Cách lắp ráp năng lượng mặt trời

Cách lắp ráp năng lượng mặt trời

Hướng dẫn lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà

Dưới đây là các video hướng dẫn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên các loại mái hay nhất mà mình sưu tập được cho anh em.

Nguồn: KNE Solar

Nguồn : Radiant Australia

Nguồn: Newnergy Solar

Thẻ:

Là thiết bị quan trong quyết định đến hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống điện năng lượng mặt trời. Pin năng lượng mặt trời là thiết bị có nhiệm vụ chuyển đổi quang năng thành điện một chiều cấp cho các thành phần khách trong hệ thống.

Bài viết này Techway sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt cũng như các lưu ý trong quá trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời.

Pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời

  • Nguồn điện mà pin mặt trời phát ra là dòng điện một chiều DC ở mức có thể gây nguy hiểm do đó trong quá trình lắp đặt cần có các trang bị bảo hộ lao động phù hợp, sử dụng găng tay và giày bảo hộ khi lắp đặt.
  • Không đứng lên các tấm pin có thể gây vỡ hoặc xước bề mặt kính.
  • Không lắp đặt các tấm pin bị ướt hoặc lắp đặt trong điều khiện mưa gió.
  • Pin phát ra điện 1 chiều nên cần chú ý đấu đúng cực trong quá trình lắp đặt.
  • Đảm bảo các mối nối phải được cách điện đúng kỹ thuật
  • Hệ thống giá đỡ phải đảm báo chắc chắn trong điều khiện gió bão.
  • Trong trường hợp hoả hoạn không dùng nước để chữa cháy tránh việc bị điện giật.
  • Hệ thống pin nên được thiết kế có khoảng cách giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông gió tản nhiệt.

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống pin mặt trời

Lắp đặt pin lên hệ thống khung giá đỡ

  • Khung giá đỡ nên sử dụng chất liệu inox.
  • Khoảng cách giữa pin và mái nhà tối thiểu 150mm để đảm bảo thông gió làm mát.
  • Dùng 4 kẹp cố định khung pin có độ dày từ 7 – 10mm.
  • Kẹp chỉ tiếp xúc vào khung bên ngoài tấm pin, tránh tiếp xúc với mặt kính.
  • Khi lắp đặt chú ý lỗ thoát nước của tấm pin, tránh làm tắc hoặt cản trở nước thoát ra từ tấm pin.
  • các tấm pin nên lắp đặt các nhau tối thiểu 10mm.
  • Khung giá đỡ thi công đảm bảo chị được gió bão.

bản vẽ mặt sau pin mặt trời

Hình ảnh mô phỏng lắp kẹp gắn pin mặt trời vào khung đỡ

Đấu nối hệ thống

Tuỳ vào việc thực tế công suất, vị trí lắp đắt các tấm pin cũng như điện áp đầu vào của bộ inverter/bộ hoà lưới mà ta đấu song song hoặc nối tiếp các module pin mặt trời với nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Các mối nối khi đấu nối cần phải sạch, không ẩm ướt.
  • Các tấm pin có 2 cực (+) và (-) rõ ràng, tuỳ thuộc bạn đấu nối tiếp hoặc song song mà có cách đấu khách nhau tuy nhiên không được đấu sai gây hỏng tấm pin.
  • Đối với việc đấu song song các module, trước khi đấu nối cần kiểm tra lại điện áp của các module. Nếu thấy bị đảo cực hoặc chênh lệch trên 10v thì phải kiểm tra lại pin.
  • Dây điện dùng để truyền tải nên dùng loại 1 lõi có 2 lớp cách điện.

Bảo trì – sửa chữa hệ thống

  • Cần phải có cầu dao cách ly ngắt điện trước khi sửa chữa hoặc bảo trì.
  • Chú ý loại bỏ các vật thể làm cản trở ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm pin.
  • Thường xuyên lau chùi bề mặt các tấm pin để giữ cho hiệu suất pin là cao nhất.
  • Thay thế tấm pin cần thay thế đúng chủng loại, đeo giày và găng tay bảo hộ khi sửa chữa.
  • định kỳ tối thiểu 1 năm cần siết chặn các bu lông ốc vít, giá đỡ hệ thống pin, kiểm tra tiếp xúc các mối nối hệ thống.

Hình ảnh thực tế lắp đặt pin và giá đỡ trên mái

Xem thêm:

Những điều cần biết trước khi lắp đặt điện mặt trời

Đã đến lúc bạn phải đầu tư điện mặt trời cho gia đình mình

Quy trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời không quá phức tạp, tuy nhiên quá trình thực hiện cần nhiều kinh nghiệm cũng như nắm rõ kiến thức kỹ thuật. Do đó việc lắp đặt điện mặt trời cần phải theo đúng quy trình để đảm bảo độ chính xác và an toàn.

Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt điện năng lượng mặt trời chuẩn kỹ thuật mà chuyên gia của SUNEMIT chia sẻ, mời các bạn cùng tham khảo.

Cách lắp ráp năng lượng mặt trời

Quy trình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đúng cách

Bước 1: Dựng tấm ốp lưng và khung nền của tấm pin mặt trời

Dùng keo hay ốc vít để gắn các tấm bọc khung vào tấm ốp lưng. Phủ đều lên tấm ốp lưng và khung nền 3 lớp sơn chống tia cực tím (nếu như làm bằng gỗ). Sau đó để sơn khô hoàn toàn. Cần đảm bảo rằng khung nền phải vừa khít với tấm ốp lưng.

Bước 2: Gắn các cells với dây chì hàn

– Cần có dây hàn nhỏ, bút hàn, chất trợ hàn để gắn các cell lại với nhau.

– Nối các cell đã được hàn thành 1 chuỗi.

– Đặt những chuỗi cell vào khung là tấm lót và nối chúng lại với nhau.

Bước 3: Ráp khung nền vào ốp lưng và đặt tấm phủ cho tấm pin mặt trời

– Điều chỉnh cho khung nền vừa vặn trong tấm ốp lưng của tấm pin năng lượng mặt trời. Bắt vít khung nền vào ốp lưng sao cho thật cẩn thận.

– Cần có 2 dây dẫn đủ dài để có thể kéo ra phía sau tấm pin mặt trời tới những thiết bị thu nhận năng lượng bên ngoài. Cài đặt một điôt chặn vào dây dẫn ở cực dương, để ngăn chặn việc tự xả năng lượng.

– Kiểm tra lại tấm pin, đảm bảo nó hoạt động một cách tốt nhất trước khi lắp kính cường lực.

– Sau khi thực hiện các bước trên, cuối cùng bọc kín các khe hở giữa tấm ốp lưng, viền khung và lớp bọc ngoài bằng chất hàn silicon để tấm pin mặt trời được bảo vệ hoàn toàn.

Bước 4: Kiểm tra lại tổng quan

– Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Cần phải lắp ráp theo một góc nghiêng và chọn những vị trí thích hợp. Để có thể hấp thụ ánh nắng được tốt nhất cho cả ngày.

– Kiểm tra thật kỹ từng phần, từng hoạt động của tấm pin năng lượng mặt trời để đảm bảo tấm pin hoạt động tốt .

Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời

Sau khi đã lắp đặt xong hệ thống điện năng lượng mặt trời thì điều tiếp theo bạn cần làm là vận hành hệ thống để kiểm tra xem nó đã hoạt động ổn định hay chưa.

1. Khởi động hệ thống

Ta bật công tắc ON để mở hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Sau khi chế độ chờ kết thúc, ta kiểm tra hiện trạng của inverter và đèn hiển thị trên màn hình hiển thị đèn led hiển thị màu xanh lá cây, màn hình hiện công suất đầu ra thì hệ thống hoạt động bình thường.

Đèn led hiển thị đỏ, màn hình báo lỗi thì hệ thống hoạt động gặp sự cố. Cần kiểm tra thông số hệ thống và lỗi được ghi trên màn hình hiển thị (Fault). Nếu chưa khắc phục được, cần báo cho nhà sản xuất để giải quyết.

2. Vận hành hệ thống

Thông thường khi hệ thống đã hoạt động bình thường thì sẽ chuyển đổi tự động theo thời gian. Ta có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào màn hình hiển thị của inverter hoặc app điện thoại được kết nối qua wifi.

Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ hệ thống điện năng lượng mặt trời

1. Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin mặt trời

Tùy vào môi trường từ khu vực, ta có thể kiểm tra hệ thống theo chu kì nhiều hay ít trong năm:

  • Đối với những nơi môi trường hay bám bụi (gần khu công nghiệp, xưởng, khu vực có khí hậu không tốt) cần thường xuyên kiểm tra định kỳ.
  • Đối với những nơi có môi trường trung bình, ít bám bụi: cần kiểm tra từ 3-4 lần/ năm.
  • Đối với những môi trường trong lành, không bám bụi bẩn: cần kiểm tra ít nhất 2 lần/năm.

Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian để vệ sinh hệ thống pin của mình thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ vệ sinh tấm pin mặt trời của SUNEMIT, chúng tôi sẽ thay bạn chăm sóc và vệ sinh những tấm pin nhanh chóng và hiệu quả.

2. Kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vận hành

Sau một thời gian vận hành, có thể dây dẫn và hệ thống chịu ảnh hưởng của môi trường hoặc tác động của con người hay các vấn đề khác, dẫn đến tiếp xúc chưa tốt, cần kiểm tra và khắc phục.

Những lưu ý trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là lựa chọn tiết kiệm cho gia đình về điện năng cũng như chi phí tiêu dùng.Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, có thể chọn lựa một hệ thống điện mặt trời với công suất đáp ứng nhu cầu năng lượng của ngôi nhà.

Trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời bạn cần nắm được một vài lưu ý sau:

  • Tính tổng lượng điện tiêu thụ các thiết bị điện của bạn.
  • Tính công suất thực tế hệ thống pin mặt trời phải cung cấp.
  • Tính toán bộ sạc ắc quy cho hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Tính toán dung lượng ắc quy cho hệ thống pin năng lượng mặt trời.
  • Tính toán thông số bộ biến tần Invertercho hệ thống điện mặt trời.

Quy tắc an toàn khi tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thì đầu tiên bạn cần biết rõ những thông tin về an toàn để giảm nguy cơ gây tổn thất cả về người và tài sản. Dưới đây là những quy tắc khi lắp hệ thống điện mặt trời để đảm bảo hiệu suất cũng như độ an toàn mà bạn cần ghi nhớ:

1. Ngừng hoạt động trong thời tiết xấu

– Phải luôn dừng mọi hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, gió to,… Khi có gió lớn, làm việc trên mái nhà sẽ khiến bị mất thăng bằng hay làm hỏng hệ thống.

– Trong điều kiện thời tiết có mưa lớn hay khí hậu ẩm ướt, trơn trượt với các dụng cụ ướt sẽ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của mọi người khi thực hiện lắp đặt điện mặt trời.

2. Không gây áp lực lên tấm pin

– Không ngồi lên hay dẫm lên chúng để tránh tình trạng sản phẩm bị vỡ và gây thương tích thân thể, sốc điện cho bạn hay làm hư các tấm pin.

– Không thả hay để bất cứ vật gì bên trên hệ thống này để tránh làm trầy xước hay để lại dấu vết trên thiết bị, khiến việc hấp thụ năng lượng mặt trời kém hiệu quả.

3. Đảm bảo chất lượng mái nhà hay khu vực lắp đặt không bị hư hỏng

– Khi lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà bạn cần lưu ý kiểm tra tấm phủ bên trên mái không bị ướt hay mái nhà của bạn không bị hỏng. Điều này không chỉ có ở các mái của công trình đang được xây dựng, mà còn có thể xảy ra với mái nhà quá cũ kỹ.

– Không chỉ tránh cho mái nhà bị hỏng và ướt, bạn cần đảm bảo chúng đủ mạnh để hỗ trợ trọng lượng cho các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt phía trên.

– Không chỉ trên mái nhà, nếu bạn muốn lắp đặt ở không gian khác thì cần nên đảm bảo rằng khu vực bên dưới thiết bị luôn sạch sẽ, thông thoáng và không có vật lạ nào khác.

4. Đảm bảo các biện pháp an toàn

– Sử dụng quần áo bảo hộ cần thiết gồm quần áo làm việc vừa vận, giày chống trượt, găng tay cách điện, mũ bảo hiểm, dây nịt, dây và lưới an toàn, cho phép bạn di chuyển dễ dàng, thoải mái và an toàn.

– Không lắp đặt một mình, luôn luôn có ít nhất một người khác làm việc với bạn, phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp khác.

– Không đeo trang sức bằng kim loại khi làm việc với hệ thống pin năng lượng mặt trời của bạn để tránh gây ra điện giật nguy hiểm.

– Kiểm tra tất cả các công cụ làm việc của bạn để đảm bảo rằng chúng hoạt động an toàn trước khi lắp đặt.

– Cũng không nên lắp đặt ở những khu vực có chất ăn mòn theo tiêu chuẩn ISO phân loại C5 hay những khu vực có các loại khí dễ cháy, để tránh tình trạng cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Trên đây là hướng dẫn quy trình lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đúng cách. Tuy nhiên nếu bạn không phải là người am hiểu về kỹ thuật cũng như để phòng tránh các nguy cơ mất an toàn về cháy nổ và lắp đặt có thể xảy ra thì việc thuê đơn vị lắp điện mặt trời cho gia đình hay doanh nghiệp của mình là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.

SUNEMIT cung cấp là đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt điện mặt trời và dịch vụ vận hành, bảo trì điện mặt trời trọn gói uy tín, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay cần hỏi giá lắp điện năng lượng mặt trời xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Cách lắp ráp năng lượng mặt trời

Nguyễn Hoàng minh

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.