bị viêm và gây đau, tạo huyết khối trong lòng gây tắc mạch. Khi đó tĩnh mạch sẽ trở nên xơ cứng như sợi dây thừng nhỏ dưới da, vùng da xung quanh cũng sậm màu, không đảm bảo tính thẩm mỹ. Tình trạng này tồn tại nhiều tháng đến cả năm sau chích xơ.

Chích xơ tĩnh mạch ở tay hay phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch vì lý do làm đẹp là một việc không nên thực hiện. Trừ một số trường hợp tĩnh mạch tay nổi to trong một số bệnh lý do chèn ép tĩnh mạch hay huyết khối, thì cần chữa trị sớm. Phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng này là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để trị chứ không được chích xơ hay phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch ở tay.